Tổng hợp các trò chơi tập thể cho trẻ mầm non đơn giản nhưng rất thú vị

Tổng hợp các trò chơi tập thể cho trẻ mầm non đơn giản nhưng rất thú vị
0 Shares

Các trò chơi tập thể không chỉ giúp các em thư giãn, giải trí mà còn giúp các em rèn luyện kỹ năng. Cùng chuyên mục Giáo dục sớm 0 – 6 tuổi của Đọc Ngẫm tìm hiểu các trò chơi tập thể cho trẻ mầm non trong bài viết dưới đây. 

Đập bóng

Lợi ích: Trò chơi vận động thể chất, nâng cao sức bật và sự nhanh nhẹn cho trẻ.

Chuẩn bị:

  • 1 quả bóng đá hoặc bong bóng
  • Dụng cụ và dây treo bóng lên

Cách chơi:

  • Chia trẻ thành các nhóm có số người bằng nhau và xếp thành hàng dọc.
  • Khi có lệnh bắt đầu, em đứng đầu hàng chạy lên trước và nhảy lên sao cho tay chạm bóng rồi chạy về đập tay với bạn tiếp theo, sau đó chạy xuống cuối hàng.
  • Các bạn tiếp theo làm tương tự bạn đầu tiên cho đến bạn cuối cùng.
  • Đội nào hoàn thành trước là đội chiến thắng.

Truyền tin

Lợi ích: Đây là một trong các trò chơi tập thể cho trẻ mầm non rèn luyện kỹ năng giao tiếp, khả năng ghi nhớ và truyền đạt thông tin của các em. 

Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị dụng cụ.

Cách chơi:

  • Chia bé thành các đội từ 3 đến 7 người và đứng thành hàng dọc.
  • Người tổ chức nói thầm vào tai bé đầu tiên một câu ngắn sau đó bé phải truyền lại câu này cho bé tiếp theo bằng cách nói thì thầm vào tai.
  • Bé tiếp theo làm tương tự với bạn đằng sau, quá trình này kết thúc cho đến bé cuối cùng.
  • Lúc này bé cuối cùng phải nói to câu mà mình nghe được.
  • Đội nào truyền đúng và nhanh nhất sẽ giành chiến thắng.

Các trò chơi tập thể cho trẻ mầm non ngoài trời

Trò chơi Truyền tin giúp bé rèn luyện kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm

Cướp cờ

Lợi ích: Giúp bé rèn luyện kỹ năng hợp tác, nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các thành viên.

Chuẩn bị:  Hai lá cờ hoặc khăn khác màu.

Cách chơi:

  • Chia các bé thành hai đội, mỗi đội đứng một bên và có lá cờ riêng.
  • Các bé phải làm sao để mang được lá cờ của đội bạn về đội mình mà không bị bắt.
  • Nếu bị bắt thì sẽ bị giam ở nơi do đội bạn chỉ định chờ người cùng đội đến cứu.
  • Đội nào cướp được cờ của đội còn lại là chiến thắng.

Chạy tiếp sức

Lợi ích: Trò chơi ngoài trời giúp bé vận động, tăng cường sức bền, khả năng chịu lực và tinh thần thi đấu thể dục thể thao.

Chuẩn bị:

  • Sân chơi rộng
  • Vạch xuất phát và vạch đích cách nhau 4 – 5m
  • Một quả bóng hoặc gậy truyền tiếp sức

Cách chơi:

  • Chia đều các bé thành hai đội và xếp thành hàng dọc sau vạch xuất phát.
  • Bé đầu tiên cầm vật tiếp sức chạy đến vạch đích rồi truyền cho bé ở vạch đích.
  • Bé tiếp theo chạy ngược lại vạch xuất phát và truyền cho bé ở vạch xuất phát.
  • Tiếp tục cho đến khi bé chơi cuối cùng.
  • Đội nào có thành viên cuối cùng chạy về vạch đích trước là đội thắng.

Chuyền bóng

Lợi ích: Rèn luyện sự phối hợp giữa tay và mắt, cải thiện khả năng quan sát và sự linh hoạt.

Chuẩn bị: 

  • Một quả bóng to
  • Sân chơi rộng

Cách chơi:

  • Xếp các bé thành vòng tròn.
  • Một bé ném bóng cao lên đồng thời gọi tên bé khác, bé được gọi phải chạy tới bắt lấy quả bóng trước khi chúng rơi xuống.
  • Ai không bắt được bóng hoặc ném bóng ra ngoài thì sẽ bị loại.
  • Chơi đến khi chỉ còn một bé cuối cùng, bé đó sẽ là người chiến thắng.

Con thỏ ăn cỏ

Lợi ích: Đây là một trong các trò chơi tập thể cho trẻ mầm non giúp tập phản xạ và nâng cao khả năng ngôn ngữ cho trẻ.

Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị dụng cụ gì

Cách chơi:

  • Các bé ngồi thành 1 vòng tròn và sẽ làm theo lệnh của người điều khiển
  • Khi người điều khiển nói “con thỏ”, các bé sẽ lặp lại “con thỏ”
  • Khi người điều khiển nói “ăn cỏ”, các bé phải chụm các đầu ngón tay lại đồng thời đặt vào lòng bàn tay còn lại.
  • Khi người điều khiển nói “uống nước”, các bé sẽ phải làm hành động như đang uống nước.
  • Khi người điều khiển nói “vô hang”, các bé phải chụm đầu ngón tay lại, đưa lên tai
  • Ai làm sai lệnh của người điều khiển sẽ bị phạt.
Xem thêm  Gợi ý 200+ tên đệm hay cho tên An và ý nghĩa của tên An

Các trò chơi tập thể cho trẻ mầm non hay

Trò chơi con thỏ ăn cỏ tập phản xạ nhanh theo hiệu lệnh cho bé

Trò chơi Trời – Đất – Nước

Lợi ích: Tăng khả năng phản xạ, tìm hiểu thêm về các loài động vật và môi trường sống của chúng.

Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị

Cách chơi:

  • Người điều khiển xếp các bé thành hàng ngang hoặc vòng tròn. 
  • Người điều khiển sẽ chỉ vào một bé và nói “trời”, “đất” hoặc “nước”. Lúc này, bé phải nghĩ ra và đặt tên cho một con vật tương ứng. 
  • Ví dụ, nếu người điều khiển nói “trời”, bé nói “con cò” là đúng. Nếu bé nói sai hoặc không kể tên được thì sẽ chịu phạt.

Trò chơi Bằng – Ah

Lợi ích: Đây là một trong các trò chơi tập thể cho trẻ mầm non giúp bé rèn luyện phản xạ, cải thiện khả năng nghe – nói.

Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị 

Cách chơi:

  • Các bạn nhỏ sẽ hô “a” và giơ tay lên trời khi người điều khiển hô “bằng” và chắp tay ra hiệu về phía người chơi. 
  • Khi người điều khiển hô “a” và giơ tay lên trời, các bạn nhỏ sẽ nói “bằng” và chắp tay chỉ về phía người điều khiển.

9Trò chơi Trán – Cằm – Tai

Lợi ích: Luyện khả năng quan sát, phản xạ, sự tập trung và phối hợp của cơ thể

Chuẩn bị: Không chuẩn bị gì

Cách chơi:

  • Các bé ngồi thành vòng tròn và làm theo lệnh của người điều khiển.
  • Người điều khiển trò chơi sẽ nói một trong ba từ: trán, cằm hoặc tai đồng thời chạm vào một trong ba bộ phận trên có thể giống hoặc không giống với từ đã nói. Ví dụ như nói “trán” nhưng chạm vào “cằm”. 
  • Các bé phải nhanh chóng chạm vào bộ phận mà người điều khiển nói, không làm hành động giống người điều khiển trò chơi. 
  • Bé nào chỉ sai bộ phận hoặc chậm thì sẽ bị loại, trò chơi tiếp tục đến khi chỉ còn một bé duy nhất.

10Trò chơi Trời tối – trời sáng

Lợi ích: Trò chơi cho bé ở độ tuổi mầm non này sẽ giúp phát triển khả năng vận động, quan sát, tưởng tượng và bắt chước. Ngoài ra, trẻ còn có thể rèn luyện sự nhanh nhẹn, sự tập trung thông qua trò chơi này.

Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị gì

Cách chơi:

  • Các bé đứng thành một vòng tròn
  • Người quan trò sẽ ra hiệu lệnh “Trời tối rồi” hoặc “Sáng rồi” để các em ngủ hoặc thức dậy. 
  • Khi nghe “Trời tối rồi”, các bé phải khom người, áp hai tay vào má và nhắm mắt lại để ngủ. 
  • Khi người hướng dẫn nói “Trời sáng rồi”, bé đưa lòng bàn tay lên môi và bắt chước tiếng kêu của con vật mà người quản trò yêu cầu. 
  • Nếu đó là gà con, hãy nói “o o” và nếu đó là mèo, hãy nói “Meo meo”. Người quản trò có thể thay đổi các con vật để trò chơi thú vị và hấp dẫn hơn. 
  • Với bé làm sai hoặc chậm sẽ đứng vào giữa vòng tròn và thực hiện hình phạt do người quản trò đưa ra.

11Trò chơi giả làm tượng

Lợi ích: Rèn luyện sự nhanh nhẹn, tập trung và kiểm soát cơ thể

Chuẩn bị:

  • Loa phát nhạc
  • Không gian rộng để các bé đứng thoải mái

Cách chơi:

  • Người quản trò sẽ đóng vai trò là người điều khiển, liên tục bật và tắt nhạc.
  • Khi nhạc dừng, các bé phải đứng yên. Người điều khiển sẽ tạm dừng khoảng 5 – 10 giây để quan sát; nếu bé nào di chuyển, thì sẽ phải đứng ra ngoài. 
  • Nếu không có bé nào thì bật nhạc để tiếp tục trò chơi; và cứ thế cho đến khi phát hiện ra người chiến thắng cuối cùng.

12Trò chơi Giờ ăn tối của Sói

Lợi ích: Trò chơi này giúp các bé thư giãn, vận động, phát triển kỹ năng đồng thời có nâng cao nhận thức về thời gian. Đây là một trong các trò chơi tập thể cho trẻ mầm non vô cùng thú vị.

Chuẩn bị: 

  • Không gian rộng (sân trường, sân chơi, phòng thể chất)
  • Vòng tròn lớn trên sân, chia vòng tròn thành 12 phần, mỗi phần sẽ tương ứng với một giờ.

Cách chơi:

  • Chọn một bé làm sói và đứng vào tâm của vòng tròn, các bé còn lại sẽ đứng xung quanh vòng tròn.
  • Các bé sẽ hỏi “Sói muốn mấy giờ?”, khi con sói trả lời đáp án nó muốn thì bé đứng ở múi giờ đó phải tiến lên một bước về phía “con sói”.
  • Hỏi liên tục đến khi các bé đều đến gần sói, khi sói nhận ra đủ gần thì sói sẽ nói “Đến giờ ăn tối rồi” và bắt đầu đi bắt con mồi. 
  • Bé nào bị bắt sẽ thay bé đóng vai “con sói” trong lượt chơi tiếp theo.

Các trò chơi tập thể cho trẻ mầm non rèn trí tuệ

Trò chơi Giờ ăn tối của sói giúp trẻ có nhận thức về thời gian

Xem thêm  Danh sách 150+ tên bé trai họ Trần hay, ý nghĩa cho 2024

13Kéo co

Lợi ích: Kéo co là một trò chơi dân gian giúp bé vận động, tăng cường sức khỏe đồng thời rèn luyện tinh thần làm việc theo nhóm. Đây là một trong những trò chơi tập thể cho trẻ mầm non rất phổ biến.

Chuẩn bị:

  • Sợi dây dài
  • Vạch phân chia 

Cách chơi:

  • Các bé chia thành hai đội có số người bằng nhau.
  • Mỗi đội sẽ đứng về một phía và nắm chặt đầu dây.
  • Đội nào kéo được đội kia qua vạch chia sẽ thắng.

14Hái Táo

Lợi ích: Giúp bé tăng cường sức khỏe, nâng cao khả năng quan sát, sự linh hoạt và phối hợp đồng đội.

Chuẩn bị:

  • Bóng hoặc đồ vật giả làm táo
  • Rổ hoặc giỏ đựng đồ

Cách chơi:

  • Người điều khiển sẽ treo các quả bóng lên cây hoặc rải lung tung.
  • Các bé sẽ được chia thành nhiều đội, mỗi đội có số lượng thành viên bằng nhau và có rổ riêng. Khi có hiệu lệnh, các bé sẽ chạy đến khu vực hái táo và cố gắng hái được nhiều táo nhất. 
  • Sau đó, các bé sẽ trở về khu vực có rổ và đặt táo vào đó.
  • Các bé có thể lấy bao nhiêu táo cũng được, đội nào lấy được nhiều táo nhất thì chiến thắng.

15Mèo đuổi chuột

Lợi ích: Đây là một trong các trò chơi tập thể cho trẻ mầm non giúp trẻ vận động tăng cường sức khỏe, sự linh hoạt 

Chuẩn bị: Không cần dụng cụ

Cách chơi:

  • Các bé sẽ được sắp xếp thành 2 nhóm: mèo và chuột. Số mèo nhiều hơn số chuột.
  • Người điều khiển sẽ nói “mèo” hoặc “chuột”. 
  • Khi người điều khiển nói “mèo”, nhóm mèo sẽ chạy và bắt chuột. Nếu người điều khiển hét lên “chuột”, nhóm chuột sẽ chạy và bắt nhóm mèo. 
  • Ai bị bắt sẽ bị loại, trò chơi tiếp tục đến khi chỉ còn một bé. 

16Bịt mắt bắt dê

Lợi ích: Rèn luyện sự linh hoạt, khả năng phán đoán dựa trên độ cao của âm thanh hoặc sờ vào vật.

Chuẩn bị:

  • Khăn bịt mắt
  • Sân chơi rộng

Cách chơi:

  • Các bé mầm non xếp thành một vòng tròn.
  • Người điều khiển sẽ chọn ra 3 – 5 bạn vào vòng tròn và chơi trò chơi. Các bé sẽ chơi trò “Tay trắng tay đen” để chọn ai sẽ đi bắt dê. 
  • Những bé còn lại trong nhóm sẽ hành động như những con dê, liên tục kêu “be, be” và trêu bé bị bịt mắt. 
  • Người bị bịt mắt bắt được dê thì phải đoán đó là ai, nếu đoán trúng thì người bị bắt sẽ làm người bịt mắt, nếu đoán sai thì trò chơi tiếp tục.

17Trò chơi tay cầm tay

Lợi ích: Nâng cao khả năng ngôn ngữ, nghe hiểu và thực hiện theo hiệu lệnh của bé.

Chuẩn bị: Không cần vật dụng

Cách chơi:

  • Các bé sẽ đứng sao cho tạo thành một vòng tròn. 
  • Người quản trò hô “tay cầm tay”, các bé sẽ tạo nhóm 2 – 3 người và cầm tay nhau đồng thời lặp lại câu lệnh
  • Người quản trò có thể nói các câu tương tự như ““Đầu chạm đầu”, “Lưng tựa lưng”, “Vai kề vai”,… để trẻ làm theo. 

18Lăn bóng theo đường dích dắc

Lợi ích: Rèn luyện sự khéo léo bằng cách cho trẻ điều khiển bóng theo đường zíc zắc

Chuẩn bị:

  • Bóng (tùy thuộc vào số đội chơi)
  • Chướng ngại vật (ghế, thùng,…)

Cách chơi:

  • Các bạn nhỏ sẽ được xếp thành các đội, mỗi đội có số lượng người chơi bằng nhau và có bóng riêng. 
  • Người quản trò xếp các chướng ngại vật theo chiều dọc.
  • Theo hiệu lệnh, trẻ đầu tiên trong mỗi đội sẽ lăn quả bóng theo hình zíc zắc qua các chướng ngại vật. Sau khi về đích, bé sẽ đưa bóng cho bạn tiếp theo. 
  • Quá trình này tiếp tục cho đến khi tất cả các bé trong đội lăn bóng qua đường zíc zắc, đội nào hoàn thành trước sẽ chiến thắng.

Các trò chơi tập thể cho trẻ mầm non giúp rèn sự khéo léo

Để chiến thắng trò chơi Lăn bóng theo zíc zắc, các bé cần có sự khéo léo và bình tĩnh

19Chuyền bóng bằng 2 chân

Lợi ích: Đây là một trong những trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non giúp bé học cách giữ và chuyển bóng, tăng sự khéo léo, phối hợp của cả cơ thể

Chuẩn bị:

  • Bóng
  • Sân chơi rộng

Cách chơi:

  • Chia các bé thành đội giống nhau và xếp thành một hàng dọc.
  • Bé đầu tiên sẽ lấy bóng bằng chân và chuyền qua đầu cho bạn đằng sau. Những bé ở phía sau dùng chân giữ bóng và tiếp tục chuyền cho đến hết. 
  • Bé cuối cùng cầm bóng bằng tay và chạy về phía đầu hàng, đội nào hoàn thành xong sớm nhất là đội chiến thắng.

20Trò chơi âm nhạc cùng ghế

Lợi ích: Giúp bé tăng khả năng chịu áp lực, sức bền và tinh thần thi đua cũng như kỹ năng vận động

Chuẩn bị:

  • Ghế (số lượng ghế bằng số người chơi trừ một)
  • Loa phát nhạc

Cách chơi:

  • Xếp ghế thành vòng tròn và hướng ra ngoài.
  • Khi có nhạc các bé sẽ đi vòng tròn theo chiều kim đồng hồ. Khi nhạc dừng, các bé sẽ phải nhanh chóng ngồi vào ghế trống gần nhất. 
  • Những bé không thể ngồi trên bất kỳ chiếc ghế nào sẽ bị loại. Lúc này người quản trò sẽ bỏ bớt một chiếc ghế đi. 
  • Và cứ như vậy cho đến khi chỉ còn lại hai đứa trẻ và một chiếc ghế, bé nào ngồi vào được chiếc ghế đó là người chiến thắng. 

Trên đây Đọc Ngẫm đã chia sẻ các trò chơi tập thể cho trẻ mầm non vừa thú vị, vừa bổ ích. Mẹ có thể cho trẻ chơi cùng bạn để rèn luyện cho trẻ về khả năng vận động, trí tuệ và những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống.

Ngọc Hân tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *