Xem ngày cất nóc, Xem ngày đổ trần lợp mái theo tuổi

Xem ngày cất nóc, Xem ngày đổ trần lợp mái theo tuổi
0 Shares

Xem ngày cất nóc nhà, Chọn ngày tốt đổ mái nhà (nhiều nơi còn gọi là ngày thượng lương nhà) là việc hết sức quan trọng không thể bỏ qua. Nóc đối với nhà rất quan trọng, không có nóc không thành nhà. Nóc bảo vệ cho ngôi nhà dùng làm hình ảnh ví von như người cha che chở cho con. Nóc nhà quan trọng như vậy nên khi xây nhà cần làm lễ cất nóc hay còn gọi là lễ thượng lương nhà. Ngày này, nhà tầng thường coi cất nóc là đổ mái tầng cao nhất. Thượng lương những ngày tốt cất nhà dâng đường: Lễ thượng lương nhà (gác đòn dông hay còn gọi là lễ cất nóc ): Lễ này được coi là quan trọng nhất không thể bỏ qua.

Việc xây nhà, làm nhà là việc hệ trọng của cả đời người quả chẳng sai. Ví như câu thơ: “Xây nhà Kim Lâu chẳng chết trâu cũng chết người”. Việc xây nhà quan trọng là thế mà những việc liên quan như động thổ, đổ móng, xem ngày cất nóc lợp mái thượng lương nhà, ngày đổ bê tông sàn nhà, ngày gác đòn dông,… cũng quan trọng chẳng kém đâu. Chớ nên coi thường xem nhẹ để rồi vận hạn kéo mãi về sau. Muốn xem ngày đổ mái nhà theo tuổi, đô trần nhà, lợp nóc mái nhà, ngày làm các loại nóc mái, kiểu trần nhà để che mưa nắng nên chọn những ngày tốt, tránh ngày xấu. Để xem chi tiết cụ thể xem ngày tốt đổ mái nhà, chọn được ngày đẹp cất nóc, làm lễ thương lượng hợp tuổi hợp ngày mời quý khách tra cứu phần mềm “Xem ngày đổ mái nhà” của chúng tôi dưới đây.

Lưu ý: Sau khi xem ngày đổ mái cho mình, bạn cần phải xem ngày nhập trạch hợp tuổi của mình. Điều này sẽ giúp cho tất cả công đoạn làm nhà, sửa nhà được xuyên suốt, liền mạch và luôn có kế hoạch sẵn sàng cho mọi việc.

Nguồn gốc xem ngày đổ trần theo Bát Tự

Nói về Bát Tự: Bộ môn này được hình thành từ năm 618 đến 907 (thời Đường) tại Trung Hoa, theo tương truyền là của cụ Lạc Lộc sáng tạo ra nhưng chỉ mới dùng 3 trụ ngày tháng năm sinh, sau đó từ năm 907 tới 960 thì được Cư sĩ Từ Cư Dịch (tự là Tử Bình) thêm 1 trụ giờ gọi là Tứ Trụ hay Bát Tự và dùng tới nay.

Nói về thuật trợ mệnh cải vận: Sau khi xem Bát tự chúng ta sẽ biết mệnh cục của mình vượng suy cường nhược ngũ hành nào. Từ đó có thể biết may rủi, phúc họa của bản thân trong hiện tại, tương lai và quá khứ. Chính vì chúng ta nắm được nguyên nhân, lý do tại sao lại sinh ra tốt và xấu, từ đó tìm cách xử lý sao cho mệnh cục có sự cân bằng để phát triển, đó gọi là Thuật trợ mệnh cải vận. Cụ thể trong mục này có khía cạnh dùng Ngũ hành để xem ngày đổ trần hợp cho bản mệnh.

Xem thêm  Ngày hoàng đạo là gì? Cách tính và xem ngày hoàng đạo chính xác

Vì sao cần chọn ngày đẹp đổ trần

Sau khi đã biết mệnh cục mình vượng, suy, cường, nhược ngũ hành nào rồi, thì sẽ bổ sung một ngũ hành tương xứng để lấy lại sự cân bằng cho mệnh. Từ đó giúp mệnh cục chọn được ngày đổ trần phù hợp với mệnh cục, giúp bản mệnh có một cuộc sống hạnh phúc, viên mãn, gia đạo hòa thuận êm ấm.

Nguyên lý hoạt động của công cụ xem ngày đổ trần

  • Sự tương tác của âm dương: xét thuộc tính âm dương của các thiên can, địa chi trong 4 trụ giờ, ngày tháng năm sinh. Để biết mức độ thuần âm hay thuần dương, hoặc âm dương cân bằng. Từ đó, đưa ra cách xử lý để giúp mệnh hài hòa.
  • Sự tương tác ngũ hành: Xét thuộc tính ngũ hành ở 8 thiên can, địa chi của 4 trụ giờ ngày tháng năm sinh qua sự sinh, trợ, khắc, tiết, hao. Để biết được mức độ tốt xấu, từ đó suy ra họa phúc của một đời người. Nếu đã tốt thì tu dưỡng, gìn giữ, phát huy để tốt hơn. Còn đang xấu thì cần khắc phục, trợ mệnh cải vận, bổ khuyết…
  • Dựa vào sự tương tác của Thập thần, vòng trường sinh, thần sát để biết sự vượng suy cường nhược, tốt xấu của mệnh cục. Từ đó tìm ngày đổ trần, cất nóc thuộc Dụng, Hỷ, Tài thần để giúp mệnh cục cân bằng, tránh hung đón cát, may mắn hơn trong công việc.
  • Dựa vào giờ ngày tháng sinh, để luận về về tính cách cơ bản: Giúp thấu hiểu bản thân mình hơn, biết được ưu nhược điểm của mình, về tính cách và tư duy. Sau đó cải biến để phát huy thế mạnh của bản thân, khắc chế nhược điểm…

Tổng quan: Dựa vào ngũ hành, âm dương, sự tương tác tốt xấu của 8 thiên can địa chi trong 4 trụ giờ ngày tháng năm sinh, để tính vượng nhược ngũ hành của mệnh cục, và tìm ra Dụng, Hỷ thần sau đó chọn ngày đổ trần, lợp mái phù hợp với mệnh cục của mình.

Cách sử dụng công cụ xem ngày đổ trần

  • Chọn mục “Xem ngày đổ trần’’.
  • Điền đầy đủ thông tin về: Ngày, Tháng, Năm sinh, Giờ sinh, Phút sinh, Ngày cần xem, Giới tính.
  • Sau đó bấm “XEM” và vui lòng chờ kết quả trong khoảng 1 phút.
  • Sau khi có bản luận giải quý anh/chị kéo xuống xem nội dung của các mục xét hung cát, và xem đánh giá theo mức điểm từ 1 tới 10.

Những điều bạn nên biết về cất nóc nhà

Đây là lễ nghi được du nhập từ các nước châu Âu và đã được tiến hành ở nước ta từ rất lâu. Ngoài tên gọi là cất nóc thì ông bà ta còn gọi đây là lễ Thượng Lương (“Thượng” có nghĩa là Trên còn “Lương” có nghĩa là Xà nhà trong tiếng Hán).

Xem thêm  Xem ngày tốt ký hợp đồng cho mọi việc suôn sẻ, may mắn

Ý nghĩa của việc cất nóc nhà:

✓ Đối với những công trình nhà ở nhỏ: Gia chủ sẽ tiến hành nghi lễ này để mong muốn nhà xây dựng yên ổn, mọi thứ đều tốt, cả nhà sống và làm ăn ổn định.

✓ Đối với các dự án, công trình xây dựng: Cất nóc đóng vai trò quan trọng với chủ đầu tư, cổ đông và khách hàng.  Sau khi hoàn thành phần thô, tiến hành đổ mái mọi người sẽ tham gia và buổi lễ này để cùng thể hiện thành ý, đồng thời đây cũng là dịp để các bên thể hiện được uy tín, chất lượng công trình của mình.

Tùy vào công trình lớn nhỏ mà lễ cất nóc nhà sẽ được chuẩn bị khác nhau, tuy nhiên cơ bản cần có những thứ sau:

✓ Chuẩn bị 1 con gà, 1 đĩa xôi, 1 bát nước, 1 đĩa muối, 1 bát gạo.

✓ Chuẩn bị 1 bộ đinh vàng hoa, 5 lễ giấy vàng tiền.

✓ Chuẩn bị 1 bộ quần áo Quan Thần Linh đầy đủ gồm có: Quần áo đỏ, mũ đỏ, hia đỏ và  kiếm màu trắng.

✓ Chuẩn bị rượu trắng, thuốc lá và chè khô.

✓ Chuẩn bị 5 oản đỏ mà lễ người ra hay cúng.

✓ Chuẩn bị 5 quả cau, 5 lá trầu, mâm ngũ quả.

✓ Chuẩn bị 9 bông hồng đỏ.

Ngoài ra tùy thuộc vào độ cầu kỳ của gia chủ, phong tục vùng miền, độ lớn công trình… để thêm những thức cần thiết cho lễ cất nóc nhà diễn ra tốt đẹp. 

Cuối cùng khi đã chuẩn bị đầy đủ thì tiến hành khấn theo bài lễ đã có sẵn, với những mong muốn của gia chủ. Thông thường những bài khấn này sẽ được thầy cúng chuẩn bị. 

Những điều lưu ý khi tiến hành lễ cất nóc nhà

✓ Chọn ngày tốt, giờ tốt để tiến hành lễ cất nóc nhà, điều này từ xưa đã luôn được nêu cao trong quan niệm của người Việt.

✓ Chuẩn bị đầy đủ những thứ cần thiết ở trên.  

✓ Phải thành tâm thì mới mang lại hiệu quả cao nhất, ông bà ta luôn tâm niệm phàm là việc gì cầu xin sự may mắn, phù hộ thì trước hết cần phát xuất phát từ tâm. Phải thành tâm thực sự đừng nên làm qua loa đại khái sẽ không đem lại hiệu quả. 

✓ Không khí diễn ra buổi lễ cần phải trang trọng, trang nghiêm thể hiện được mong muốn, sự thành tâm mà bạn cần mang tới.

✓ Nên mời những người hợp tuổi, hợp mệnh tham gia để cầu may mắn cho gia chủ, tránh những tinh khắc trong quan niệm dân gian.

✓ Ngoài ra nếu chọn đơn vị tổ chức cất nóc nhà thì bạn nên lựa chọn những nơi uy tín, làm việc chuyên nghiệp để chắc chắn rằng buổi lễ sẽ diễn ra một cách tốt đẹp nhất.

Với những chia sẻ kiến thức về khái niệm cất nóc nhà là gì? Ý nghĩa và những điều cần lưu ý, chuẩn bị cho nghi lễ cất nóc nhà từ Xây dựng Hòa Bình đã cho bạn đọc những thông tin cần thiết, hữu ích nhất. 

Bạn đang có ý định xây nhà, làm công trình, dự án, liên hệ ngay Xây dựng Hòa Bình để được tư vấn và hỗ trợ nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *