Quy định xác minh nội dung tố cáo? Tố cáo, xác minh nội dung tố cáo, thời hạn giải quyết tố cáo tiếng Anh là gì? Thời hạn giải quyết tố cáo?
Xác minh nội dung tố cáo cần được thực hiện bởi các chủ thể có thẩm quyền. Có thể là của người giải quyết tố cáo. Cũng có thể thông qua người xác minh nội dung tố cáo khi có yêu cầu. Đảm bảo với các chuyên môn, tiến hành nghiệp vụ hiệu quả nhất. Từ đó mang đến hiệu quả, kết quả cũng như thời gian xác minh tốt nhất. Thời hạn được xác định trong hoạt động giải quyết tố cáo. Đảm bảo kịp thời đưa ra kết luận cũng như xử lý các kết luận đó. Hướng đến kịp thời xử lý các vi phạm trong thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Tố cáo năm 2018;
– Nghị định 31/2019/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:
1. Quy định xác minh nội dung tố cáo?
Hoạt động xác minh là một bước bắt buộc tiến hành trong trình tự giải quyết tố cáo. Thể hiện trong quy định tại Điều 28 của Luật tố cáo năm 2018. Nội dung xác minh này mang đến các công việc, chủ thể có liên quan trong thực hiện xác minh. Gắn với thẩm quyền và yêu cầu xác minh hiệu quả. Với Điều 31. Xác minh nội dung tố cáo như sau:
Chủ thể thực hiện xác minh (khoản 1 Điều 31):
– Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh.
– Hoặc giao xác minh. Khi đó, chủ thể tiến hành xác minh được gọi chung là người xác minh nội dung tố cáo. Thẩm quyền này được thực hiện với:
+ Cơ quan thanh tra cùng cấp của người giải quyết tố cáo. Thực hiện nghiệp vụ đối với thanh tra, kiểm tra. Thông qua các hồ sơ, tài lược được cung cấp. Gắn liền với tiếp cận đảm bảo trong xác minh liên quan đối với nội dung tố cáo.
+ Hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Với các nghiệp vụ cũng như chuyên ngành, lĩnh vực hoạt động. Từ đó có được hiệu quả đối với phân tích, đánh giá hồ sơ tài liệu. Khi cần đến các nghiệp vụ đặc thù của các chuyên viên.
– Hình thức tiến hành giao xác minh:
Việc giao xác minh nội dung tố cáo phải thực hiện bằng văn bản. Thể hiện với xác định các trách nhiệm đối với chủ thể trong quyền hạn được phân công. Phối hợp giữa các cơ quan để mang đến hiệu quả, nhanh chóng, chính xác đối với xác minh.
Văn bản giao xác minh nội dung tố cáo có các nội dung chính sau đây (khoản 2 Điều 31):
– Ngày, tháng, năm giao xác minh;
– Người được giao xác minh nội dung tố cáo;
– Họ tên, địa chỉ của người bị tố cáo; tên gọi, trụ sở của cơ quan, tổ chức bị tố cáo;
– Nội dung cần xác minh;
– Thời gian tiến hành xác minh;
– Quyền và trách nhiệm của người được giao xác minh nội dung tố cáo (theo khoản 5 Điều 31).
Xác định gắn với thời gian, đối tượng, nội dung xác minh. Cũng như ràng buộc với khoảng thời gian cần đảm bảo thực hiện công việc được giao. Từ đó mới đảm bảo các hiệu quả cũng như tiến độ chung của giải quyết tố cáo. Và mang đến hiệu quả, ý nghĩa theo quy định của pháp luật tố cáo.
Cũng gắn với các nghiêm trọng trong các vi phạm. Do đó cần phát hiện, kịp thời xử lý. Cùng với các thông tin, dữ liệu được cung cấp, khai thác từ các chủ thể có liên quan. Nên công việc này cần tiến hành đảm bảo với thời gian theo quy định.
Đảm bảo thực hiện quyền lợi của người bị tố cáo (khoản 4 Điều 31):
Phải tạo điều kiện để người bị tố cáo giải trình, chứng minh. Đưa ra các chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai tương ứng. Bởi họ đang bị tố cáo, gặp bất lợi trước nội dung tố cáo.
Quyền, nghĩa vụ của người xác minh nội dung tố cáo (khoản 5 Điều 31):
– Thực hiện theo phân công của người giải quyết tố cáo.
– Với các quyền quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 11:
+ Yêu cầu người tố cáo đến làm việc. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo.
+ Yêu cầu người bị tố cáo đến làm việc. Giải trình về hành vi bị tố cáo. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo.
+ Yêu cầu, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;
+ Các biện pháp nghiệp vụ thực hiện trong xác minh (khoản 3 Điều 31):
Người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp nghiệp vụ cần thiết. Trong ý nghĩa và mục đích xác minh cần thực hiện. Qua đó tìm kiếm, thu thập thông tin, tài liệu có liên quan để làm rõ nội dung tố cáo.
Thông tin, tài liệu thu thập phải được ghi chép thành văn bản, khi cần thiết thì lập thành biên bản. Với đầy đủ và các phản ánh liên quan mật thiết đến nội dung cần xác minh. Được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo. Với nguồn căn cứ tìm kiếm được củng cố trong giải quyết tố cáo. Cũng như đảm bảo hiệu quả về thẩm quyền thực hiện xác minh.
+ Áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để ngăn chặn, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo. Hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm.
– Và các nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều 11:
+ Bảo đảm khách quan, trung thực, đúng pháp luật trong việc giải quyết tố cáo. Khi thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước. Trong đó, hướng đến giải quyết, xử lý các vi phạm. Xác lập lại các quyền lợi và nghĩa vụ cho các chủ thể có liên quan với nội dung tố cáo.
+ Áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết theo thẩm quyền để bảo vệ người tố cáo. Hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện.
+ Không tiết lộ thông tin về việc giải quyết tố cáo. Giúp các công tác điều tra, xác minh được hiệu quả, chủ động. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo khi chưa có kết luận nội dung tố cáo. Các nội dung tố cáo chưa khẳng định được bằng kết luận xác minh. Cho nên người bị tố cáo phải được bảo đảm trong các quyền và lợi ích tương ứng.
Kết thúc việc xác minh nội dung tố cáo (khoản 6):
Phải lập văn bản báo cáo người giải quyết tố cáo về các nội dung sau:
– Kết quả xác minh nội dung tố cáo. Với các phân tích, đánh giá phản ánh về tính đúng, sai của nội dung báo cáo. Có thể là một phần hoặc toàn bộ các nội dung được thể hiện như thế nào.
– Kiến nghị các biện pháp xử lý tương ứng. Đảm bảo trong nghiên cứu và đánh giá tính chất, mức độ của các hành vi vi phạm. Cũng như hướng đến đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể theo quy định pháp luật.
2. Tố cáo, xác minh nội dung tố cáo, thời hạn giải quyết tố cáo tiếng Anh là gì?
Tố cáo tiếng Anh là Denounce.
Xác minh nội dung tố cáo tiếng Anh là Verification of denunciation content.
Thời hạn giải quyết tố cáo tiếng Anh là Time limit for settlement of denunciations.
3. Thời hạn giải quyết tố cáo?
Thời hạn đảm bảo mang đến kết luận cần thiết đối với nội dung tố cáo. Từ đó thực hiện các áp dụng xử lý kết luận được thực hiện với thẩm quyền của các chủ thể. Từ đó đảm bảo hiệu quả đối với phản ánh quyền và nghĩa vụ tương ứng cho các chủ thể liên quan. Cho nên quy định đối với thời hạn mang đến yêu cầu trong giải quyết của người giải quyết. Phải thực hiện hiệu quả nghiệp vụ để giải quyết kịp thời, hiệu quả nhất.
Thời hạn này được xác định trong Điều 30 Luật tố cáo năm 2018. Và hướng dẫn trong Điều 3 của Nghị định 31/2019/NĐ-CP. Với nội dung: Điều 30. Thời hạn giải quyết tố cáo như sau:
Xét với tính chất của vụ việc với các tình tiết, nội dung cần xác minh. Do đó có thể khiến cho việc giải quyết trên thực tế tiến hành nhanh hay chậm. Được thực hiện với các tính chất của vụ việc và nội dung tố cáo là phức tạp hay đặc biệt phức tạp. Các tiêu chí giúp xác định tính phức tạp được quy định trong khoản 2, khoản 3 Điều 3 của Nghị định 31/2019/NĐ-CP.
Thời hạn giải quyết tố cáo:
– Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo. Đảm bảo trong phân công, phối hợp cần thiết với các chủ thể khác. Trong đó, xác định với các thời gian dành cho các bước khác nhau trong giải quyết. Đặc biệt là các hiệu quả trong xác minh hay phân công xác minh cho người thực hiện xác minh.
– Đối với vụ việc phức tạp: Có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày.
– Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp: Có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.
Hoạt động gia hạn xác định thêm thời gian kéo dài. Từ đó có thể đảm bảo cho thực hiện các công tác giải quyết. Hướng đến giải quyết triệt để với các vụ việc phức tạp hay đặc biệt phức tạp.
Gia hạn giải quyết tố cáo:
– Thực hiện quyết định bằng văn bản, trong thẩm quyền của người giải quyết tố cáo. Đồng thời thông báo đến người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Để tiếp cận với thông tin trong giải quyết đúng thời hạn, hiệu quả.
– Mẫu Quyết định: Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Với tính chất phức tạp được xác định trên các tiêu chí của khoản 2, khoản 3 Điều 3 Nghị định 31/2019/NĐ-CP như sau:
Vụ việc phức tạp là vụ việc có một trong các tiêu chí sau đây:
– Tố cáo về một nội dung nhưng phải xác minh từ 02 địa điểm trở lên;
– Tố cáo có từ 02 nội dung phải xác minh trở lên;
– Nhiều người tố cáo về cùng một nội dung. Hoặc nội dung tố cáo liên quan đến quyền và lợi ích của nhiều người;
– Tố cáo có yếu tố nước ngoài. Như:
+ Người tố cáo ở nước ngoài hoặc là người nước ngoài.
+ Hành vi bị tố cáo xảy ra ở nước ngoài.
+ Nội dung tố cáo phải xác minh ở nước ngoài;
– Nội dung tố cáo liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức;
– Các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình giải quyết tố cáo còn ý kiến khác nhau;
– Có tài liệu, chứng cứ mâu thuẫn với nhau. Nên cần có thời gian kiểm tra, xác minh, đánh giá hoặc tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn.
Vụ việc đặc biệt phức tạp:
Là vụ việc có từ 02 tiêu chí trở lên được quy định tại khoản 2 Điều này. Các phức tạp được thể hiện với phạm vi địa bàn quản lý. Hay với quyền lợi, nghĩa vụ của nhiều cá nhân, tổ chức. Khi đó, cần xác định tương ứng nội dung tố cáo với từng chủ thể. Xác định cho tính chất phản ánh của từng nội dung tố cáo được thực hiện.
Để lại một bình luận