Thương mại quốc tế là gì? Phân tích khái quát về thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế là gì? Phân tích khái quát về thương mại quốc tế
0 Shares

Hy vọng rằng với những chia sẻ như trên sẽ giúp bạn hiểu được thương mại quốc tế là gì cũng như những kiến thức, cơ hội việc làm xoay quanh ngành này. Đọc Ngẫm mong rằng với những thông tin hữu ích mà chúng tôi mang lại sẽ giúp bạn có được định hướng nghề nghiệp đúng đắn và đạt được hiệu quả cao nhất. Đừng quên theo dõi và cập nhật những thông báo việc làm mới nhất trên Đọc Ngẫm bạn nhé!

Trong thời buổi phát triển kinh tế như hiện nay, việc giao thương quốc tế ngày càng được chú trọng và mở rộng. Để các hoạt động thương mại quốc tế diễn ra thuận lợi và công bằng, các hiệp hội, tổ chức đã xây dựng nên những điều luật, nguyên tắc riêng. Vậy thương mại quốc tế là gì? Các loại hình thương mại quốc tế phổ biến bao gồm những gì? Cơ hội việc làm trong ngành này là như thế nào? Để giải đáp những thắc mắc này, mời bạn cùng Đọc Ngẫm tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Thương mại quốc tế là gì?

Thương mại quốc tế là ngành gì? Đây là các hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế, bao gồm các hoạt động thương mại, trao đổi, mua bán từ các sản phẩm hữu hình đến các dịch vụ tài chính, bảo hiểm, công nghệ, vận tải,… và đầu tư quốc tế, xúc tiến thương mại nhằm mục đích sinh lợi.

Các hoạt động thương mại quốc tế thường phức tạp hơn nhiều so với hoạt động giao thương trong nước. Bởi vì có sự khác biệt trong văn hóa, các thỏa thuận, nguyên tắc hay hiệp định cần phải được tuân thủ theo luật của đôi bên.

Thương mại quốc tế là một trong những lĩnh vực quan trọng tạo điều kiện cho kinh tế nước nhà tham gia vào phân công lao động quốc tế, giúp thúc đẩy nền kinh tế, làm giàu cho đất nước, cải thiện đời sống nhân dân.

Thương mại quốc tế ra đời khi nào cũng là câu hỏi thường gặp từ sinh viên ngành ngày. Được biết thương mại quốc tế được đã có từ rất lâu, sau đó nó thực sự phát triển mạnh mẽ từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II.

Thương mại quốc tế là hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế

Xem thêm: Định nghĩa QC, QC là làm gì? Sự khác biệt giữa QA và QC

Các loại hình thương mại quốc tế phổ biến

Hiện nay thương mại quốc tế được chia thành hai loại hình chính đó là thương mại quốc tế hàng hóa và thương mại quốc tế dịch vụ. Hai loại hình này được định nghĩa như sau:

  • Thương mại quốc tế hàng hóa bao gồm các hoạt động thương mại quốc tế hàng hóa hữu hình có thể nhìn thấy được như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, thực phẩm,… và các hoạt động thương mại quốc tế hàng hóa vô hình không nhìn thấy được như công nghệ, giải pháp hữu ích, quyền tác giả,…
  • Thương mại quốc tế dịch vụ đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế và là ngành kinh tế thứ 3 hỗ trợ đắc lực cho ngành công nghiệp và nông nghiệp.
Xem thêm  Ứng viên xuất sắc liệu sẽ thành nhân viên giỏi?

Thương mại quốc tế gồm thương mại quốc tế hàng hóa và thương mại quốc tế dịch vụ

Xem thêm: Kỹ sư phần mềm là gì? Mô tả công việc và mức lương của kỹ sư phần mềm

Ngành thương mại quốc tế học gì?

Sau khi tìm hiểu về định nghĩa thì chắc hẳn bạn đã biết được thương mại quốc tế là ngành gì đúng không? Đây là một ngành học thuộc nhóm ngành kinh tế và đào tạo các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về các môn thương mại quốc tế liên quan.

Các môn học cơ bản trong ngành thương mại quốc tế như:

  • Kinh doanh quốc tế
  • Luật thương mại quốc tế
  • Đầu tư quốc tế
  • Quản trị chất lượng
  • Quản trị doanh nghiệp thương mại
  • Quản trị chuỗi cung ứng
  • Quản lý đa văn hóa

Môn thương mại quốc tế có các môn như luật thương mại quốc tế, kinh doanh quốc tế,…

Khi đã học các môn học đại cương, sinh viên sẽ được định hướng và học các kiến thức chuyên sâu hơn như:

  • Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế
  • Quản trị tài chính quốc tế
  • Quản trị đầu tư chiến lược toàn cầu
  • Quản trị dịch vụ vận tải quốc tế
  • Đàm phán quốc tế
  • Thanh toán quốc tế
  • Xuất nhập khẩu quốc tế

Các kiến thức về quản trị chiến lược, đàm phán,… sẽ được đào tạo trong ngành thương mại quốc tế

Xem thêm: RSM là gì? 3 kỹ năng cần có để trở thành một RSM chuyên nghiệp

Thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế

Đi đôi với thương mại quốc tế là hoạt động đầu tư quốc tế để tạo ra sự liên kết trong kinh tế toàn cầu. Đầu tư quốc tế trong thương mại quốc tế chính là những nhà đầu tư sẽ đưa vốn hoặc bất kỳ các giá trị nào mang tính đầu tư phát triển vào nước tiếp nhận.

Quá trình này được thực hiện nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất hàng hóa, dịch vụ nhằm đem lại lợi nhuận và đạt được các mục tiêu về kinh tế – xã hội mà nhà đầu tư đặt ra.

Nhà đầu tư sẽ đưa vốn hoặc bất kỳ các giá trị nào mang tính đầu tư phát triển vào nước tiếp nhận để thu lợi nhuận

Xem thêm: Môi giới bất động sản là gì? Các bước làm môi giới nhà đất và ví dụ

Xem thêm  7 công việc cực “romantic”

Cơ hội việc làm ngành thương mại quốc tế

Sinh viên tốt nghiệp ngành thương mại quốc tế sẽ có nhiều cơ hội làm việc tại các tập đoàn, doanh nghiệp, công ty trong nước hoặc đa quốc gia có giao thương quốc tế. Với các kiến thức chuyên ngành về thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế, rất nhiều vị trí việc làm thuộc nhiều mảng chuyên môn khác nhau cho bạn lựa chọn.

Một số công việc phổ biến trong ngành thương mại quốc tế như:

  • Chuyên viên xuất nhập khẩu
  • Chuyên viên kho vận
  • Chuyên viên marketing và phát triển thị trường quốc tế
  • Chuyên viên chứng từ, khai báo hải quan
  • Chuyên viên thanh toán, tài chính quốc tế
  • Giảng viên đào tạo về thương mại quốc tế

Cơ hội việc làm đa dạng cho sinh viên học thương mại quốc tế

Mức lương ngành thương mại quốc tế

Chính vì sự đa dạng về vị trí việc làm, tính chất công việc, kinh nghiệm, trách nhiệm và cấp bậc của ứng viên cũng như chế độ trả lương của mỗi doanh nghiệp mà mức lương của ngành thương mại quốc tế sẽ khác nhau.

Với những ứng viên chưa có kinh nghiệm và vị trí làm việc là nhân viên thì mức lương dao động khoảng 6 – 9 triệu đồng/tháng. Khi đã có kinh nghiệm làm việc trên 1 năm, mức lương bạn có thể nhận được từ 12 – 15 triệu đồng/tháng. Với cấp bậc quản lý hoặc nhân viên có kinh nghiệm lâu năm, mức lương của các vị trí trong ngành thương mại quốc tế có thể lên đến 20 – 40 triệu đồng/tháng.

Xem thêm: Marketing bất động sản là gì? Chiến lược đột phá cho dân Sales nhà đất

Nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành thương mại quốc tế

Ngành thương mại quốc tế là một “mảnh đất” vô cùng màu mỡ trong tuyển dụng nhân lực. Hiện nay các doanh nghiệp có vốn đầu từ nước ngoài ở nước ta đang dần tăng thêm. Kéo theo đó là nhu cầu tuyển dụng một đội ngũ nhân lực có kiến thức về thương mại quốc tế cho nhiều vị trí khác nhau.

Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, ngành thương mại quốc tế được đánh giá là nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,…

Chính vì vậy, sẽ không khó để bạn tìm kiếm cho mình một công việc liên quan đến thương mại quốc tế. Đọc Ngẫm sẽ là nơi mà bạn có thể dễ dàng lựa chọn những công việc phù hợp với bản thân mình.

Xem thêm: Kế toán bất động sản là nghề gì? Mô tả công việc hạch toán chi tiết nhất

Hy vọng rằng với những chia sẻ như trên sẽ giúp bạn hiểu được thương mại quốc tế là gì cũng như những kiến thức, cơ hội việc làm xoay quanh ngành này. Đọc Ngẫm mong rằng với những thông tin hữu ích mà chúng tôi mang lại sẽ giúp bạn có được định hướng nghề nghiệp đúng đắn và đạt được hiệu quả cao nhất. Đừng quên theo dõi và cập nhật những thông báo việc làm mới nhất trên Đọc Ngẫm bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *