Với nhân viên quá tự tin

Với nhân viên quá tự tin
0 Shares


Luôn thẳng thắn về những điều họ nghĩ, muốn biết rõ lý do những công việc họ được giao và hơn hết, trước mắt họ, bạn có là người lãnh đạo đi chăng nữa, họ vẫn luôn nắm lấy quyền tự chủ riêng mình.

Với các chuyên gia tuyển dụng, tự tin luôn là một trong những yếu tố hàng đầu làm tiêu chí để chọn lựa nhân viên trong tương lai cho các công ty. Nhân viên tự tin chắc chắn không thể thiếu năng lực chuyên môn, ngoài ra họ còn thừa nhiều khả năng cần thiết cho công việc mà tự bản thân các ứng viên đó có thể khẳng định được bất cứ lúc nào.

Một nhân viên tự tin thường rất năng động, hoạt bát và có khả năng giao tiếp tốt, luôn biết hoàn thành công việc vượt hạn mức đặt ra để chứng minh bản thân và “đánh bóng” tên tuổi trong môi trường làm việc. Họ tự hào về bản thân khi làm tốt việc gì và luôn muốn mình nổi bật giữa đám đông, ít nhất là với các đồng nghiệp. Thế nhưng, tự tin thái quá cũng có mặt trái của nó, nhất là trong môi trường làm việc nhóm. Một nhân viên quá tự tin có thể làm ảnh hưởng đến năng suất công việc của cả nhóm.

Cầm tấm bằng tốt nghiệp đại học loại ưu trên tay, mới là sinh viên ra trường nhưng Hằng đã có hai năm kinh nghiệm làm việc cho một công ty xuất nhập khẩu hàng đầu tại Việt Nam. Kiến thức, kinh nghiệm và khả năng ăn nói lưu loát hai ngoại ngữ Anh, Trung, Hằng tự cảm thấy mình chẳng còn chút lo lắng nào về sự nghiệp tương lai cả. Do đó, trước mắt các nhà tuyển dụng, Hằng chưa bao giờ có một chút lo sợ. Cô thẳng thắn, tự tin và biết cách thuyết phục người khác vào năng lực của mình. Tất nhiên, chẳng có công ty nào nỡ từ chối một ứng viên có hồ sơ thuộc hàng topten như Hằng.

Xem thêm  "Rớt" phỏng vấn xin việc - vì sao?

Công việc của Hằng là giao tiếp, gặp gỡ các đối tác nước ngoài để kiếm hợp đồng cho công ty. Vóc người nhỏ bé nhưng các vị khách nước ngoài đến công ty ai cũng phải ấn tượng với cô nhân viên luôn toát lên phong thái tự tin, hoạt bát, nhanh nhẹn. Những hợp đồng do chính tay Hằng đưa về cho công ty ngày một nhiều hơn. Hằng trở thành tấm gương cho các nhân viên trong công ty. Cô thăng tiến nhanh chóng và trở thành một trụ cột của công ty hiện nay.

Có năng lực lãnh đạo, có chuyên môn vững chắc, Tuấn hăng hái nộp hồ sơ cho các công ty tên tuổi với mức lương yêu cầu cao ngất ngưỡng. Trong khi bạn bè e ngại sinh viên mới ra trường, ít kinh nghiệm chỉ dám rải thảm hồ sơ cho các công ty ít tiếng tăm hơn và chấp nhận mức lương theo kiểu “bóc lột” thì Tuấn chiễm chệ vào vị trí nhân viên cao cấp cho một hãng kinh doanh lớn.

Thế nhưng, vì quá tự tin vào bản thân, Tuấn không chấp nhận cảnh làm cấp dưới cho người khác chỉ bảo, không ít lần Tuấn cãi lại ý sếp một cách không khoan nhượng. Tất nhiên, chẳng có vị sếp nào chấp nhận nổi một nhân viên luôn xem bản thân mình là số một. Tuấn bị sa thải.

Sự tự tin được hiểu là chìa khoá đầu tiên để một nhân viên bước vào môi trường công việc với những thách thức và thành công cần chinh phục, là bước đầu tiên để họ “vượt qua chính mình”. Đánh giá đúng bản thân mình là một cách thể hiện sự tự tin. Thế nhưng, cái gì cũng phải có giới hạn của nó. Thể hiện tự tin thái quá cũng đồng nghĩa với tự kiêu, tự mãn. Một nhân viên như thế không bao giờ có thể trụ vững trong công sở và tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với lãnh đạo cũng như đồng nghiệp.

Xem thêm  9 câu nói hay của những nhân vật kiệt xuất

Đối với lãnh đạo, sẽ là thành công nếu tạo dựng được xung quanh mình một đội ngũ nhân viên tự tin. Sếp cần phải mạnh dạn giao trách nhiệm cho nhân viên để nâng dần trách nhiệm, có hình thức khen thưởng công khai, thể hiện bản thân là một người đáng tin cậy. Quản lý nhân viên là cả một nghệ thuật. Quản lý những nhân viên tự tin cần những nhà lãnh đạo tài ba và khôn khéo trong bài toán dùng người.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *