Người lãnh đạo giỏi vận dung “chiểu” khen thưởng, khích lệ lựa chọn phương thức khen thưởng xác đáng còn có khả năng khích lệ tính tích cực của nhân viên hơn nhiều so với biện pháp tăng tiền thưởng.
Phương thức khen thưởng, khích lệ khoa học gồm có:
1. Tính cụ thể: tức là khen thưởng người cụ thể, việc cụ thể. Nên có để mọi người hiểu vì sao được thưởng? Làm thế nào để được thưởng?
2. Tính kịp thời: khi nào lập thành tích thì khen thưởng lúc ấy. Như vậy mới có thể khơi dậy lòng nhiệt tình làm việc lâu dài vì lãnh đạo thường xuyên quan tâm đến công việc của mình.
3. Tính rộng rãi: người được thưởng là bao nhiêu so với người thi. Thưởng lớn thường thường trở thành vấn đề có tính chính trị, hơn nữa sẽ khiến đông đảo mọi người cho rằng mình đáng được mà sẽ không có người cảm thấy buồn. Khen thưởng có tính tượng trưng, ở quy mô nhỏ là mục tiêu biểu dương thành công một cách tích cực, mà không phải mục tiêu tranh giành chính trị. Đây cũng có thể giải thích nguyên nhân mà số ít người gương mẫu dễ cảm thấy “cô độc”.
4. Tính thường xuyên: khen thưởng định kỳ thường mất đi tác dụnghĩa là. Vì mọi người có thể dự đoán, khen thưởng giữa chừng không thể dự đoán thì hiệu quả càng tốt hơn. Mọi người sẽ thường xuyên cố gắng làm việc vì thường xuyên có khen thưởng.
5. Tính quan tâm: kích thích thuần túy bằng vật chất tác dụng của nó rất khó duy trì được lâu. Nhưng khi người lãnh đạo dành thời gian quý báu để quan tâm đến nhân viên, sẽ trở thành một biện pháp có sức mạnh. Quan tâm còn quan trọng hơn cả khen thưởng.
6. Tính đa dạng: ngoài khen thưởng vật chất, nên phải có khen thưởng cả tinh thần. Nếu danh hiệu vinh dự, thừa nhận cá tính, tính tự lập, bảo vệ những việc làm sáng tạo, đề bạt để đảm nhiệm những công việc quan trọng, tạo cơ hội để vươn lên vv…
7. Tính công khai: khen thưởng là thưởng một người để khích lệ, lôi cuốn nhiều người. Nhưng thưởng bí mật (ví dụ phong bì) sẽ dễ nảy sinh nghi ngờ lẫn nhau, ảnh hưởng không tôt đến tính tích cực của công việc và sự đoàn kết trong nội bộ. Hơn nữa, người được thưởng cũng không tạo ra được sự phấn đấu vươn lên.
8. Tính hợp lý: luận công mà ban thưởng. Công to thì thưởng nhiều, công bé thì thưởng ít. Có công thì trọng thưởng như thế mới động viên được mọi người tích cực đóng góp, cống hiến. Nếu thưởng không đúgn, công bé thưởng nhiều, công to mà thưởng ít thì không công bằng.
Để lại một bình luận