Thành phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với một doanh nghiệp sản xuất, gia công. Vậy trên thực tế, khái niệm thành phẩm là gì và đâu là quy trình quản lý thành phẩm hiệu quả nhất cho doanh nghiệp? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong những chia sẻ dưới đây.
1. Thành phẩm là gì?
Thành phẩm hay Finished Goods (Finished Product) được hiểu chính là những sản phẩm đã kết thúc quá trình sản xuất, chế biến do các bộ phận sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp sản xuất hoặc thuê ngoài gia công xong và được kiểm nghiệm để phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và nhập kho. Thành phẩm khi hoàn thành cần phải đảm bảo đã đạt đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng cũng như kỹ thuật theo quy định.
Bán thành phẩm là dạng sản phẩm chỉ mới hoàn thành một công đoạn nhất định nào đó trong công đoạn chế biến cuối cùng của quy trình sản xuất, đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định nhập kho để chờ tiếp tục chế biến hoặc có thể bán một bộ phận nhỏ ra bên ngoài.
Thành phẩm và sản phẩm là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau, chủ kinh doanh và người có trách nhiệm cần hiểu rõ.
2. Đánh giá thành phẩm
Thành phẩm sẽ được đánh giá theo giá thành sản xuất thực tế dựa trên nguyên tắc giá gốc. Tùy theo sự vận động của thành phẩm mà bạn có thể đánh giá cho phù hợp. Việc đánh giá này phải kể đến đánh giá thành phẩm nhập kho và đánh giá sản phẩm xuất kho.
2.1 Đánh giá thành phẩm nhập kho
Thành phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, hoàn thành nhập kho được phản ánh theo giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm hoàn thành trong kỳ, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Thành phẩm do thuê ngoài gia công chế biến hoàn thành nhập kho: Được tính theo giá thực tế gia công, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí thuê gia công và chi phí liên quan trực tiếp khác như chi phí vận chuyển, bốc dỡ hay hao hụt,…
Để tính giá gốc của thành phẩm nhập kho, kế toán có thể tham khảo cách tính:
Thành phẩm thuê ngoài chế biến = Chi phí chế biến + Chi phí liên quan trực tiếp đến công việc chế biến
2.2 Đánh giá thành phẩm xuất kho
Việc đánh giá thành phẩm xuất kho cũng được phản ánh theo giá thành sản xuất thực tế xuất kho. Thành phẩm thuộc nhóm tài sản hàng tồn kho, do đó theo chuẩn mực số 02 của kế toán hàng tồn kho thì việc tính giá thành thực tế của sản phẩm tồn kho hoặc xuất kho được áp dụng một trong 4 phương pháp:
- Phương pháp tính theo giá đích danh
- Phương pháp bình quân gia quyền
- Phương pháp nhập trước, xuất trước
- Phương pháp nhập sau, xuất trước
Giá gốc của thành phẩm xuất kho có thể được tính dựa theo công thức:
Giá gốc thành phẩm xuất kho = Số lượng thành phẩm xuất kho x Đơn giá bình quân gia quyền
Đối với cách xác định đơn giá bình quân gia quyền, kế toán viên có thể xác định như sau:
Đơn giá bình quân gia quyền cả kỳ lưu trữ = Giá gốc thành phẩm bị tồn đầu kỳ + Giá gốc thành phẩm nhập trong kỳ
Hoặc
Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ = Số thành phẩm bị tồn đầu kỳ + Số thành phẩm nhập trong kỳ
3. Quy trình quản lý kho thành phẩm
3.1 Quản lý xuất kho
Đối với kho thành phẩm, khi có thông báo thì cần phải xuất thành phẩm ra kho và kế toán kho sẽ là người làm nhiệm vụ kiểm tra số lượng để có thể đảm bảo đủ thành phẩm theo yêu cầu xuất.
Sau khi đảm bảo đủ thành phẩm và tiến hành lập phiếu xuất kho. Phiếu xuất sẽ được lập dựa trên thông tin đơn hàng và được chuyển đến thủ kho sau khi hoàn thành lập phiếu. Bước cuối cùng thủ kho thực hiện xuất kho theo đúng dữ liệu trên phiếu xuất kho đã được lập.
3.2 Quản lý nhập kho
Ngay khi có yêu cầu nhập thành phẩm vào kho, thủ kho cần kiểm tra lại thành phẩm và ký xác thực vào giấy giao nhận. Khi này thủ kho lập phiếu nhập kho và ký nhận, đồng thời, thực hiện nhập kho thành phẩm và cập nhật dữ liệu để theo dõi được chính xác số lượng thành phẩm được lưu trữ trong kho.
3.3 Quản lý chuyển kho thành phẩm
Trong những trường hợp phát sinh nhu cầu chuyển đổi thành phẩm giữa các kho với nhau, cần gửi đề xuất để có sự chấp thuận của phòng ban, bộ phận có thẩm quyền. Khi đề xuất được đồng ý thì tiến hành lập phiếu chuyển kho thành phẩm.
Thực hiện chuyển thành phẩm tới kho yêu cầu, cần đảm bảo quy trình kiểm kê chi tiết số lượng thành phẩm để xảy ra các sai sót, bất cập. Đồng thời, cập nhật dữ liệu để theo dõi được lượng thành phẩm giữa các kho.
Trên đây là những chia sẻ của Đọc Ngẫm về thành phẩm và những yếu tố liên quan đến việc đánh giá thành phẩm. Chúng tôi hy vọng rằng những chia sẻ trên có thể giúp bạn hiểu rõ thành phẩm là gì cũng như quy trình quản lý thành phẩm một cách hiệu quả nhất.
Xem thêm: Quản lý kho bằng mã vạch: Giải pháp chính xác không lo thất thoát
Để lại một bình luận