SEM hay Search Engine Marketing sở hữu những công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp hướng đến mục tiêu doanh thu và thương hiệu. Vậy SEM là gì? SEM bao gồm những công cụ nào? Đọc Ngẫm.vn sẽ giúp bạn giải mã những điều chưa rõ về khái niệm này qua bài viết dưới đây nhé.
1. SEM là gì?
SEM là từ viết tắt của Search Engine Marketing hay còn biết đến với tên gọi khác là Search Marketing. Đây là thuật ngữ được dùng khi doanh nghiệp bắt đầu triển khai digital marketing trên công cụ tìm kiếm với hai hoạt động chính là: Search Engine Optimization (SEO) và Pay Per Click (PPC).
- Search Engine Optimization (SEO): Là thực hành liên tục tối ưu hóa một trang web để xếp hạng trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm không phải trả tiền (SERPs)
- Pay Per Click ( PPC) hay còn gọi là Quảng cáo Google Adword: là hình thức trả tiền cho công cụ tìm kiếm để quảng cáo có thể xuất hiện trong trang kết quả tìm kiếm.
2. Tại sao SEM lại quan trọng?
Người dùng thường có thói quen sử dụng các công cụ tìm kiếm để nghiên cứu và tìm hiểu thông tin sản phẩm trước khi đưa ra quyết định mua sắm. Vì vậy, SEM được đánh giá là 1 công cụ marketing online hiệu quả để doanh nghiệp hoàn thành các mục tiêu về bán hàng.
Trong tiếp thị bằng công cụ tìm kiếm, các marketer chỉ cần trả tiền cho những lần hiển thị dẫn đến khách truy cập. Đây là cách để một công ty chi tiêu tiền tiếp thị của mình 1 cách hiệu quả. Bên cạnh đó, với mỗi lần khách hàng truy cập vào trang web sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện được thứ hạng từ khóa trong kết quả tìm kiếm mà không tốn bất kỳ 1 chi phí nào.
Bên cạnh đó, để có thể leo top cao trong bảng kết quả tìm kiếm, các website cần khoảng thời gian tầm 1 năm. Để tăng lượng traffic thực, SEO và các phương thức marketing miễn phí khác phụ thuộc vào yếu tố “thời gian” khá nhiều. Nếu kết hợp các phương thức trả phí với các chiến lược phù hợp, quá trình này sẽ ngắn lại. Khả năng “chiến thắng” trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ sẽ cao hơn.
3. SEM có nhược điểm gì?
- Mức độ cạnh tranh gay gắt: Hiện nay, việc sử dụng SEM trong các chiến dịch marketing gặp khá ít các rào cản. Vì vậy, đồng hành cùng SEM, bạn cần phải bỏ công sức đầu tư rất nhiều.
- Chi phí cao: Công thức tính rất đơn giản: Số tiền mà bạn phải trả = số người click vào quảng cáo * đơn giá. Nếu càng nhiều người click, tổng số tiền của bạn chi ra càng lớn. Tuy nhiên, việc click không chuyển thành đơn hàng sẽ khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về chi phí.
- Dễ bị đánh đồng: Hiện nay, quảng cáo đang xuất hiện rất tràn lan trên Internet nên không tránh được phản ứng của người xem. Khi đã làm SEM, bạn phải chấp nhận điều này.
4. SEM được tạo nên từ những thành phần nào?
4.1 SEO – Search Engine Optimization
Search Engine Optimization tạm dịch tiếng Việt là Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Đây là quá trình tối ưu thứ hạng website của bạn để đạt được kết quả cao nhất. Khác với Google Ads, SEO là những kết quả tự nhiên. Để đưa trang web lên top tìm kiếm của google, các marketer nên các quan tâm đến các yếu tố tác động đến SEO như cấu trúc website, nội dung hiển thị, tốc độ load trang và các trang trong site có kết nối chặt chẽ với nhau không,… Do không tốn nhiều chi phí và hiệu quả mang lại tức thì, tối ưu SEO luôn được doanh nghiệp đặt lên hàng đầu và đầu tư đúng mức. Theo một số nghiên cứu, tỷ lệ khách hàng lựa chọn những kết quả SEO cao hơn rất nhiều lần so với chọn PPC.
4.2 PPC – Pay Per Click
Nếu SEO không mất phí thì PPC là hình thức trả phí. PPC là hình thức quảng cáo dưới dạng nhà tài trợ trên Internet. Thông qua việc đăng tải các banner quảng cáo về website của bạn ngay phần bên cạnh trong kết quả tìm kiếm, lượng người truy cập vào website sẽ tăng lên. Chi phí sẽ được tính trên mỗi lần khách hàng click vào mẫu quảng cáo của bạn và tuân theo quy tắc tỉ lệ thuận. Nghĩa là càng nhiều người click thì số tiền quảng cáo mà bạn bỏ ra càng cao. Tuy nhiên, đây không phải rào cản của PPC vì điều đó chứng tỏ quảng cáo của bạn đang được hiển thị đến nhiều khách hàng mục tiêu nhất.
4.3 PPI – Pay Per Inclusion
Hình thức này cực kỳ phù hợp với những website mới xây dựng. PPI giúp các search engine tìm kiếm và ghi nhận sự tồn tại của website trong cơ sở dữ liệu. Tất nhiên, bạn phải trả phí để có được lợi ích này.
4.4 SMO – Social Media Optimization
SMO là hình thức liên kết và kết nối với website mang tính cộng đồng lại với nhau. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tham gia bàn luận và chia sẻ về những vấn đề, kinh nghiệm trong kinh doanh. Tuy nhiên, đây không phải là mục tiêu cuối cùng mà SMO mang lại. 1 chiến dịch social media optimization hiệu quả khi nó giúp tối ưu hóa website.
SMO còn liên kết với các công cụ khác để thu hút người xem thường xuyên truy cập vào địa chỉ “quen thuộc” này. Các công cụ điển hình là Youtube để chia sẻ video, Flickr chia sẻ ảnh,…
4.5 VSM – Video Search Marketing
Tương tự Youtube, VSM là hình thức quảng cáo thông qua những video, clip ngắn. Công việc bạn cần làm là đăng nhiều video/clip ngắn lên các mạng chia sẻ video như Facebook, Youtube, Vimeo. Nhiều clip hấp dẫn người xem sẽ giúp tối ưu website trên thanh tìm kiếm.
5. Sự khác nhau giữa SEO và SEM là gì?
Hiện nay, hầu như SEM đang được ngầm hiểu là Adwords vì SEO khó tính KPI (Chỉ số đo lường hiệu quả) và ROI (Tỷ suất hoàn vốn).
Nếu làm PPC – Adwords thì cực kỳ đơn giản. Chỉ cần bạn có ngân sách dồi dào và thẻ thanh toán quốc tế đều có thể mua quảng cáo trên Google, Yahoo. Tất nhiên, hiệu quả về traffic sẽ tăng một cách đột biến trong thời gian ngắn, quảng cáo được xuất hiện ở vị trí top.
Trong khi đó, SEO đòi hỏi nhiều về kỹ thuật phức tạp và sự đầu tư thời gian. Thứ hạng xuất hiện không tăng nhanh như PPC – Adwords nhưng SEO mang lại lợi ích phát triển bền vững cho tổ chức, doanh nghiệp.
Trong thời đại số hiện nay, trước khi thực hiện hành động mua hàng, mọi người thường search trên các công cụ tìm kiếm (như Google, Facebook,…) để xem trước thông tin về sản phẩm, nơi bán, reviews từ những người mua trước, nên SEM cũng vì thế mà phát triển.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn SEM là gì, những thông tin về SEM và những vấn đề liên quan đến thuật ngữ này. Cùng theo dõi Đọc Ngẫm Blog để cập nhập những thông tin hữu ích trong các bài viết sau nhé.
Để lại một bình luận