Thủ tục hoàn thuế GTGT với máy móc, thiết bị nhập khẩu

Thủ tục hoàn thuế GTGT với máy móc, thiết bị nhập khẩu
0 Shares

Máy móc, trang thiết bị dây chuyền là một trong những loại tài sản hữu hình, sử dụng để phục vụ tạo ra nguồn thu nhập cho chủ sở hữu. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay, quy trình và thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các loại máy móc, trang thiết bị nhập khẩu được thực hiện như thế nào?

1. Thủ tục hoàn thuế GTGT với máy móc, thiết bị nhập khẩu:

Trước hết, máy móc và trang thiết bị nhập khẩu là một trong những loại tài sản không thể thiếu trong quá trình vận hành sản xuất của bất kỳ doanh nghiệp nào. Vì vậy, quy trình và thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng đối với máy móc, trang thiết bị nhập khẩu cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trước hết, máy móc và thiết bị là một loại kết cấu hoàn chỉnh, bao gồm các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận có liên kết với nhau nhằm mục đích vận hành, chuyển động theo mục đích sử dụng đã được thiết kế ban đầu. Pháp luật hiện nay cũng quy định cụ thể về vấn đề hoàn thuế giá trị gia tăng đối với máy móc và thiết bị nhập khẩu. Cụ thể như sau:

Bước 1: Các doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các loại máy móc và trang thiết bị nhập khẩu cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản sau đây: Văn bản đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng theo mẫu do pháp luật quy định, bằng kê tờ khai hải quan trong quá trình nhập khẩu hàng hóa đó đóng dấu xác nhận của cơ quan hải quan, giấy phép nhập khẩu được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giấy tờ chứng từ thanh toán của các loại máy móc và trang thiết bị nhập khẩu, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giấy tờ và tài liệu khác khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu. Tuy nhiên cần phải lưu ý, doanh nghiệp cần phải kiểm tra kỹ hồ sơ trước khi nộp để yêu cầu hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các loại máy móc và các trang thiết bị nhập khẩu, doanh nghiệp cần phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp lệ, tính hợp pháp, tính chính xác của thành phần hồ sơ, chứng từ tài liệu, hóa đơn, các văn bản có liên quan điểm đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng khi gửi cho cơ quan thuế.

Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ yêu cầu hoàn thuế giá trị gia tăng tại cơ quan có thẩm quyền. Doanh nghiệp lập và gửi hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các loại máy móc trang thiết bị nhập khẩu đến cơ quan thuế, trong thành phần hồ sơ cần phải có chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng tại không nhập khẩu. Có thể nộp trực tiếp hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính. Trong trường hợp thành phần hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế thì công chức thuế cần phải tiếp nhận hồ sơ, đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi số lượng tài liệu có trong thành phần hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng được gửi thông qua đường bưu điện, công chức thuế cần phải đóng dấu và ghi rõ ngày nhận hồ sơ, ghi vào sổ văn thư thông tin liên quan đến hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng được nộp thông qua giao dịch điện tử, quá trình tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ hoàn thuế do cơ quan thuế thực hiện thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.

Xem thêm  Hướng dẫn cách đóng dấu treo, cách đóng dấu giáp lai 2023

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và xử lý hồ sơ hoàn thuế. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì sẽ tiếp nhận hồ sơ, trong trường hợp nhận thấy hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ thì trong thời gian hai ngày làm việc được tính kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế cần phải thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế điều chỉnh và bổ sung hồ sơ sao cho phù hợp với quy định của pháp luật. Trong khoảng thời gian tối đa 05 ngày làm việc được tính kể từ khi nhận được đủ hồ sơ, cơ quan thuế cần phải thông báo cho người nộp thuế biết về kết quả xác định hồ sơ đã đủ điều kiện hoàn thuế hay chưa, yêu cầu người nộp thuế bổ sung các loại giấy tờ chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng nhập khẩu để cơ quan thuế ra quyết định hoàn thuế trước kiểm tra sau. Trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính từ khi nhận được chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, cơ quan thuế sẽ phải có trách nhiệm kiểm tra đối chiếu chứng từ nộp thuế với số liệu đã kê khai trong thành phần hồ sơ hoàn thuế của doanh nghiệp, sau đó ra quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các thiết bị, máy móc nhập khẩu. Trong trường hợp từ chối thì cần phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do chính đáng.

2. Điều kiện hoàn thuế GTGT với máy móc, thiết bị nhập khẩu:

Căn cứ theo quy định tại Điều 70 của Luật quản lý thuế năm 2019 có quy định về các trường hợp hoàn thuế. Theo đó:

– Cơ quan quản lý thuế thực hiện thủ tục hoàn thuế đối với các cá nhân, tổ chức thuộc trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế;

– Cơ quan thuế trả lại tiền nộp thừa đối với trường hợp người nộp thuế có số tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước được xác định là lớn hơn so với số tiền phải nộp theo quy định tại Điều 60 của luật quản lý thuế năm 2019.

Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 71 của Luật quản lý thuế năm 2019 có quy định về hồ sơ hoàn thuế. Theo đó:

– Người nộp thuế thuộc trường hợp được hoàn thuế sẽ cần phải lập hồ sơ và gửi hồ sơ hoàn thuế cho cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền;

– Thành phần hồ sơ hoàn thuế sẽ bao gồm: Văn bản yêu cầu hoàn thuế, các tài liệu giấy tờ liên quan đến yêu cầu hoàn thuế.

Như vậy có thể nói, điều kiện hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các loại thiết bị, máy móc nhập khẩu sẽ bao gồm:

Xem thêm  Thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống thủy sản

– Tổ chức/cá nhân cần phải thuộc trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng;

– Tổ chức/cá nhân có số tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước được xác định là có lớn hơn so với số tiền phải nộp, thì sẽ được hoàn lại số tiền nộp thừa theo quy định của pháp luật.

3. Các trường hợp hoàn thuế GTGT theo pháp luật hiện nay: 

Căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Văn bản hợp nhất luật thuế giá trị gia tăng năm2016 có quy định về các trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng. Bao gồm:

– Trường hợp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế. Theo đó, cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sẽ được hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật khi: Có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng hoặc trong quý thì sẽ được khấu trừ vào kỳ tiếp theo. Đồng thời, trong trường hợp cơ sở kinh doanh đã thực hiện thủ tục đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có các loại hình dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư có số thuế giá trị gia tăng của các loại hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho hoạt động đầu tư tuy nhiên chưa được khấu trừ và có số thuế còn lại với mức từ 300.000.000 đồng trở lên thì sẽ được hoàn thuế giá trị gia tăng;

– Trường hợp hàng hóa xuất nhập khẩu có số thuế giá trị gia tăng lớn hơn 300.000.000 đồng chưa được khấu trừ. Theo quy định, đơn vị và doanh nghiệp trong tháng, trong quý có các loại hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ trong mức từ 300.000.000 đồng trở lên thì sẽ được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, theo quý phù hợp với quy định của pháp luật;

– Trường hợp thực hiện thủ tục chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, chia tách doanh nghiệp. Theo đó, cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng sẽ được hoàn thuế giá trị gia tăng khi có số thuế nộp thừa hoặc có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết khi thực hiện thủ tục: Chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sắp nhập doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp, chia tách doanh nghiệp, giải thể doanh nghiệp, phá sản doanh nghiệp hoặc chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật doanh nghiệp;

– Trường hợp có quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo quy định của pháp luật, cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo các điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: 

– Luật quản lý thuế năm 2019;

– Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH Luật thuế giá trị gia tăng 2016.

  • Hoàn thuế giá trị gia tăng là gì? Điều kiện, hồ sơ, thủ tục hoàn thuế GTGT?
  • Mẫu công văn công nhận doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế GTGT chi tiết nhất
  • Phụ lục 07: Mẫu quyết định thanh toán cho ngân hàng thương mại số tiền đã ứng để hoàn thuế GTGT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *