Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại Đọc Ngẫm :
- Việc làm phổ thông Đà Nẵng
- Tuyển nhân viên bán quần áo tại Hà Nội
- Tìm việc làm part time tại Hà Nội
Mặc dù đều dựa trên một mẫu số chung, song không phải mọi CV xin việc đều giống nhau. Và đương nhiên, bao giờ cũng có một sự khác nhau căn bản giữa một hồ sơ xin việc đơn thuần và một hồ sơ ứng tuyển vào vị trí quản lý hay điều hành. Vậy sự khác nhau đó là gì và làm thế nào để tạo ra được một CV ứng tuyển vào vị trí điều hành gây ấn tượng tốt nhất với nhà tuyển dụng.
CV “thường” khác gì CV “sếp”?
Trước hết, thông thường, một CV được làm theo kiểu “liệt kê thành tích” thường là kiểu kinh điển, là điểm mấu chốt của một CV xin việc đơn thuần. Đó có thể là những thông tin chỉ ra rằng tôi đã có nhiều sáng kiến tiết kiệm cho công ty cũ bao nhiêu tiền như thế nào, thu nhập của tôi tăng trưởng ra sao, tôi đã đề xuất ý tưởng và thực hiện một dự án tốt đến mức nào…
Trong khi đó, một CV cho người ở vị trí quản lý điều hành lại có điểm khác căn bản. Thay vì chỉ tập trung vào những thành tích mà mình có được, ứng viên còn phải “bóng gió” cho nhà tuyển dụng thấy qua CV về năng lực điều hành để đưa tới lợi nhuận đó và khả năng định hướng (cùng với nhiều kỹ năng mềm khác) đã đưa ứng viên tới thành công. Đương nhiên trong đó cũng nhấn mạnh tới khả năng tổ chức của ứng viên.
Tất nhiên, sẽ là đòi hỏi khó cho bạn để bạn có thể chứng minh được lợi thế cạnh tranh của mình trên giấy tờ, để chỉ ra cho nhà tuyển dụng bạn là ai? bạn có năng lực thế nào? bạn đại diện cho cái gì? hay bạn có thể gây ảnh hưởng thế nào với tổ chức. Tuy nhiên, ở cương vị nhà tuyển dụng, họ cần biết bạn có đáp ứng được yêu cầu của họ không. Do đó, trong một CV ứng tuyển vị trí điều hành, liệt kê những thành tựu mà ứng viên đạt được không bao giờ được coi là đủ.
Các vị sếp tương lai bao giờ cũng mong muốn được nhìn thấy rõ hơn về bạn, ở cương vị quản lý trong công ty của họ. Vì thế, tốt nhất là ngoài việc tạo một CV thay lời giới thiệu một cách hoàn chỉnh về năng lực, bạn phải tổng hợp các kỹ năng và thành tựu đạt được nhưng dưới góc độ cho nhà tuyển dụng thấy những ý niệm nhất định về khả năng gây ảnh hưởng với người khác của bạn.
Những thông tin này nhất thiết phải được viết ngắn gọn xúc tích và thuyết phục, bởi có như thế, nó mới có thể trở thành công cụ marketing bản thân quan trọng nhất của bạn được.
CV “sếp” không “dàn hàng ngang mà tiến” các kỹ năng, thành tựu mà bạn có…
Nhà tuyển dụng cần kỹ năng gì ở người nắm vị trí điều hành?
Bao giờ cũng vậy, những thành tựu trong kinh doanh, tài chính và một bộ máy lãnh đạo tốt cũng là những yếu tố sống còn của một công ty. Chính vì thế nếu ứng viên sở hữu một trong những kỹ năng mềm sau đây – những kỹ năng mềm cho thấy họ có năng lực thúc đẩy sự lớn mạnh không ngừng của công ty – khả năng nhận được những cuộc điện thoại hẹn phỏng vấn là rất cao:
– Tầm nhìn xa trông rộng: Một người giàu ý tưởng, có tầm nhìn xa trông rộng sẽ luôn là thách thức với cách làm việc cũ kỹ truyền thống và cũng là người sẵn sàng đảm đương những nhiệm vụ khó khăn nhất, mạo hiểm nhất.
– Có khả năng hoạch định chiến lược, hành động khôn ngoan và có khả năng thúc đẩy người khác – đó là tố chất của người lãnh đạo.
– Tác phong chuyên nghiệp: Người ở vị trí điều hành phải là người hiểu được giá trị của sự trung thực, có trách nhiệm và chữ Tín trong môi trường kinh doanh.
– Uy tín: Sự khôn khéo trong việc thu hút người nghe, luôn nhận được sự kính trọng của người khác trong mỗi lần hiện diện và khả năng bẩm sinh trong việ thu hút người đối diện – đó là những tố chất rất cần có trong người nắm giữ vị trí điều hành.
– Bình tĩnh: Ở vị trí quản lý, người có thể nhìn thấy trước được những thách thức trong công việc và có chiến lược vượt qua nó, một cách bình tĩnh, sẽ là một người dễ có được thành công.
– Sử dụng hiệu quả nguồn lực bên trong
– Phong cách giao tiếp linh hoạt: Kỹ năng này nhấn mạnh tới khả năng nhận định các tình huống xảy ra trong công việc và khả năng phản ứng lại với những tình huống đó, một cách phù hợp.
Nên nhớ, không giống những vị trí công việc thông thường, vị trí quản lý, điều hành thường bao giờ cũng có hạn và bao giờ cũng có những đòi hỏi cao. Vì thế, nếu không tự tạo ra một CV ấn tượng, bạn sẽ tự tay đánh trượt mình khỏi vị trí mà đáng ra bạn được hưởng.
Để lại một bình luận