Theo quy định kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư, tổ chức kinh tế phải thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư với cơ quan đăng ký đầu tư. Vậy xử phạt vi phạm hành chính về báo cáo hoạt động đầu tư có nội dung nào?
1. Có bắt buộc phải thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam không?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì chế độ báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam được hiểu là các quy định của pháp luật liên quan đến việc thực hiện cung cấp các tài liệu đến hoạt động đầu tư để chủ thể có thẩm quyền tiến hành quản lý, điều tra, giám sát các khía cạnh trong lĩnh vực này một cách hiệu quả, chính xác.
Quy định về báo cáo hoạt động đầu tư giữ vai trò ý nghĩa quan trọng để hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền tiến hành quản lý, vận hành thực hiện các chính sách trong lĩnh vực đầu tư. Chế độ báo cáo hoạt động đầu tư tồn tại ở hai loại cụ thể đó là chế độ báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam và chế độ báo cáo hoạt động đầu tư ở nước ngoài. Liên quan đến các nội dung về báo cáo dự án đầu tư của doanh nghiệp tại Việt Nam thì tại Điều 72 Luật đầu tư năm 2020 đã liệt kê các đối tượng phải thực hiện chế độ báo cáo bao gồm:
– Bộ cơ quan ngang bộ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan đầu tiên phải thực hiện việc báo cáo hoạt động đầu tư;
– Những cơ quan tiến hành đăng ký đầu tư cũng phải chịu trách nhiệm này;
– Sau cùng, đó là các nhà đầu tư, tổ chức kinh tế tham gia vào các dự án đầu tư theo đúng quy định của Luật đầu tư 2020;
Cũng trong ghi nhận tại điều khoản này thì chế độ báo cáo định kỳ hoạt động đầu tư tại Việt Nam được quy định với các nội dung như:
– Các tổ chức kinh tế khi tham gia vào dự án đầu tư phải có trách nhiệm báo cáo tại cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan thống kê trên địa bàn liên quan đến tình hình thực hiện dự án đầu tư. Chế độ báo cáo này phải đảm bảo các nội dung cơ bản như thể hiện rõ nguồn vốn đầu tư thực hiện, kết quả cuối cùng sau khi đã tham gia đầu tư kinh doanh, những thông tin liên quan về vấn đề lao động, nộp ngân sách nhà nước hoặc để hỗ trợ tốt cho quá trình nghiên cứu phát triển thì đã có sự đầu tư như thế nào; các vấn đề liên quan đến xử lý và bảo vệ môi trường và các chỉ tiêu chuyên ngành theo lĩnh vực hoạt động. Chế độ báo cáo này sẽ được thực hiện theo hàng quý hàng năm;
– Cơ quan đăng ký đầu tư báo cáo Bộ kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải tiến hành báo cáo về tình hình tiếp nhận, cấp,, điều chỉnh hoặc quá trình thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tình hình hoạt động của các dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý của mình. Ngoài ra, các cơ quan này thực hiện được báo cáo đó là hàng quý hàng năm; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trong việc tổng hợp báo cáo Bộ kế hoạch và Đầu tư về tình hình đầu tư trên địa bàn về quản lý hàng quý, hàng năm theo đúng quy định;
– Về vấn đề báo cáo dự án đầu tư, các Bộ, cơ quan ngang Bộ cần có nghĩa vụ trong việc báo cáo tình hình cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc một số các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương khác thuộc phạm vi quản lý của mình (nếu có); đồng thời hoạt động đầu tư liên quan đến phạm vi quản lý của ngành thì cần gửi lên Bộ kế hoạch và Đầu tư để tiến hành tổng hợp tất cả các báo cáo gửi cho Thủ tướng Chính phủ kiểm tra;
– Bộ kế hoạch và Đầu tư là cơ quan có trách nhiệm báo cáo với Thủ tướng Chính phủ tình hình đầu tư trên địa bàn cả nước và cũng phải trình bày bản báo cáo đánh giá về tình hình thực tiễn chế độ báo cáo đầu tư của cơ quan quy định tại Khoản 1 của Điều 72 Luật Đầu tư. Bộ kế hoạch và Đầu tư thực hiện báo cáo là hàng năm;
Báo cáo từ cơ quan, nhà đầu tư và tổ chức kinh tế hoàn toàn có thể lựa chọn một trong hai hình thức đó là bằng văn bản hoặc thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư;
Cho phép được thực hiện báo cáo đột xuất khi nhận được yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tuy nhiên hình thức báo cáo đột xuất chỉ được áp dụng đối với cơ quan nhà đầu tư tổ chức kinh tế được quy định tại Khoản 1 của Điều 72 Luật đầu tư 2020;
– Xét đến trường hợp những dự án đầu tư không nằm trong việc được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhà đầu tư sẽ tiến hành báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư trước khi thực hiện dự án đầu tư này.
2. Xử phạt vi phạm hành chính về báo cáo hoạt động đầu tư:
Các tổ chức các hành vi vi phạm liên quan đến chế độ thông tin báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam sẽ bị áp dụng mức xử phạt vi phạm về chế độ thông tin báo cáo hoạt động đầu tư được quy định tại Điều 15 Nghị định 122/2021/NĐ-CP cụ thể với có mức phạt dưới đây:
– Khi có hành vi vi phạm dưới đây thì mức phạt tiền sẽ áp dụng từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng:
+ Nghĩa vụ về việc lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư là bắt buộc phải diễn ra tuy nhiên việc tuân thủ không đúng thời gian hoặc không đầy đủ nội dung theo đúng quy định thì sẽ bị áp dụng mức phạt tiền này;
+ Đối với trường hợp chống đối trong việc thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ đã được quy định rõ trong quy phạm pháp luật;
– Phạt tiền sẽ tăng lên từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng khi có một trong những hành vi như:
+ Né tránh, không thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư hoặc tiến hành việc báo cáo nhưng bị chậm trễ không đúng thời hạn theo quy định;
+ Nộ dung được cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền về việc báo cáo đầu tư không trung thực, không chính xác trong suốt quá trình hoạt động đầu tư;
+ Thời gian thực hiện gửi hồ sơ thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt văn phòng điều hành trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định chấm dứt hoạt động của văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC nên phải bắt buộc phải tiến hành gửi hồ sơ thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt văn phòng điều hành trong thời hạn này;
+ Khi chấm dứt hoạt động dự án đầu tư nhưng lại không tiến hành thông báo hoặc không gửi quyết định này cho cơ quan đăng ký đầu tư và thời gian thực hiện thủ tục này trong vòng 15 ngày kể từ ngày chấm dứt hoạt động dự án đầu tư Đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 48 Luật Đầu tư.
– Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả có thể kể đến 4 biện pháp khắc phục sau đây:
+ Đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 15 Nghị định 122/2021/NĐ-CP thì biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng là buộc bổ sung các nội dung còn đang thiếu trong trường hợp báo cáo nộp cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc giám sát, đánh giá đầu tư không đầy đủ nội dung;
+ Trong trường hợp vi phạm trong việc không thực hiện chế độ báo cáo, giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ thì sẽ buộc thực hiện chế độ báo cáo, đánh giá đầu tư định kỳ theo đúng quy định;
+ Đối với trường hợp không thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư hoặc báo cáo không đúng thời hạn thì bắt buộc phải thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư trong trường hợp này;
+ Biện pháp khắc phục cuối cùng được áp dụng đó là trong trường hợp nếu có hành vi vi phạm quy định tại điểm c điểm d và điểm đ Khoản 2 của Điều 15 Nghị định này thì bắt buộc phải gửi thông báo hoặc quyết định chấm dứt hoạt động dự án đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư nắm bắt thông tin và quản lý.
3. Quy định về thời gian tiến hành báo cáo, giám sát đánh giá thực hiện đầu tư:
Theo quy định tại Khoản 8 Điều 100 của Nghị định số 29/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về trình tự thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát đánh giá đầu tư yêu cầu các nhà đầu tư sử dụng những nguồn vốn khác lập và gửi cơ quan đăng ký đầu tư và những cơ quan đầu mối thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư của địa phương nơi thực hiện dự án đầu tư các loại báo cáo sau đây:
– Thực hiện báo cáo giám sát đánh giá định kỳ 6 tháng và cả năm;
– Ngoài ra, còn có thể sử dụng báo cáo giám sát đánh giá trước khi điều chỉnh dự án;
– Cuối cùng là báo cáo đánh giá kết thúc (nếu có).
Bên cạnh đó tại khoản 11 của Điều 100 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP thì thời hạn báo cáo giám sát đánh giá đầu tư được thực hiện như sau:
+ Chủ chương trình, chủ đầu tư, nhà đầu tư sẽ tiến hành gửi báo cáo 6 tháng trước ngày 10 tháng 7 của năm báo cáo;
+ Đối với báo cáo năm thì sẽ tiến hành dự báo cáo này trước ngày 10 tháng 2 năm sau;
+ Và khi gửi báo cáo cần diễn ra trước khi trình điều chỉnh chương trình dự án.
Lưu ý: Chế độ báo cáo giám sát đánh giá đầu tư tại cơ quan có thẩm quyền sẽ được thực hiện theo mẫu đính kèm gửi về Sở kế hoạch và Đầu tư theo đúng quy định.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật đầu tư năm 2020;
– Nghị định số 122/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;
– Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư.
Để lại một bình luận