Thủ lĩnh trầm lặng của ngân hàng lớn nhất Âu châu

Thủ lĩnh trầm lặng của ngân hàng lớn nhất Âu châu
0 Shares

Sáng 29/11, ngân hàng khổng lồ HSBC thông báo rằng Chủ tịch John Bond sẽ về hưu vào tháng 5/2006, kết thúc gần nửa thế kỷ cống hiến cho hãng.

John Bond, năm nay 64 tuổi và đã được nữ hoàng Anh phong tước Hiệp sỹ, đảm nhiệm chức vụ tối cao này ở HSBC, ngân hàng lớn nhất châu Âu và lớn thứ 3 thế giới với lợi nhuận luôn đều đặn ở mức cao nhất châu Âu, từ năm 1998.Gần nửa thế kỷ cống hiến với những thăng tiến đều đặn

Khi John Bond gia nhập HSBC năm 1961 với niềm hứng khởi và lòng nhiệt tình của một chàng trai thử việc tròn 20 tuổi, HSBC mới chỉ là một ngân hàng địa phương chẳng mấy tên tuổi ở đặc khu Hồng Kông.
Đến hôm nay, sau 45 năm phục vụ, trong đó có 5 năm làm Tổng giám đốc và 7 năm làm Chủ tịch hãng, HSBC đã trở thành “ngân hàng toàn cầu hiểu rõ địa phương”, đúng như slogan của hãng.
Cụ thể, ông đã sống và làm việc tại vùng đất châu Á Hồng Kông, Trung Quốc và một vài địa điểm lân cận trong suốt 25 năm cho HSBC – tên viết tắt của Tập đoàn ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải. Tới 1986, ông chuyển công tác sang Mỹ và làm việc ở đó thêm 4 năm.

Năm 1988, ông bắt đầu đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc của hãng. Hết 4 năm công tác tại Mỹ, ông lại quay về Hồng Kông để phụ trách mảng quan trọng nhất của hãng – hoạt động cho vay thương mại. Năm 1991, ông lại vòng sang Mỹ để quản lý toàn bộ hoạt động của chi nhánh tại Mỹ trước khi quay về quê hương, nước Anh, vào năm 1992, khi HSBC vươn sang Anh với việc thôn tính ngân hàng Midland Bank.

Năm 1998, ông đánh dấu quá trình nỗ lực của mình bằng việc thăng tiến lên vị trí tối cao ở tập đoàn lớn này, vị trí Chủ tịch hãng. Một trong những yếu tốt giúp ông đạt được vị trí này là nhờ khả năng cắt giảm chi phí hoạt động rất tốt qua những vị trí thấp hơn.
Ông có lẽ là nhà trùm tài phiệt duy nhất trên thế giới quan tâm tới từng bóng đèn quên tắt để nhắc nhở nhân viên ở từng bộ phận cụ thể. Ông cũng thường viết những con số biết nói về từng khoản thu chi trong quá trình hoạt động của hãng lên những chỗ công cộng trong hãng để mọi nhân viên nhìn thấy mà nâng cao ý thức tiết kiệm.

… Để trở thành Hiệp sỹ John Bond

Có thể hơn 110 triệu khách hàng hiện nay của HSBC có thể không biết gì về ông, song với giới tài chính, John Bond đúng là một Hiệp sỹ đúng nghĩa, người đã mang HSBC trên đôi vai của mình chạy tới từng ngóc ngách của địa cầu để mang về khoản lợi nhuận mỗi năm hơn 15 tỷ USD.
Trong 12 năm qua, John Bond đã chủ trì hơn 50 vụ sáp nhập lớn nhỏ trị giá hơn 50 tỷ USD với các ngân hàng lớn nhỏ khác trên khắp các khu vực, từ Pháp, Mỹ, Mexico cho tới Malta hay Bermuda. Điều đó thể hiện sự lớn mạnh và tầm cỡ “con cá lớn” của HSBC.
Chưa hết, dưới thời ông, HSBC đã mở rộng tầm với sang tận đại lục Trung Hoa, vốn được coi là miền đất khó xâm nhập của hầu hết các đại gia ngành tài chính – ngân hàng thế giới, vùng đất mà ngay cả hãng tài chính lớn nhất thế giới là Citigroup cũng phải lắc đầu.
Thương vụ mua được 19,9% cổ phần Ngân hàng Viễn thông Trung Quốc và 19,9% ở hãng bảo hiểm quốc doanh Bình An đến nay vẫn còn là bài học lớn cho các đại gia tài chính muốn kiếm phần bánh ở đại lục.
Chính vì vậy, năm 1999, John Bond đã được nữ hoàng Anh phong tước Hiệp sỹ vì những cống hiến của ông trong lĩnh vực ngân hàng nước Anh nói riêng và thế giới nói chung. Còn mới đầu tháng này, ông được Tạp chí The Times của Mỹ liệt vào danh sách 100 người quyền lực nhất thế giới năm 2005.

Xem thêm  Merchandiser là gì? Tìm hiểu về nghề Merchandise

Phương châm: “Chúng ta phải thay đổi chính mình”

John Bond luôn có kế hoạch làm việc ngắn hạn, dài hạn của riêng mình trước khi lập kế hoạch cho từng ban bệ và cho cả tập đoàn. Điều này thì hầu như bất cứ vị Tổng giám đốc hay Chủ tịch hãng nào trên thế giới hiện nay đều muốn hoặc phải làm.
Song điều khác biệt là vị hiệp sỹ này thường nhìn nhận chính mình và đối thủ rất nghiêm khắc và khách quan trước khi lập mỗi kế hoạch lớn nhỏ, dù cho bản thân hay cho tập đoàn. Người ta vẫn thường nhìn thấy vị chủ tịch này đứng lặng hàng giờ liền trên hành lang tầng 10 của toà nhà chọc trời HSBC ở London dõi mắt nhìn về các công ty tài chính khác, vốn hiện diện nhan nhản ở trung tâm tài chính quốc tế khổng lồ này.
Kết quả của mỗi lần dõi mắt ấy thường được phổ biến cho các cấp lãnh đạo và nhiều khi cho cả nhân viên. Ông chỉ ra cho tất cả thấy điểm mạnh yếu của chính mình và của chính đối thủ, trước khi chốt lại một câu đanh thép: “Chúng ta phải thay đổi chính mình”.
Đó chính là mệnh lệnh làm việc của HSBC và là lẽ sống của vị thủ lĩnh trầm lặng này. Nếu không thay đổi, có lẽ bây giờ vẫn chỉ quanh quẩn đâu đó ở Hồng Kông hay Thượng Hải là cùng. Nếu không thay đổi, có lẽ HSBC đã bị nuốt chửng thay vì thành công trong những vụ thôn tính đối với các ngân hàng lớn nhỏ khác trên thế giới để biến mình thành người khổng lồ trong ngành như hiện nay.
Và đặc biệt, nếu không thay đổi, John Bond có lẽ đã không là một hiệp sỹ ngoan cường trong mắt Hoàng gia Anh, đã không là một thủ lĩnh của một tập đoàn hàng đầu ở Âu châu như ngày nay.
Vào tháng 5/2005, vị thủ lĩnh đáng kính này sẽ về vườn. Chỉ còn mấy tháng nữa là hết nhiệm vụ, song phương châm sống và làm việc ấy vẫn không hề thay đổi. Phát biểu kết thúc buổi họp báo công bố quyết định này, John Bond vẫn khẳng định: “Đến hôm nay, chúng ta đã là một tên tuổi có thế trong làng tài chính quốc tế, song chúng ta vẫn chưa phải là nhà vô địch. Cần phải thay đổi điều đó!”.

Xem thêm  Bí quyết giao tiếp trên sân golf

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *