Thương mại quốc tế là gì? Đặc điểm và khái quát về thương mại quốc tế?

Thương mại quốc tế là gì? Đặc điểm và khái quát về thương mại quốc tế?
0 Shares

Thương mại quốc tế tức là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình) giữa các quốc gia, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho các bên. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về Thương mại quốc tế, khái quát về thương mại quốc tế?

1. Sự hình thành của thương mại quốc tế:

So với trong nước, thương mại quốc tế ra đời muộn hơn. Điều này có nghĩa là thương mại quốc tế chỉ hình thành khi các quốc gia đã ra đời, các quốc gia đã tham gia vào các mối quan hệ thương mại và các quốc gia thấy cần thiết phải có các quy định điều chỉnh các mối quan hệ quốc tế về thương mại nhằm thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế. Để điều chỉnh các mối quan hệ về thương mại, các quốc gia phải cùng nhau xây dựng các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật quốc tế để quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể đối với nhau trong mối quan hệ quốc tế. Sự hình thành thương mại quốc tế là yêu cầu có tính khách quan. Mặc dù thương mại quốc tế đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người, tầm quan trọng kinh tế, xã hội và chính trị của nó mới được để ý đến một cách chi tiết trong vài thế kỷ gần đây.

2. Sự phát triển của thương mại quốc tế:

Sự phát triển của thương mại quốc tế tùy thuộc vào sự phát triển của các mối quan hệ thương mại phát sinh ở phạm vi quốc tế. Thương mại quốc tế, về quy mô, phát triển từ cấp độ song phương rồi đến cấp độ khu vực và sau cùng là ở quy mô toàn cầu. Về nội dung, thương mại quốc tế lúc mới hình thành chỉ bao gồm các giao dịch về thương mại hàng hóa. Cùng với sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế, nội dung của hoạt động thương mại quốc tế đã mở rộng sang cả lĩnh vực thương mại dịch vụ, đầu tư, tài chính, sở hữu trí tuệ,… Về mặt tính chất, hoạt động thương mại quốc tế, khi mới hình thành, mang tính ‘đóng’ do vì dựa chủ yếu trên nguyên tắc bảo hộ mậu dịch, và ở một số nhóm nước hay một số khu vực, hoạt động thương mại quốc tế bảo vệ các quan hệ dựa trên nguyên tắc độc quyền của Nhà nước về thương mại quốc tế nói chung và về ngoại thương nói riêng.

3. Thương mại quốc tế là gì?

Cho đến nay chưa có một định nghĩa hay một cách hiểu thống nhất về hoạt động thương mại quốc tế. Người ta mới chỉ thống nhất ở điểm: thương mại quốc tế là tổng hợp các hoạt động, giao dịch hàng hóa và dịch vụ trong quan hệ thương mại quốc tế. Điểm chưa thống nhất là ở chỗ tham gia vào các quan hệ thương mại quốc tế thì đối tượng tham gia gồm nhiều chủ thể khác nhau. Có quan hệ thương mại quốc tế phát sinh giữa các quốc gia (kể cả các nước, vũng lãnh thổ) nhưng cũng có quan hệ thương mại quốc tế phát sinh giữa các doanh nghiệp, các công ty thương mại của các nước khác nhau với nhau. Quan hệ thương mại quốc tế cũng có thể có sự tham gia của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Thương mại thể giới (WTO) hoặc của cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc như Uỷ ban pháp luật thương mại quốc tế của Liên Hợp Quốc (UNCITRAL)…

Xem thêm  Cách kiểm tra pháp lý dự án nhà chung cư trước khi mua

4. Đặc điểm về thương mại quốc tế:

Thứ nhất, đối tượng của hoạt động thương mại quốc tế là các quan hệ phát sinh giữa các quốc gia khi tham gia vào thương mại quốc tế.

Đối tượng của hoạt động thương mại quốc tế là các quan hệ thương mại phát sinh giữa các quốc gia thực hiện ở phạm vi quốc tế hay nói một cách chính xác hơn là những mối quan hệ xã hội phát sinh từ hoặc liên quan đến hoạt động thương mại vượt ra khỏi phạm vi một nước, liên quan đến ít nhất hai quốc gia. Trong quan hệ quốc tế, các quốc gia, với tư cách là chủ thể của hoạt động thương mại quốc tế có chủ quyền quốc gia, có thể tham gia vào nhiều mối quan hệ xã hội phát sinh từ nhiều hoạt động, nhiều lĩnh vực khác nhau như lĩnh vực quốc phòng, lĩnh vực an ninh thế giới, các hoạt động chính trị liên quan đến bảo vệ lãnh thổ, nền độc lập chính trị, lĩnh vực kinh tế, các hoạt động thương mại…

Ở mỗi lĩnh vực hay hoạt động này, các quốc gia thường cùng nhau đàm phán để xây dựng những thỏa thuận quốc tế, những mối quan hệ trong từng lĩnh vực cụ thể. Do đặc điểm của từng lĩnh vực hoạt động, các hoạt động thương mại quốc tế về từng lĩnh vực cũng có nhiều điểm khác nhau. Chẳng hạn, những quan hệ quan hệ quân sự quốc tế khác với quan hệ chính trị hay quan hệ kinh tế.

Thứ hai, phạm vi của các quan hệ thương mại quốc tế rộng hay hẹp tùy thuộc vào cách hiểu về hoạt động thương mại ở phạm vi quốc gia cũng như ở phạm vi quốc tế qua từng thời kỳ.

Hoạt động thương mại quốc tế của một quốc gia được thực hiện dựa trên đường lối phát triển quan hệ đối ngoại của nước đó nói chung và dựa trên chính sách phát triển kinh tế đối ngoại, chính sách phát triển thương mại của nước đó trong từng kỳ nói riêng. Đường lối, chính sách phát triển thương mại của mỗi nước thường được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật về thương mại của nước đó. Vì vậy, để hiểu về hoạt động thương mại quốc tế, trước hết cần hiểu rõ các quy định của pháp luật trong nước của từng nước về chính sách phát triển thương mại, về những quy định liên quan đến khái niệm thương mại hay hoạt động thương mại.

Thứ ba, ngày nay hoạt động thương mại quốc tế được hiểu theo khái niệm hiện đại, khái niệm rộng và do đó đối tượng của hoạt động thương mại quốc tế ngày càng đa dạng và phức tạp.

Mặc dù luật của WTO, tức là các hiệp định của WTO, không đưa ra định nghĩa về hoạt động thương mại nhưng thực hiện hình thành và phát triển các quan hệ thương mại giữa các thành viên của WTO cho thấy thành phạm vi các mối quan hệ thương mại trong khuôn khổ của WTO được hiểu rất rộng, bao gồm các quan hệ thương mại phát sinh từ bốn lĩnh vực là: thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương mại liên quan đến đầu tư và thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Riêng trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, WTO quy định các thành viên tham gia Hiệp định GATS phải cam kết mở cửa thị trường dịch vụ theo 12 ngành và 155 phân ngành dịch vụ. Đây là cách hiểu rộng, hiện đại về hoạt động thương mại cũng như các quan hệ thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh trong luật chơi của WTO.

Xem thêm  Mẫu đơn yêu cầu trả lời về tiến độ bàn giao nhà

5. Khái quát về thương mại quốc tế:

Hoạt động thương mại cụ thể, tức là việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ thông qua các hợp đồng thương mại quốc tế. Thương mại quốc tế trong phương diện này được hình thành từ thời cổ đại. Tuy nhiên cho đến cuối thế kỷ 19 thương mại quốc tế chỉ giới hạn trong việc trao đổi hàng hoá. Từ nửa sau thế kỷ 19 thương mại quốc tế không những chỉ có việc trao đổi hàng hoá mà còn được thực hiện trong các lĩnh vực khác như dịch vụ, đầu tư, thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Đây có thể coi là những vấn đề thuộc lĩnh vực tư của thương mại quốc tế.

Các vấn đề liên quan đến chính sách thương mại của các quốc gia trên thế giới như thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, thương mại liên quan đến sở hữu trí tuệ, thương mại đầu tư, các vấn đề về bán phá giá, tài trợ xuất khẩu…Đây có thể coi là những vấn đề thuộc lĩnh vực “công”.

Ý nghĩa và vai trò của thương mại quốc tế không phải mới được nhận thấy trong những thập kỷ gần đây mà đã được nhận thấy từ thế kỷ thứ 18 với hai học thuyết nổi tiếng: Thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith và thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo. Trước các nhà kinh tế học này đã tồn tại học thuyết gọi là thuyết “trọng thương”, theo đó hàng năm phải bán cho nước ngoài một giá trị hàng hoá lớn hơn giá trị mà chúng ta mua của họ. Quan điểm này bị các tác giả của hai thuyết trên coi là sai lầm bởi vì:

Tài sản là tiền tích lũy có thể gây lạm phát và làm giảm sự cạnh tranh quốc  tế của một đất nước. Điều này đã được kiễm chứng bằng thực tiễn  thương mại hiện đại. Một quốc gia xuất siêu như vậy sẽ tích lũy được nhiều ngoại tệ, mỗi khi ngoại tệ quá nhiều hơn mức cần thiết sẽ dẫn đến tỷ giá giữa ngoại tệ và nội tệ bị hạ thấp và như vậy giá thành sản phẩm sẽ tăng lên dẫn đến hàng hoá khó cạnh tranh với hàng hoá của nước ngoài. Như vậy để nền kinh tế quốc dân phát triển bình thường cán cân thương mại quốc tế lúc nào cũng phải ở thế cân bằng.

Khi chỉ trích quan điểm trên ông Adams Smith đưa ra học thuyết gọi là thuyết lợi thế tuyệt đối. Theo thuyết này thì mỗi quốc gia chỉ nên đầu tư cho sản xuất  những mặt hàng mà mình có lợi thế. Ông ta cho rằng nếu một nước nào đó có thể cung cấp cho chúng ta một loại hàng hơn rẻ hơn chúng ta tự làm thì tốt nhất là nên mua hàng hoá đó bằng cách bán một phần sản lượng kỹ nghệ của chúng ta. Trên cơ sở thuyết lợi thế tuyệt đối David Ricardo đưa ra thuyết lợi thế so sánh. Thuyết lợi thế so sánh này cho thấy rằng, không chỉ lợi thế tuyệt đối mà lợi thế so sánh cũng chỉ ra được ưu điểm của thương mại quốc tế.

Như vậy thương mại quốc tế không những góp phần tạo ra nhiều hàng hoá hơn nhờ mỗi quốc gia phát huy được thế mạnh của mình mà còn thu nhập cho các chủ thể khác. Người vận chuyển, thương gia.… Không ai có thể phủ nhận vai trò của thương mại quốc tế. Việc tăng cường thương mại quốc tế thường được xem như ý nghĩa cơ bản của “toàn cầu hoá”. Thương mại quốc tế với tư cách là một khoa học cũng là một nhánh của kinh tế học. Thương mại quốc tế hợp cùng tài chính quốc tế tạo thành ngành kinh tế học quốc tế.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *