Bạn đề xuất lương 60USD một giờ nhưng sếp lại nhầm là 60USD một… tháng. Hoặc bạn mong đợi sẽ được nhận 10% tiền hoa hồng từ doanh thu của cả tháng nhưng cái mà bạn nhận được chỉ là 10%… lương tháng. Phải làm sao với những tình huống này?
Tốt nhất, để tránh những nhầm lẫn không đáng có này giữa sếp và bạn, hãy đưa ra đề nghị về lương bổng và các khoản phụ cấp khác trong các văn bản viết. Có như thế bạn mới không phải đối mặt với những nỗi thất vọng lớn khi nhận tháng lương mà bạn không hề mong muốn nó thấp như vậy.
Bạn cho rằng những ví dụ nêu trên là khó xảy ra ư? Hoàn toàn có thể đấy. Thực tế đã chứng minh hàng trăm trường hợp nhầm lẫn hoặc sơ suất tương tự đã xảy ra chỉ vì bạn không đề cập đến những vấn đề này trong văn bản giấy. 4 nhắc nhở sau sẽ giúp bạn tránh được những điều tương tự xảy ra trong đàm phán lương bổng.
1. Khi nào nên đề cập đến lương bổng bằng “giấy trắng mực đen”?
Bất cứ khi nào bạn cũng nên đề cập đến lương bổng và các khoản trợ cấp hay thưởng khác bằng “giấy trắng mực đen”.
2. Không đưa có được đề nghị bằng văn bản thì… tìm cách có được nó sau khi phỏng vấn
Trong trường hợp bạn chưa đề cập đến các vấn đề này trong hồ sơ, thì cuối buổi đàm phán, bạn có thể khéo léo đưa nó vào bằng cách nói với nhà tuyển dụng, kiểu: “Tại sao chúng ta không điểm lại những gì chúng ta vừa bàn bạc lại bằng văn bản nhỉ? Tôi sẽ thảo một thư chấp nhận với những thông tin mà tôi và ông vừa trao đổi. Ông có đồng ý không ạ?”.
Sau khi bạn nhận được sự đồng ý từ nhà tuyển dụng, bạn sẽ đường đường chính chính đưa vào hồ sơ những thông tin này, đương nhiên văn bản này sẽ phải có chữ ký của cả bạn và người tuyển dụng bạn.
3. Đừng đề cập quá trực diện
Liệu có phải đề nghị nhà tuyển dụng ký vào giấy tờ là bạn đang thiếu tin tưởng ông (bà) ta? Liệu bạn có nên bộc lộ thẳng thắn những gì đang diễn ra trong đầu bạn?
Câu trả lời là hãy nói một cách khéo léo để nhà tuyển dụng hiểu được lý do của việc lấy chữ ký của họ. Chẳng hạn: “Đây là những gì mà chúng ta đã trao đổi và tôi ghi lại (đọc lại đoạn văn bản bạn vừa viết). Tôi biết rằng việc rõ ràng mọi thứ liên quan đến tiền bạc luôn là một điều rất quan trọng trong mọi tình huống. Vì vậy tôi đã ghi lại và ký vào đây. Nếu như ông (bà) cũng có làm vậy, tôi nghĩ là chúng ta đã cùng quan điểm về vấn đề này. Ông bà nghĩ thế nào?”.
4. Tránh
Mọi cuộc đàm phán lương đều có sự trao đổi có đi có lại. Bao giờ công ty cũng đưa ra một mức lương nào đó cho ứng viên. Ứng viên đưa ra đề xuất của mình và công ty tiếp tục đàm phán để cả hai cùng đi đến quyết định cuối cùng. Trong trường hợp này, bạn nhớ hãy ghi lại bằng văn bản thoả thuận cuối cùng giữa bạn và nhà tuyển dụng.
Còn trong trường hợp buổi phỏng vấn của bạn phức tạp hơn và phải trải qua nhiều vòng thì bạn phải tự quyết định khi nào và lúc nào nên ghi vào văn bản thoả thuận cuối cùng về lương bổng và chế độ của bạn với công ty.
Tuy nhiên tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình phỏng vấn kéo dài và phức tạp với nhiều quy trình này, bạn cảm thấy có thể sẽ nảy sinh nhầm lẫn, hãy đặt bút xuống và bắt đầu viết. Song không phải lúc nào bạn cũng cần phải ký nếu như bạn không muốn làm cho nhà tuyển dụng… sốc. Một văn bản ghi lại quá trình đàm phán giữa bạn và nhà tuyển dụng là đủ giá trị rồi.
5. Đề nghị đầu tiên cũng là cuối cùng
Một số công ty, nhà tuyển dụng muốn lời đề nghị đầu tiên của họ cũng là lời đề nghị cuối cùng về lương bổng với bạn. Đôi khi họ đã tính trước một con số cuối cùng về thoả thuận lương giữa bạn và họ và rất không muốn thay đổi này. Bởi để có nó, họ đã phải nghiên cứu rất kỹ về quỹ lương, vị trí công việc, trách nhiệm công việc… và nếu phải thay đổi họ sẽ phải nghiên cứu lại, rất mất thời gian. Vì thế, buộc họ phải ký vào một văn bản nào đó về thoả thuận lương giữa bạn và họ thực sự là làm khó họ. Cho nên nếu như bạn nhận được những câu kiểu như: “Chúng tôi cần biết bạn muốn gì để chúng tôi có thể đưa ra một đề nghị mà bạn có thể chấp nhận được” thì có nghĩa là bạn đang ở một cuộc đàm phán “first in final” (tạm dịch: đề nghị đầu tiên cũng là đề nghị cuối cùng).
Trong tình huống này, bạn luôn nên đàm phán trực tiếp với nhà tuyển dụng có ảnh hưởng nhất định trong công ty hơn là với ban tổ chức cán bộ. Bạn có thể đưa ra những đề nghị theo kiểu: “Dường như ông (bà) đang muốn đưa ra một lời đề nghị đầu tiên và cũng là cuối cùng cho tôi. Nếu muốn vậy, chúng ta hãy cùng thảo luận kỹ về vấn đề này. Nếu quan điểm của chúng ta gặp nhau thì tôi nghĩ không có lý do nào tôi từ chối lời đề nghị của các ông (bà)”.
Tóm lại, trong mọi trường hợp, luôn luôn phải ghi lại kết quả đàm phán bằng giấy trắng mực đen. Kiên định nguyên tắc này sẽ không chỉ ngăn chặn những hiểu lầm không đáng có sau này trong vấn đề lương bổng và còn tạo ra một hình ảnh chuyên nghiệp cho bạn và đảm bảo rằng bạn sẽ không có bất cứ trục trặc nghiêm trọng nào trong đàm phán lương.
Để lại một bình luận