Vì sao tôi đổi chỗ làm?

Vì sao tôi đổi chỗ làm?
0 Shares

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại Đọc Ngẫm :

  • Tìm việc làm kế toán tại Hà Nội
  • Tuyển dụng kỹ sư xây dựng Đà Nẵng
  • Tìm việc làm ở Hải Phòng

Khi chuyển sang chỗ làm mới như việc làm tại Hà Nội, việc làm Lào Cai, việc làm Hạ Long,…, chắc chắn bạn phải có nhiều lý do để rời bỏ công việc cũ: không đáp ứng được chuyên môn, môi trường không thể thích nghi, “chê” lương thấp, công ty giải thể… thậm chí bạn bị sa thải.

Với những lý do mang tính tiêu cực, bạn phải biết cách giải thích hợp lý với nhà tuyển dụng để làm họ hài lòng về mình.

Chuyện của người bị sa thải
Ngọc Hiển là trưởng phòng kinh doanh tại một công ty xuất nhập khẩu có thương hiệu khá uy tín trên thương trường. Anh là người năng nổ, chuyên môn cao và rất có trách nhiệm với công việc, được mọi người tin yêu và kính nể. Tuy nhiên, do sơ suất, anh đã để mất một số hợp đồng quan trọng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín cũng như doanh thu của công ty. Không còn lựa chọn nào khác, Giám đốc điều hành phải ra quyết định sa thải anh theo quy định.

Ngay khi ra khỏi công ty, anh được một tập đoàn đa quốc gia mời phỏng vấn. Nhìn vào C.V của anh, nhà tuyển dụng không khỏi thắc mắc: “Vì sao anh rời bỏ công ty này với những thành quả rất ấn tượng?”. Do đã chuẩn bị từ trước, Hiển từ tốn giải thích: “Với tôi, đây thật sự là một tai nạn chứ không phải vấn đề đạo đức nghề nghiệp. Do sơ suất, tôi đã để mất một số hợp đồng của công ty. Tôi đã giải quyết mọi hậu quả, hàn gắn mọi tổn thất cũng như các mối quan hệ với đối tác cho công ty cũ nhưng theo quy định, tôi vẫn bị đình chỉ công tác. Từ bài học này, tôi đã rút ra cho mình rất nhiều kinh nghiệm quý báu, nhất là vấn đề quản lý công việc hiệu quả nhất. Tôi tin rằng những sai lầm trong quá khứ sẽ không bao giờ lặp lại nữa”.

Cách lý giải của Ngọc Hiển đã để lại ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Trên lý thuyết, nếu đã từng bị sa thải, bạn không nên nói với các nhà tuyển dụng lý do bạn rời bỏ công việc trước (nếu họ không hỏi). Nếu có, bạn nên tôn trọng sự thật, tuy nhiên hãy giải thích khôn khéo và mang ý nghĩa tích cực như cách nói của Hiển.

Xem thêm  3 yếu tố quyết định sự thành công của người tìm việc

Chuyện của người “nhảy việc”
Nhảy việc đã trở thành xu hướng bình thường (nhất là trong lực lượng lao động trẻ hiện nay). Tuy nhiên, các nhà tuyển dụng thật sự luôn “phập phồng” khi thâu nhận những người có quá khứ ưa nhảy việc bởi họ rất sợ nhân viên này không chóng thì chày cũng ra đi. Một trưởng phòng nhân sự từng bộc bạch: “Những người thích nhảy việc luôn bị hoài nghi tính trung thành. Chúng tôi không dám đề bạt họ lên chức vụ cao hơn hoặc đào tạo dài hạn, vì khó biết khi nào họ chia tay mình”.

Chỉ trong vòng 1 năm, Thùy Dung đã làm ở hai công ty khác nhau. Ở công ty thứ nhất, chỉ sau 2 tháng thử việc, cô đã không được nhận vì năng lực không đáp ứng nổi (cô quá ít kinh nghiệm trong môi trường cạnh tranh chuyên nghiệp ở đây). Ở công ty thứ hai, cô xin nghỉ việc vì “chê” lương thấp và môi trường kém thú vị. Và cô đang chuẩn bị phỏng vấn ở công ty thứ ba.

Thay đổi nhiều chỗ làm chỉ trong thời gian ngắn, cô đã giải thích thế nào với nhà tuyển dụng? “Ở công ty thứ nhất, công việc của tôi không được thuận lợi lắm. Sau khi được tuyển dụng, tôi phát hiện công việc khác xa với những gì mình mong chờ. Thị trường thay đổi quá nhanh. Tôi chưa đủ kinh nghiệm để thích nghi. Ở công ty thứ hai, tôi đã chủ động xin nghỉ việc vì tôi muốn mức lương cao hơn. Đó là công việc tốt nhưng nhà tôi quá xa công ty, chi phí đi lại hàng ngày thật sự quá cao so với mức thu nhập hàng tháng của tôi”.

Trường hợp của Thùy Dung không phải là hiếm. Đối với bất kỳ việc làm ngắn hạn nào, cần cân nhắc việc đề cập đến chúng trong C.V (hồ sơ xin việc). Nếu bị nhà tuyển dụng yêu cầu, bạn hãy kể sơ qua một cách tích cực và tránh tạo ấn tượng không tốt với nhà tuyển dụng.

Xem thêm  4 cách cải thiện việc đàm phán lương cho người nhút nhát

Ngoài ra, theo các chuyên gia tư vấn, nếu nhảy việc liên tục, bạn cũng cần phải chứng minh tính liên tục trong công việc của mình để nhà tuyển dụng thấy rằng bạn luôn tích lũy được kỹ năng và kinh nghiệm trong những lần nhảy việc đó. Đó là cách tốt nhất giúp bạn “lấy điểm” từ họ, che đi chuyện “nhảy chỗ” của mình:

– Bạn đã dùng kỹ năng nào trong các công việc đã qua?
– Bạn học được gì từ những người quản lý khác nhau?
– Bạn học hỏi được gì ở các công ty và công việc đó?
– Chuyển chỗ làm cũng là cách tự đào tạo nghề nghiệp, cầu tiến. Trong thời gian ngắn, vẫn có thể học hỏi được kinh nghiệm nếu biết xác định đâu là những kỹ năng cơ bản và đâu là những kỹ năng có thể chuyển đổi.

Sau đây là một vài lý do nên và không nên giải thích cho hiện tượng nhảy việc khi bạn tham gia phỏng vấn:

 

 

Lý do tích cực của việc thay đổi chỗ làm (điều nên nói trong cuộc phỏng vấn)

 

 

Lý do tiêu cực của việc thay đổi chỗ làm (điều không nên nói trong cuộc phỏng vấn)

 

 

  • Thay đổi chỗ ở; Công việc bạn thuần thục lại không có ở chỗ mới này.

     

  • Tốt nghiệp chương trình đào tạo và bây giờ đã đủ trình độ cho vị trí mới.

     

  • Thiếu sự phát triển, ít cơ hội, không có khả năng thăng tiến.

     

  • Lĩnh vực mới xuất hiện với những thử thách mới.

     

  • Một phần trong kế hoạch dài hạn.

     

  • Lòng đam mê từ lâu, hợp với ước mơ và khát vọng.

     

  • Ngành nghề cũ đã suy thoái, các yếu tố khác đã nằm ngoài tầm kiểm soát của tôi.

     

 

  • Bạn thân làm việc ở đây nên bạn cũng muốn làm cùng chỗ cho vui.

     

  • Văn phòng đẹp, chế độ đãi ngộ tốt, lương cao.

     

  • Xem qua quảng cáo.

     

  • Tôi cần một cuộc sống mới.

     

  • Tôi ghét làm việc ở công ty cũ.

     

  • Giám đốc công ty cũ bắt tôi phải ra đi.

     

  • Tôi thấy chán công việc cũ: không thú vị, không học hỏi được.

     

  • Kiệt sức

     

  • Lá số tử vi khuyên tôi thay đổi.

     

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *