Tiêu chuẩn thiết kế đường trong khu công nghiệp mới nhất

Tiêu chuẩn thiết kế đường trong khu công nghiệp mới nhất
0 Shares

Chức năng giao thông được phản ánh đầy đủ qua chất lượng dòng hay là qua các chỉ tiêu giao thông như tốc độ, mật độ, hệ số sử dụng khả năng thông hành, kể cả là đối với đường trong khu công nghiệp cũng thế. Vậy các tiêu chuẩn thiết kế đường trong khu công nghiệp được pháp luật quy định như thế nào?

1. Tiêu chuẩn thiết kế đường trong khu công nghiệp:

– Tổng mặt bằng xí nghiệp phải bố trí hai cổng: một cổng chính và một cổng phụ. Cổng xí nghiệp phải được bố trí ở lối ra vào chính của công nhân.

– Chiều rộng của cổng có ô tô ra vào xí nghiệp phải lấy bằng chiều rộng lớn nhất của ô tô cộng thêm 1,5 m nhưng sẽ không được nhỏ hơn 4,5 m. Nếu cổng có đường sắt chạy qua thì chiều rộng không được nhỏ hơn 4,5 m.

– Diện tích sân bãi trước các lối ra vào nhà sinh hoạt, nhà hành chính phải tính toán với tiêu chuẩn : không được lớn hơn 0,15 m2/ người cho ca đông nhất.

– Bố trí các đường giao thông, vỉa hè, các công trình kỹ thuật đặt ngầm hoặc là đặt trên mặt đất, các dải cây xanh nằm trong khoảng cách giữa nhà và công trình phải bảo đảm về tổng khoảng cách giữa chúng nhỏ hơn khoảng cách giữa nhà và công trình được quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4514:2012.

– Đường sắt dẫn vào nhà phải thiết kế là nhánh cụt. Cho phép bố trí đường sắt đi qua phân xưởng ở trong trường hợp đặc biệt nhưng phải phù hợp với yêu cầu công nghệ nêu ở trong báo cáo đầu tư xây dựng công trình.

– Khi đưa đường sắt vào nhà, trước cửa phải bố trí một khoảng trống có chiều dài không được nhỏ hơn chiều dài một toa tàu. Trường hợp sửa chữa và cải tạo cho phép không bố trí khoảng trống đó.

– Khoảng cách từ trục tim của đường sắt cho đến nhà và công trình quy định như sau:

+ Nhà: Khoảng cách từ tim đường sắt đến nhà:

Nhà

Khổ đường sắt

1 435

1 000

750

1. Cạnh nhà có cửa đi

6,0

6,0

5

2. Cạnh nhà không có cửa đi

3,1

3,1

2

3. Cạnh nhà có cửa đi và có bố trí hàng rào (chiều dài lớn hơn 10 m) ngăn giữa cửa đi và đường sắt

4,1

4,1

3,5

Chú thích: Khoảng cách đến nhà tính từ mép ngoài của tường hoặc là các phần nhô ra trụ cầu thang, tiền sảnh, mái đua.

+ Kho chứa gỗ, có sức chứa nhỏ hơn 10 000 m3: 5,0 m.

+ Các công trình khác lấy theo giới hạn tiếp giáp kiến trúc theo các quy định có liên quan.

+ Chú thích:

++ Hàng rào của xí nghiệp hoặc là khu đất cần được bảo vệ phải bố trí cách trục tim đường sắt một khoảng nhỏ nhất là 5 m (khoảng cách được tính từ mép ngoài của hàng rào).

++ Trên các đoạn đường sắt trong nhà máy nên sử dụng loại toa tàu có kích thước đặc biệt hoặc là vận chuyển loại hàng có kích thước lớn thì giới hạn tiếp giáp kiến trúc sẽ phải lấy theo kích thước toa tàu hoặc kích thước được chuyên chở.

– Bố trí đường ô tô trong xí nghiệp phải căn cứ vào nhu cầu, vào khối lượng cần chuyển hóa, nguyên vật liệu và số lượng công nhân khi nhà máy hoàn chỉnh đi vào sản xuất cũng như là nhu cầu trong thời gian xây dựng.

Xem thêm  Vi phạm nồng độ cồn có bị giữ xe không? Giữ bao lâu?

– Cho phép xây dựng đường ô tô tạm trong những trường hợp đặc biệt và sẽ phải có luận chứng kinh tế kỹ thuật.

– Khi thiết kế đường cụt, ở cuối đường phải tổ chức điểm quay xe theo các quy định có liên quan.

– Khoảng cách đến nhà và công trình lấy không nhỏ hơn những trị số sau:

Nhà và công trình

Khoảng cách

1. Nhà không có lối vào cho xe ô tô:

 

a) Khi chiều dài nhỏ hơn 20 m

1,5

b) Khi chiều dài lớn hơn 20 m

3,0

2. Nhà có lối vào cho xe ô tô hai cầu và xe xếp dỡ hàng chạy điện

8,8

3. Nhà có lối vào cho xe ô tô ba cầu

12,0

4. Đường sắt:

 

a) Khổ 1 435; 1 000

3,75

b) Khổ 750

3,0

5. Hàng rào bảo vệ khu đất xí nghiệp

1,5

6. Hàng rào của các phần được bảo vệ trong khu đất của xí nghiệp

5,0

7. Trụ đỡ đường ống và cầu cạn

0,5

Chú thích: Các khoảng cách trong Bảng được tính từ:

– Mép ngoài của tường đối với nhà;

– Trục tim đối với đường sắt;

– Mép ngoài đối với các trục đỡ.

– Kích thước của đường ô tô nằm trong đường hầm hoặc là dưới các đường ống dẫn, cầu cạn, hành lang băng tải quy định như sau:

+ Chiều rộng bằng chiều rộng ô tô cộng thêm là 1,0 m.

+ Chiều cao không nhỏ hơn 5,0 m. Khi tính toán sẽ phải xét đến kích thước của xe và của hàng hóa được chuyên chở.

– Đường cho xe chữa cháy phải tuân theo quy định trong TCVN 2622 : 1995.

– Nếu sử dụng đường hành lang, cáp treo để vận chuyển hàng hóa thì khi đó khoảng cách tính từ thiết bị vận chuyển đến nhà và công trình như sau:

Nhà và công trình

Khoảng cách

1. Các phần nhô ra của nhà và công trình và cây xanh (mép ngoài của cây nghiêng)

Không nhỏ hơn 1

2. Mặt đất nơi không xây dựng

Không nhỏ hơn 4,5

3. Đỉnh ray đường sắt

Lấy theo tiêu chuẩn thiết kế đường sắt

4. Mặt đường ô tô

Không nhỏ hơn 5

5. Mặt sông và kênh có tàu thuyền qua lại

Không nhỏ hơn chiều cao tĩnh không của cầu đặt trên sông và kênh đó

– Tại những điểm giao nhau giữa đường đi bộ và đường sắt hoặc đường ô tô (trừ những tuyến đường phục vụ xây lắp) có mật độ người qua lại không được nhỏ hơn 300 người/h phải bố trí cầu cạn hoặc hầm đường bộ.

– Điểm giao nhau giữa các tuyến đường vận chuyển nguyên liệu đặc biệt hoặc là đường ô tô (không kể đường cho xây lắp) phải bố trí ở cao độ khác nhau và đường vận chuyển những vật liệu đặc biệt phải bố trí ở cao độ thấp hơn.

– Khi có nhiều nhánh đường ô tô cắt qua đường sắt ở vùng cao độ thì khi đó khoảng cách giữa các đường ô tô phải lấy lớn hơn chiều dài đoàn tàu.

2. Quy định về công tác hoàn thiện đường trong khu công nghiệp:

2.1. Đối với vỉa hè:

– Nằm sát tường nhà khi tổ chức thoát nước mưa trên mái theo đường ống. Trong các trường hợp này chiều rộng của vỉa hè phải tăng thêm 0,5 m so với tính toán.

– Cách mép tường nhà không được nhỏ hơn 1,5 m nếu không tổ chức thu nước trên mái.

– Cách mép đường ô tô không được nhỏ hơn 2,0 m.

– Cách tim đường sắt gần nhất không nhỏ hơn 3,75 m. Trường hợp đặc biệt cho phép được lấy nhỏ hơn giới hạn tiếp giáp kiến trúc của đường sắt và phải có lan can bảo vệ.

Xem thêm  Quy định về hợp đồng lao động với người lao động đặc biệt

– Các vỉa hè tiếp giáp với mặt đường phải có bề mặt cao bằng mặt trên của hàng đá cấu tạo lề đường và sẽ phải cao hơn mặt đường chỗ tiếp giáp nhỏ nhất là 0,15 m.

– Đối với nhà không có vỉa hè, khi cần thoát nước dọc theo nhà bố trí rãnh thoát nước cách tường nhà là 1,0 m tính từ mép trong rãnh.

– Chú thích:

+ Chỉ cho phép bố trí vỉa hè sát với mép đường ô tô ở trong trường hợp quy hoạch cải tạo.

+ Lối vào cho người đi bộ cho phép bố trí dọc theo đường ô tô nhưng sẽ phải ngăn cách rõ đường ô tô bằng thảm cỏ có chiều rộng nhỏ nhất là 1,0 m và phải có lan can bảo vệ.

2.2. Chiều rộng của vỉa hè:

– Chiều rộng của vỉa hè lấy bằng bội số của dải đi bộ 0,75 m nhưng sẽ không được nhỏ hơn 1,5 m. Số lượng dải giao thông trên vỉa hè được xác định bằng số công nhân làm việc ở trong ca đông nhất của một nhà xưởng (hoặc một nhóm nhà xưởng) sử dụng lối đi đó.

– Chú thích:

+ Số người mà được tính cho một dải giao thông là 750.

+ Khi trong phạm vi vỉa hè và đường đi bộ bố trí cột điện chiếu sáng, trụ đỡ đường dây dẫn, các cây ven đường v.v… thì chiều rộng của vỉa hè tăng thêm 0,5 m đến 1,2 m.

+ Khi số người đi bộ dưới 100 người ở trong một giờ cho phép bố trí vỉa hè có chiều rộng là 1,0 m.

2.3. Cây xanh:

– Khi thiết kế tổng mặt bằng nhất thiết phải có mặt bằng bố trí cây xanh cũng như các giải pháp bảo vệ môi trường. Diện tích trồng cây xanh nhỏ nhất bằng 15 % diện tích tổng mặt bằng.

– Trên những dải đất không lát gạch hoặc là không đổ bê tông phải trồng cỏ.

– Nếu mật độ cây xanh lớn hơn 50 % cho phép diện tích trồng cây xanh nhỏ nhất là 10 % của diện tích khu đất.

– Các cây xanh đã có trên tổng mặt bằng xí nghiệp cần phải được bảo vệ và tận dụng tối đa.

– Cây xanh trồng trong xí nghiệp phải bảo đảm vệ sinh, có khả năng tồn tại dưới tác động của những chất thải xí nghiệp.

–  Không được trồng những loại cây sinh bụi dạng bông, sợi ở những khu vực có bố trí phân xưởng, có quy trình sản xuất chính xác, trạm điện.

– Nhà hành chính, phòng thí nghiệm, nhà ăn, phòng y tế… cần có dải cây xanh bảo vệ, chiều rộng nhỏ nhất phải là 6,0 m. Giữa các phân xưởng đòi hỏi chống ồn nên bố trí dải cây xanh, chiều rộng của dải cây xanh được xác định theo tính toán với từng trường hợp cụ thể.

– Trên tổng mặt bằng phải có các biện pháp bảo vệ mái đất dốc, chống xói mòn, lầy hóa, mặn hóa, loang dầu, nhiễm bẩn nguồn nước.

– Trên khu đất xí nghiệp phải bố trí các địa điểm để chứa chất hữu cơ.

– Phải bố trí hàng rào bao quanh khu đất của xí nghiệp. Hàng rào phải thỏa mãn những yêu cầu về bảo vệ an toàn kỹ thuật và thẩm mĩ kiến trúc.

Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

– Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4514:2012 Xí nghiệp công nghiệp – Tổng mặt bằng -Tiêu chuẩn thiết kế.

  • Hạ tầng khu công nghiệp là gì? Quy định về kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp?
  • Quy định diện tích cây xanh tối thiểu trong khu công nghiệp?
  • Quy định xây dựng nhà xưởng, nhà máy trong khu công nghiệp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *