Thay đổi nghề nghiệp là một quá trình quan trọng, quyết định đến vận mệnh trong tương lai của bạn. Nếu bạn kiểm soát được quá trình này từ đầu đến cuối. Khi tinh thần của bạn lên cao, hãy hành động táo bạo; khi bạn cảm thấy ít tự tin, hành động chậm lại. Bằng không, học tất cả những gì bạn có thể về quá trình thay đổi…và hãy học hỏi từ những sai lầm mà những người thay đổi nghề nghiệp khác thường mắc phải. Sau đây là danh sách 10 sai lầm phổ biến nhất và cách tránh chúng.
1. Không tập trung một cách nghiêm túc. Thay đổi nghề nghiệp là một hiện tượng rất ít khi lặp lại. Giống như bất kỳ sự kiện lớn nào trong đời, nó đòi hỏi phải tập trung cao độ. Đừng làm nửa vời! Hãy hành động hết mình. Lập hẳn một kế hoạch “thay đổi công việc” trong lịch trình của bạn.
2. Thiếu sự hỗ trợ. Việc thay đổi nghề nghiệp thường không đạt được kết quả thông qua việc đọc một cuốn sách. Nó đòi hỏi rất nhiều nguồn hỗ trợ và những người bạn, những người cố vấn có cả kiến thức chuyên môn lẫn sự khách quan. Hãy lập một danh sách những người có thể giúp được bạn.
3. Quá ít manh mối. Để xác định những cơ hội cho công việc mới, bạn cần rất nhiều những thông tin xác thực về những giá trị của bạn, những kỹ năng và những khả năng có thể thúc đẩy. Bắt đầu với khoảng 20 – 25 giá trị, niềm đam mê, kỹ năng và sở thích, và loại trừ để chỉ lấy từ 12 – 15 tiêu chí phù hợp nhất
4. Dự định quá nhiều. Bạn không thể cứ ngồi đấy mà mơ mộng về công việc mà bạn thích – nó đòi hỏi phải hành động – hãy hỏi những câu hỏi, tìm kiếm những lời khuyên, sự kết nối và những thử nghiệm.
5. Đợi thời cơ chín muồi. Chẳng bao giờ có thời cơ chín muồi, vì vậy hãy bắt đầu ngay từ bây giờ. Việc thay đổi nghề nghiệp thường phải mất từ một đến ba năm. Bạn càng bắt đầu sớm, bạn sẽ càng nhanh chóng được hưởng những thành quả do mình phấn đấu mà có.
6. Sống trong hy vọng. Một điều kỳ diệu sẽ đến…một “quý nhân” sẽ xuất hiện để giúp bạn. KHÔNG! Bạn kiểm soát vận mệnh của mình chứ không phải bất kỳ ai khác.
7. Không nhìn xa trông rộng. Không sẵn sàng học hỏi và tiến xa hơn trong sự nghiệp của mình. Thay đổi nghề nghiệp là một con đường dài. Hãy từ từ từng bước một.
8. Sống nặng về tình cảm. Thực ra, cuộc sống và tình cảm là hai mặt luôn đi cùng với nhau. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt giữa tình cảm và công việc.
9. Thất bại trong việc tích lũy vốn liếng. Hãy cố gắng dành dụm – bạn có thể cắt giảm chi tiêu như thế nào trong khi vẫn giữ lối sống bình thường. Tôi nghĩ bạn sẽ ngạc nhiên về bản thân mình đấy.
10. Nghĩ rằng bạn đã quá già. Bạn không già – dù bạn ở tuổi nào. Độ tuổi bình quân trong danh sách khách hàng của tôi là 45, có nghĩa là thường họ khoảng 48, người già nhất là 57, người trẻ nhất là 36.
Mỗi ngày, bạn có một lựa chọn về cách thức bạn muốn cuộc sống của mình như thế nào. Hãy đi theo một cách thức phù hợp với bạn nhất để con đường ấy mang lại cho bạn tất cả những gì bạn mong muốn.
Để lại một bình luận