Xem tướng xương cốt đoán định vận mệnh sang hèn giàu nghèo

Xem tướng xương cốt đoán định vận mệnh sang hèn giàu nghèo
0 Shares

Xương cốt tạo lên hình thể con người rất quan trọng trong nhân tướng phần hình tướng. Học cách xem tướng xương cốt không chỉ đoán định sức khỏe còn suy được ra tính cách, đoán vận mệnh giàu nghèo – sang hèn.

Bài này được trích lục từ nhiều sách khác nhau chủ yếu là từ kinh nghiệm tướng thuật cổ Trung Quốc kết hợp với kiến thức bản thân tôi để lý giải, bao hàm rất nhiều những từ ngữ hơi cổ, hàm nghĩa nên không dễ hiểu. Rất mong bạn đọc đọc chậm, suy xét kỹ lưỡng.

Tướng xương cốt – cốt pháp là gì, nên hiểu thế nào?

Người xưa nói: “Xương làm chủ thân thể con người” và “Phép xem xương có thể đoán được sự sang hèn của con người”. Có thể thấy vì người xưa đã rất xem trọng tướng xương.

Về sau Vương Sung – nhà triết học duy vật nổi tiếng thời Đông Hán có viết cuốn sách về tướng xương đưa ra mối quan hệ giữa tướng xương với số mệnh. Từ đó tướng xương được đặt địa vị trong phương pháp nhận xét tướng mạo.

Xương cốt cũng thuộc yếu tố tiên thiên, là bậc sáng thế thông qua bố mẹ truyền cho con. Được thừa hưởng tướng cốt tốt đẹp, chính là có phúc từ đời trước, thêm tu tâm dưỡng tính, không ngừng học tập, rèn luyện thân thể sẽ có được vận mệnh hanh thông, cuộc đời nhiều phúc thọ.

Như vậy, cốt pháp hay thuật xem tướng xương cốt là từ kết cấu, hình dáng, sự kết hợp giữa xương và thịt mà đoán định sức khỏe, tâm tính, khả năng vận mệnh của con người.

Nhân Luân Đại Thống Phú có đoạn:

“Quý tiện cuộc đời con người đều được quyết định bởi cốt pháp. Con người nhận được khí thiên địa tự nhiên, kết thành bào thai, hiển minh hay ngu muội, cao quý hay hạ tiện, tuổi thọ, hung cát của họ đều được quyết định bởi cốt pháp.”

Căn cứ đoán định tướng xương tốt – tướng xương xấu

Theo Nhân Luân Đại Thống Phú:

“Xương là vua, thịt là bề tôi, xương thịt bổ trợ cho nhau thành sang quý. Người có khớp xương nhô lên, cơ thịt bạc nhược có nghĩa là địa vị thấp, cho nên sự bần tiện hay phú quý của một con người đều được quyết định bởi người đó tiếp nhận khí tự nhiên, cho dù là quỷ thần cũng không thể biến đổi, hoặc là thánh hiền cũng không dễ mà thay đổi được.

Tống Tề Khưu đã viết trong sách Ngọc quản chiếu thần cục rằng khớp xương được dùng kim thạch (vàng đá) làm vật tượng trưng, phải thanh cao mà không được thổ lộ, phải tròn trịa mà không thô cứng. Người béo không nên béo tới mức quá nhiều thịt, người gây cũng không nên gây nhơ xương. Xương và thịt phải cân xứng với nhau, thần khí và sắc mặt cũng có sự hỗ trợ hài hòa, đó là tướng sang quý.

Người có khung xương phát triển không đầy đủ, không phải là yểu mệnh thì cũng là bần cùng. Bên trái gọi là Nhật giác, bên phải gọi là Nguyệt giác, có đầu xương quan đến nhô lên gọi là xương kim thành, người có tướng xương này có thể làm hàng công khanh.

Trên Ấn đường có xương gồ lên, hướng lên tới Thiên đình, đó gọi là xương thiên trụ. Từ Thiên đình có xương gồ lên tương thông tới đỉnh đầu, đó gọi là xương phục tê. Người có những hình xương này đều có thể làm quan hàng tam công.

Tuy nhiên, người có những hình xương như vậy cũng phải có ngoại hình tương xứng, cân đối với các bộ vị trên cơ thể, nếu không thì dù có phúc có thọ nhưng chẳng thể hiển quý.

Xương gò má hiển lộ kéo dài cho tới sát tại được gọi là xương ngọc lương, là người trường thọ.

Đoạn xương từ cánh tay tới khuỷu tay gọi là long cốt, tượng trưng cho vua của một nước, phải dài mà to; từ khuỷu tay tới cổ tay gọi là hổ cốt, tượng trưng cho bề tôi, phải ngắn mà nhỏ.

Về mặt tổng thể, khung xương phải cao mà phát triển thanh thoát, tròn trịa mà vững chắc, thẳng mà kích thước phù hợp, chắc chắn mà không thô lậu, những yếu tố này đều là tướng cách của sự vững chắc chân thực. ”

Xem thêm  Những nét quý tướng và hung tướng của phụ nữ

Như vậy: Nhận xét về tướng mạo cho rằng giữa xương với thịt, xương là vua còn thịt là quan đại thần, xương là trụ cột của thân thể nhưng xương phải tương xứng với thịt. Nếu xương chìm, thô trệ mà thịt lại dậy thì ô trọc. Nếu xương nhẹ mà không ngang không lộ, tương xứng với thịt là tướng thiện.

Xương và thịt thư vua và quan bổ trợ cho nhau. Xương chắc tất nhiên giàu có, lương thực đầy đủ. Xương và thịt không tương khắc nhau, gân cốt tốt là tướng quý. Xương là cái trường cột cả một đời, hoặc giàu sang, hoặc nghèo hèn, hoặc phúc lộc, hoặc tai họa hung dữ… tất cả đều bắt nguồn từ tướng xương.

Ở góc độ âm dương, xương là dương, thịt là âm, dương không nhiều mà âm không quá ít. Nếu như âm dương cốt nhục cân bằng thì lúc trẻ không sang về cuối đời cũng giàu có, người mà sang thì xương nhỏ tròn dài lại có mùi thơm. Tướng xương mà âm dương không hòa hợp gọi là tướng thiện một bên, không có lợi cho mệnh lộc.

Xương đẹp phải không ngang, không tròn, không thô; người gầy mà không lộ xương, xương và thịt phối hợp và hỗ trợ nhau. Xương nằm dưới thịt, thịt dựa vào xương mà sinh ra, mối quan hệ này như âm với dương.

Xương giống như núi đá đẹp mà không rộng tròn, không thô thì có nhiều lộc. Người gầy thiếu thịt mà xương lộ thì tương lai nhiều khó khăn ít phúc. Nói tóm lại, xương không nhẹ, lộ, lạnh, mỏng, mà đều, tròn là tốt.

Đốt xương là Tượng kim thạch, nên cao mà không nên ngang, nên tròn mà không nên thô.

Người ốm không nên lộ xương, vì thịt chẳng phụ xương mà xương lộ ra, tức là người nhiều hoạn nạn, có tai vạ. Người béo không nên lộ thịt, vì người trầm trễ thì không nên đầy, đây thì khó vận động, tức là tướng người đoản mệnh.

Xương với thịt phải tương xứng nhau, khí với huyết phải ứng nhau, người xương lạnh mà thịt co, chẳng nghèo thì yểu. Phía tả Nhật giác, phía hữu Nguyệt giác (hai bên trán, có xương khởi thẳng lên là xương Kim thành), là tướng quan tới công khanh.

Ấn đường có xương lên tới Thiên đình, gọi là xương Thiên tính, do Thiên đình suốt lên chỏm đầu, gọi là xương Phục tê, cũng là tướng làm quan. Song dầu có xương đó cũng còn phải có sắc da cho xứng nhau thì mới thành được khí độ, chứ nếu vị chắng xứng, thì dẫu giàu sang cũng không được lâu bền.

Trên mặt có xương nhô cao lên, tên là xương gò má (Quyền cốt), chủ về quyền thế, xương gò má liền nhau vào tai, tên là xương Ngọc lương, chủ về thọ khảo.

Từ cánh tay (trên vai) tới nách là Long cốt, nên dài mà lớn, từ nách tới sườn là Hổ cốt, nên ngắn mà nhỏ. Xương nên cao mà thư, tròn mà cứng, thẳng mà ứng nhau, đốt xương thịt mà chẳng thô, đều là tướng tốt.

Nếu được xương thịt đều nhau, tuổi nhỏ chẳng sang thì cả đời cũng giàu. Xương vót lên là tướng chết yểu, xương lộ ra là tướng không thành đạt.

Xương mềm yếu là tướng Thọ mà không vui. Thịt xương rắn cứng, thọ mà chẳng vui.

Xương ngang là tướng xấu.

Xương nhẹ là tướng nghèo hèn.

Xương tục (thô, xấu) là tướng nhu nhược.

Xương lạnh là tướng bần hàn.

Xương tròn là tướng có phúc.

Xương hình Mộc (dài thon) là tướng nhiều sự cùng ách.

Xương hình Thuỷ (tròn kiểu giọt nước) hai đầu nhọn giàu sang.

Xương hình Hoả (biến thiên, chủ nhọn) hai đầu thô, không có đức mà hèn tôi mọi (đầy tớ).

Xương hình Thổ (vuông vức, chắc chắn) lớn mà da thô và dày, con nhiều là lại giàu.

Người có xương mọc quanh góc đầu là tướng tuổi già được hưởng phúc lộc.

Các xương quan trọng trên mặt khi xem tướng cốt

Trong tướng xương, quan trọng nhất là tướng xương đầu. Xem tướng xương trước hết cần sờ vào đầu, trán, Lưỡng quyền – xương hai gò má, xương sau ót. Xương đầu giống như hình của trời thống lĩnh các bộ phận trong cơ thể, đứng đầu các loại xương; đầu thẳng mà đẹp, luôn ngẩng cao là tướng quý, dài mà vuông là tướng tốt.

Xem thêm  Tướng đàn ông nghèo hèn, bất tài, cả đời khổ cực có đặc điểm gì

Xương Ngọc chẩm: Nằm phía sau đầu càng nổi rõ càng tốt.

Xương Nhật giác: Là xương nằm hai bên trái của mày. Các chuyên gia cho rằng người có xương nhật giác thì đại quý. Người có xương long tê nhật giác thì có tướng làm vua. Sách Tướng thư có viết: “Trán có long tê liền với tóc trên đầu lại có Nhật giác và Nguyệt giác sẽ làm vua thiên hạ”. Sách Hậu Hán thư có viết: “Thân cao 7 thước 3 tấc, lông mày đẹp, miệng rộng có Nhật giác là tướng đế vương”.

Xương Nguyệt giác: Là xương nằm bên phải của mày, đối xứng với xương Nhật giác nằm bên trái. Các chuyên gia cho rằng người có hai xương Nhật giác và Nguyệt giác nhô cao lên thì trước 30 tuổi đã được đắc chí như ý.

Xương Phục tê: Là xương mũi kéo thẳng lên đỉnh đầu. Các sách tướng cho rằng người có xương Phục tê sẽ làm quan đại thần, phú quý suốt đời. Xương Phục tê từ Ấn đường đến Thiên trung nếu ẩn những phát sẽ làm đến quan đại thần. Nếu xương Phục tê kéo dài là một loại tướng đại quý rất hiếm có

Xương Lưỡng quyền: Nằm ở hai bên mặt, gồm Đông nhạc và Tây nhạc, cả hai được gọi là “nhân phủ”. Lưỡng quyền phải đối xứng nhau, không nhỏ lên hoặc lõm xuống, cũng không kéo dài đến mai tóc mới là tướng phúc và quý. Nếu nhô cao là tướng xấu, nửa cuộc đời gặp điều có hại. Người có xương Lưỡng quyền vừa phải không nhô xương là tướng tốt, có quyền thế.

Xương Dịch mã: Xương Lưỡng quyền kéo dài đến tóc mai nhô lên gọi là Dịch mã, Long linh cốt (xương rồng và chiếm lĩnh). Các sách tướng cho rằng, xương Dịch mã có ánh sáng vàng thì được người thương yêu thông cảm. Dịch mã ở bên cạnh cuối mày có sắc đỏ vàng thì khỏe mạnh, được hưởng phúc lộc. Nói chung, là xương Dịch mã phát triển đều đặn không lộ thì thành sự nghiệp lớn.

Xương Tướng quân: Là xương Lưỡng quyền nhô lên hai bên tai, còn gọi là xương Phượng vỹ (đuôi con chim phượng). Người có tướng xương này nên vào quân đội có thể làm quan võ.

Xương Long cung: Xương quanh mắt tròn gọi là xương Long cung. Nếu xương này thịt đầy đủ, thần mặt như có điện có thể trở thành anh hùng hào kiệt.

Xương Cự ngao: Xương nhô cao hai bên cạnh hai tại ví như kim mã ngọc đường. Những người có tướng xương như thế sẽ được hưởng vinh hoa phú quý.

Xương Long giác: Nằm trên mày, ngang từ trái sang phải, còn có tên là xương Phụ giác. Người có tướng xương này cũng làm quan có chức vị.

Những loại xương kể trên còn có nhiều cách gọi khác nhau như:

  • Từ mũi đến Thiên trung gọi là Thiên tê hoặc từ trán đến Thiên trung gọi là Phục tê;
  • Nhật giác, Nguyệt giác gọi là xương Phụ mẫu;
  • Hổ giác là xương Long hổ; nằm giữa gò má là xương Tiên kiều;
  • Từ Thiên trung phân ra hai bên tả và hữu gò Sơn lâm gọi là xương Kim tuyến ngọc sơn;
  • Giữa đỉnh có xương nhỏ gọi là xương Ngọc hoàn;
  • Giữa đỉnh có xương tròn gọi là xương Viên quang; tai sau có xương Thọ tinh;
  • Gò Sơn lâm có xương Mộ; chính giữa đỉnh có Thần hưu;
  • Xương gấp khúc gọi là xương Văn khúc;
  • Nếu xương đều nhau gọi là xương Phẩm tự;cơ ban
  • Tròn cả gọi là xương Kim cốt, trơ trụi và lộ gọi là xương Mộc tiết.
  • Dáng như mặt trăng gọi là xương Kim thủy, bên cạnh gọi là xương Kim thành, giữa mặt có xương Thiên trụ…
  • Lưỡng quyền kéo đến tai gọi là xương Ngọc lương;
  • Lưỡng quyền sát mép gọi là xương Dịch mã ngoại trì;
  • Lưỡng quyền cao gọi là xương Phú sai;
  • Xương Tiên kiêu kim khuyết còn có tên là xương Chu tiên;
  • Xương Sơn lâm còn có tên là xương Ẩn phàm.

Cách xem tướng xương đầu phía sau, xương gáy

Trong thực tế xem tướng không thể quan sát tỉ mỉ tất cả xương đầu trừ khi tự tay sờ, cảm nhận. Điều kiện cần là chúng ta cần phải có đủ kiến thức về kết cấu xương để có thể hình dung, phỏng đoán. Tuy nhiên có thể xem được các loại xương chính.

Xương gáy mà tốt thì phúc thọ phú quý, trước là trán sau là gáy, trước là Tinh đường sau là Ngọc chẩm. Xương gáy như núi đá có ngọc, như sông biển có hạt châu thì cả đời vinh hiển. Thậm chí có người còn cho rằng xương gáy có thể quyết định tướng mệnh của con người.

Sách tham khảo: Nhân Luân Đại Thống Phú, Thần Tướng Toàn Biên, Nhân Tướng Học Toàn Thư.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *