Tại sao mức lương của các nhân viên luôn được giữ bí mật?

Tại sao mức lương của các nhân viên luôn được giữ bí mật?
0 Shares

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại Đọc Ngẫm :

  • Việc làm Đà Nẵng chợ tốt
  • Xin việc làm tại Hà Nội
  • Tuyển dụng việc làm Hải Phòng

Các công ty hiện nay thông thường trả lương cho nhân viên qua tài khoản; nếu trả bằng tiền mặt cũng hạn chế tối đa việc để các nhân viên biết và tìm hiểu thông tin về lương thưởng của nhau. Tại sao tiền lương lại được giữ bí mật như tài liệu mật ở môi trường công sở như thế?

Tình huống 1:
Tình cờ một nhân viên làm việc lâu năm trong công ty biết được mức lương của một đồng nghiệp mới vào cao hơn cô. So về tuổi đời và kinh nghiệm, có lẽ nhân viên mới không thể bằng được nhân viên cũ này, nhưng do giá cả thị trường thay đổi lớn và có lẽ khả năng đàm phán của nhân viên mới tốt hơn nên đã có được mức lương cao hơn hẳn. Điều này gây nên tâm lý chán việc trong nhân viên cũ và cô có sự hằn học với nhân viên mới.

Kết quả là hai người khó mà hòa hợp, nhân viên cũ không giúp đỡ và chỉ bảo nhân viên mới đến nơi đến chốn, thái độ làm việc lạnh lùng và không hợp tác. Nhân viên mới cũng khó lòng mà làm việc hiệu quả và phải gồng mình lên để học hỏi, hòa nhập với môi trường mới. Bộ phận nhân sự đứng trước nguy cơ lại phải tuyển người vì xem chừng nhân viên mới đang chán nản và mệt mỏi vì bị đồng nghiệp chèn ép và cô lập; nhân viên cũ cũng nhăm nhe tìm công ty khác vì cô cảm thấy mình đang bị đối xử bất công.

Xem thêm  Thực tập sinh kinh doanh là gì? Tất tần tật từ A-Z về thực tập sinh kinh doanh

Tình huống 2:
Hai người cùng vị trí và cùng thời điểm vào công ty, mức lương cũng bằng nhau vì cùng trình độ và kinh nghiệm. Sau một thời gian, mức lương của cả hai không còn như ban đầu nữa, một người cao và một người vẫn chỉ ở mức trung bình tuy cả hai không hề có sự thăng tiến về mặt vị trí.

Vốn thân thiết nên chuyện lương của họ dễ dàng được trao đổi. Ngay lập tức, người thấp hơn cảm thấy bất mãn và không hài lòng, tự nghĩ mình không làm gì kém hơn hay đóng góp ít hơn cho công ty mà lại có sự chênh lệch không thỏa đáng như thế. Người cao hơn bỗng nhiên có cảm giác e dè và “ngại” với đồng nghiệp vì mức lương cao hơn của mình, mặc dù hai người hàng ngày vẫn làm những công việc như nhau và có tầm quan trọng bằng nhau.

Tình cảm không còn thân thiết như xưa nữa, việc giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành công việc cũng không còn được gắn bó và hiệu quả. Vô hình chung năng suất làm việc kể từ khi có đợt xét tuyển lương mới có phần giảm sút.

***

Trong cả hai trường hợp, người quản lý hay bộ phận nhân sự đã không có sự giải thích thỏa đáng và công khai các chính sách cho nhân viên nên dẫn tới tình trạng “hiểu lầm” hay bất mãn trong công ty. Có những quy định rõ ràng về lương thưởng và điều chỉnh kịp thời mức lương của nhân viên, cả cũ và mới cho phù hợp với giá cả thị trường sẽ giúp tránh được những mâu thuẫn nội bộ và sự không hài lòng của nhân viên như thế này.

Xem thêm  Có 10 nghề “hot” vào năm 2007

Tất nhiên thông tin về lương nên được càng bí mật càng tốt, nhưng doanh nghiệp không có gì để đảm bảo rằng thông tin sẽ không bao giờ bị rò rỉ ra bên ngoài, vậy thì hệ thống đãi ngộ và chăm sóc nhân viên tốt của bộ phận nhân sự sẽ giúp công ty giảm thiểu tối đa những thiệt hại về người và công việc.

Bởi vì lương là một vấn đề rất nhạy cảm, nó đánh vào nhu cầu và mục đích trực tiếp của người lao động. Do vậy, khi thông tin về lương bị rò rỉ và gây ra những mâu thuẫn nội bộ do mức lương của mọi người không bằng nhau, đối tượng thiệt thòi nhất chính là công ty hay doanh nghiệp, bởi một công ty có sự mâu thuẫn nội bộ thì sẽ khó lòng ổn định và vững mạnh về lâu dài.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *