Với sự bùng nổ của thanh toán không tiền mặt như hiện nay, QR Code dần trở nên phổ biến với nhiều điểm tiện lợi, tối ưu cho người tiêu dùng cũng như chủ shop kinh doanh. Nếu mọi người không biết, mã vạch QR code tồn tại với 2 dạng hoàn toàn khác biệt đó là QR code động và QR code tĩnh. Vậy bạn đã nắm được những thông tin cơ bản xoay quanh 2 khái niệm này chưa? Điểm khác nhau giữa QR Code động và QR Code tĩnh là gì? Hãy cùng Đọc Ngẫm.vn tìm hiểu qua bài viết này nhé.
1. Sự ra đời, phát triển của mã số mã vạch
Dù mới bùng nổ khoảng thời gian gần đây nhưng ít ai biết được mã QR đầu tiên được đưa vào sử dụng trên thế giới từ cuối năm 1960 để phục vụ cho hoạt động giao thương và sản xuất thương mại. Dù chưa tạo ra được nhiều giá trị thức thời nhưng sự ra đời của QR Code đã đánh dấu sự hoàn thiện và phát triển vào ứng dụng rộng rãi trong đa ngành kinh tế.
Năm 1973 tổ chức MSMV đầu tiên được thành lập, đó là Hội đồng mã thống nhất của Mỹ (viết tắt tên tiếng Anh là UCC).
Năm 1977, Hội mã số vật phẩm Châu âu (EAN) ra đời do sáng kiến của 12 nước Châu Âu. Đến năm 1984 đổi tên thành EAN International. Là một tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động với mục đích chính là đẩy mạnh áp dụng hệ thống EAN trên toàn cầu. Trong tất cả các ngành kinh tế xã hội nhằm cung cấp ngôn ngữ chung cho thương mại quốc tế.
2. Sự phổ biến của QR Code hiện nay
QR Code được dán phổ biến trên các biển quảng cáo, những địa điểm công cộng, các sản phẩm và hàng hóa của các doanh nghiệp… QR Code được xem là một trong những cách thức tiếp thị, truyền thông và quảng cáo đặc biệt giúp các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến với khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
QR Code có thể được quét bằng các thiết bị điện tử thông minh có camera như máy tính bảng hoặc điện thoại di động, đây đều là những thiết bị rất quen thuộc được sử dụng hàng ngày của mọi người. Một mã QR có thể chứa một đường dẫn URL và khi người dùng sử dụng điện thoại di động quét nó, thì nó sẽ đưa người dùng đến trang web với đường dẫn URL đó.
3. QR Code là gì
QR Code được hiểu là 1 dạng mã vạch 2D hiện đại, được cấu tạo từ những ký tự hình là các ô vuông lớn nhỏ đan xen với nhau tạo thành hình ảnh không gian nhất định.
So với mã vạch 1D trước đây thì QR Code có nhiều ưu điểm vượt trội vì khả năng chứa dữ liệu mạnh mẽ, tối đa 7.089 ký tự số và 4.296 ký tự chữ số. Để hoạt động được, QR Code phải chứa những thông tin như URP, thời gian, địa điểm và mô tả sản phẩm nào đó.
3.1 QR code tĩnh là gì?
QR code tính là loại mã lưu trữ dữ liệu trực tiếp dưới dạng văn bản và được ấn định trực tiếp vào website mà không cần thông qua các liên kết phụ. Khi sử dụng mã QR tĩnh, thông tin nhận được sẽ mang tính chất 1 chiều cố định và không thay đổi. Nếu như mong muốn chỉnh sửa trang đính thù bạn sẽ phải tạo 1 QR Code tính hoàn toàn mới.
Một số ứng dụng của mã QR code tĩnh hiện nay là:
- Lưu trữ thông tin cá nhân.
- Mã dùng một lần trong các chiến dịch PR – tiếp thị, mã giảm giá.
- Làm danh thiếp.
- Làm hồ sơ cá nhân.
- Mã hóa những thông tin cố định không thay đổi.
- Mã hóa tài liệu quan trọng.
3.2 QR code động là gì?
QR code động hay còn được gọi là QR code biến đổi, là loại tem biến đổi, sử dụng đường link URL ngắn được đặt vào mã QR, sau đó chuyển hướng người dùng một cách rõ ràng đến URL trang web đích dự kiến khác. Khi sử dụng mã qr động này bạn có thể tùy ý chỉnh sửa thông tin sau khi đã in mà không cần can thiệp vào code.
Đặc biệt, mã QR Code động khi tích hợp cùng công nghệ chống giả điện tử SMS sẽ đem lại khả năng chống giả chuyên biệt, giúp doanh nghiệp thu thập data khách hàng dễ dàng, kích hoạt hệ thống bảo hành điện tử online, các chương trình marketing hiệu quả đến đúng đối tượng khách hàng.
Mã QR code động được ứng dụng trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau, cụ thể là:
- Truy xuất nguồn gốc thông tin hàng hóa, thông tin sản phẩm, thông tin cá nhân, mã QR code sẽ thay cho các Business Card tại siêu thị, nhà hàng, khách sạn, hội thảo, thuyết trình, concert…
- QR code phục vụ marketing: thay thế cho các quảng cáo tờ rơi, quảng cáo doanh nghiệp
- Làm vé máy bay, tàu, xe, vé xem phim.
4. So sánh QR động và QR tĩnh
4.1 Ưu điểm
QR Code động: Cho phép kết nối người dùng với hệ thống thông tin điện tử, chỉnh sửa các thông tin trong mã, theo dõi cũng như thống kế quá trình quét mã, định danh thông tin người quét mã để doanh nghiệp thu thập, phân tích để tối ưu luồng trải nghiệm và phục vụ cho các giải pháp tiếp theo.
Có thể thấy, ưu điểm lớn nhất của QR động là đem đến cho doanh nghiệp và khách hàng sự an tâm trong việc xác thực hàng hóa, đưa ra thông tin chi tiết về sản phẩm có phải hàng chính hãng hay không. Có thể trả về thông tin của người xác thực lần đầu, cũng như thay đổi trạng thái của sản phẩm trong những lần xác thực sau. Ngăn chặn hiệu quả việc làm giả, làm nhái sản phẩm đem lại sự an toàn cho người dùng.
QR Code tĩnh: Chúng ta có thể tạo miễn phí QR Code tính ở bất kì đâu và thời gian nào. Chứng tỏ mức độ phổ biến của loại hình QR này. Nếu có một liên kết web hoặc địa chỉ email được mã hóa thì thiết bị sẽ nhận được thông tin về những đường link được mã hóa này, tuy nhiên để đến được đường link đó hoặc gửi một email cần phải có kết nối Internet.
4.2 Nhược điểm
QR Code biến đổi: Doanh nghiệp muốn tạo ra phải mất phí cao và sử dụng công nghệ cao, đồng thời khi muốn thay đổi thông tin về sản phẩm cũng như thông tin về doanh nghiệp phải vào code. Khi vào trang đích mà bạn mong muốn phải thông qua các liên kết thứ cấp mới có thể truy cập được, có nghĩa là nó có tính bảo mật hơn nhưng người tiêu dùng sẽ mất thời gian truy cập lâu hơn. Theo so sánh QR Code biến đổi và QR Code tĩnh thì nhược điểm của QR Code biến đổi là không đáng kể và nó sẽ được lựa chọn nhiều hơn.
QR Code tĩnh: Trong xác thực hàng hóa, sản phẩm thì QR Code tĩnh chỉ có thể trả về thông tin sản phẩm mà mình xác thực, không thể đưa ra thông tin chi tiết về người xác thực cũng như ngày giờ xác thực. Quan trọng nhất là QR Code tĩnh không thể thay đổi trạng thái xác thực sản phẩm, điều này gây nguy hiểm cho người dùng khi những kẻ xấu muốn sao y bản chính QR Code sản phẩm chính hãng để làm nhái hoặc làm giả sản phẩm.
Như vậy người dùng sẽ không thể nhận diện được ai là người xác thực sản phẩm lần đầu, hoặc sản phẩm đã qua sử dụng hay chưa đồng nghĩa với việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm này không thể chính xác được.
5. Nên sử dụng QR code động hay tĩnh?
QR Code sẽ chỉ thực sự hữu dụng nếu nó giải quyết được vấn đề của người dùng và mỗi loại sẽ có những ưu điểm và lợi thế riêng. Vậy nên, rất khó để có thể trả lời được “Nên sử dụng QR code động hay tĩnh?”. Vì thế, để quyết định đâu sẽ là sự lựa chọn hợp lý thì bạn phải dựa trên nhu cầu sử dụng QR code thực tế tại doanh nghiệp, tổ chức của mình. Hiện nay, cả 2 loại QR code động lẫn QR code tĩnh đều đang được ứng dụng phổ biến và song song cùng nhau.
QR code dần trở thành công cụ không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp, với khả năng lưu trữ khổng lồ và tốc độ phản hồi nhanh, QR code cho phép doanh nghiệp truyền tải những thông tin hữu ích và đáng tin cậy tới người tiêu dùng. Hy vọng bài viết này sẽ có ích với các bạn đang tìm hiểu về QR Code.
Để lại một bình luận