Đối với nhân vật như Quan Vũ vừa phải khen, tâng bốc, vừa phải đẳ kích. Đói với nhân vật như Trương Phi không cần tâng bốc mà chỉ khích lệ. Đối với những người như Triệu Vân thì thường xuyên biểu dương. Đối với người như Nguỵ Diên dễ nảy hai lòng thì phải giữ uy nghiêm. Muôn người muôn vẻ, nên sử dụng khéo léo.
Gia Cát Lượng coi như một cao thủ trong việc dùng người. Ông ta là một người xuất thân từ nông dân thôn quê, tham gia phe cánh không quyền lực, không tiền bạc, không địa bàn do Lưu Bị cầm đầu, chẳng bao lâu đã đoạt được Kinh Châu, Ích Châu, Hán Trung, chiếm vị trí là một trong ba kẻ thống trị thiên hạ. Lý do là hoàn toàn dựa vào con người Lưu Bị. Quá trình này giống như chỉ dùng ít tiền vốn mà giành được khoản tiền lớn. Và điều đó cũng giống như môộ công ty tư nhân được thành lập tạm thời vươn lên cạnh tranh với doanh nghiệp lớn cùng phân chia thị trường. Qua đây ta thấy, Gia Cát Lượng thực sự là một đại doanh gia, thành công của ông ta không những đã cổ vũ các thế hệ phần tử tri thức, mà còn cung cấp những kinh nghiệm hết sức quý báu, làm thế nào để vượt qua “vũ môn”.
Các nhà quản lý học rất thú vị đối với Gia Cát Lượng, đặc biệt là trí tuệ dùng người của ông. Ông tranh thủ được nhân tài, dùng người tài, quản lý người tài.
Từ khi còn rất sớm, Gia Cát Lượng đã chú ý đến điểm này. Đó là Lưu Bị tuy không có tiền, nhưng lại có cái thứ của cải mà tất cả mọi người không có. Đầu tiên Lưu Bị là quần thần trong hoàng thất nhà Hán, được Hoàng đế coi là Hoàng Thúc, được giao mang chiếu thư để thảo phạt gian thần Tào Tháo. Như vậy là ông ta làm việc một cách danh chính ngôn thuận. Cuối cùng Lưu Bị dùng biện pháp kết nghĩa, tập hợp được nhân tài như Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân. Đây chính là nguồn nhân lực dùng không bao giờ cạn.
Trong cái gọi là “tập đoàn chính trị này” Lưu Bị tương đương với chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị. Ông ta đã phải “Tam cố thảo lư” (Ba lần đến lều cỏ) để mời Gia Cát Lượng làm Tổng giám đốc công ty, tất nhiên là ông hoàn toàn ủng hộ phương châm kinh doanh và biện pháp làm an của Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng như thế là đã phát huy được hai tác dụng của Lưu Bị. Một là tác dụng khai trương của người kinh doanh hợp pháp cho nhà Hán và một tác dụng là lãnh đạo của tổ chức này. Cho nên Gia Cát Lượng phát ra tất cả các mệnh lệnh và đều được tiến hành ngay bên cạnh Lưu Bị và không tự chủ trương.
Quan Vũ là anh em kết nghĩa vườn đào của Lưu Bị, tương đương với chức Phó Chủ Tịch Hôi đồng quản trị. Ông có võ nghệ cao cường, có chiến tích trảm Hoa Hùng, Nhan Lương, Chu Văn Sửu…, có tiếng tăm lớn từ ấn phong kim, quá ngũ quan, trảm lục tướng, từ Tào quy Hán…trong mọi tình huống đều có năng lực đặc biệt. Có điều ông ta quá kiêu ngạo, đối với Gia Cát Lượng bạch diện thư sinh có phần xem thường. Một mặt, Gia Cát Lượng không thể không điểm lại thành tích thực tế để Quan Vũ thừa nhận. Mặt khác, hết lời khen ngợi Quan Vũ để ông ta đem hết hùng tâm phò trợ Lưu Bị. Đồng thời Tào Tháo ở Hoa Dung đạo, nhằm nhắc nhở ông ta không nên quá tự phụ. Địa vị của Trương Phi tuy đứng sau Quan Vũ nhưng tính bản lĩnh không kém gì Quan Vũ. Tính cách nóng như lửa, ông ta còn bộc lộ thái độ hoài nghi năng lực của Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng cho rằng đây là nguồn nhân lực cần phải khai thác, đã nhiều lần khích lệ ông ta động não giải quyết nhiều vấn đề khó khăn. Vì Trương Phi, người được cho là đầu óc đơn giản hễ dùng kế thì sẽ khiến đối thủ khó mà đề phòng.
Triệu Vân không tham gia kết nghĩa vườn đào. Để tranh thủ tiền đồ chính trị, chỉ biết phấn đấu tích cực và trung thành với Lưu Bị. Gia Cát Lượng đã nhìn rõ điều này và đã giao nhiệm vụ tối quan trọng cho Triệu Vân. Hơn nữa hễ có cơ hội là ca ngợi công lao và đóng góp của Triệu Vân trước mọi người, khiến Triệu Vân đóng vai trò quan trọng trong quá trình Gia Cát Lượng “kinh doanh” sự nghiệp Thục Hán.
Có thể thấy cách dùng người của Gia Cát Lượng được tính rất kỹ lưỡng. Đối với Quan Vũ thì nịnh khen lại kèm theo cả đả kích, đối với Trương Phi thì khen nịnh,khích lệ, đối với Triệu Vân thì thường xuyên biểu dương, đối với Nguỵ Diên dễ hai lòng thì giữ uy nghiêm.
Để lại một bình luận