Phỏng vấn qua điện thoại -cách ứng phó

Phỏng vấn qua điện thoại -cách ứng phó
0 Shares

Đây là trường hợp công ty cần tuyển người chủ động liên hệ với bạn qua điện thoại. Đây là lần đầu tiên bạn tiếp xúc với người sử dụng lao động trong tương lai. Vì vậy, bạn cần phải làm chuẩn bị tốt, xử lý tốt các câu hỏi, sử dụng linh hoạt mọi biện pháp để thực hiện mục tiêu tiếp theo là được gặp trực tiếp. Tất cả thành công hay thất bại đều phụ thuộc vào những ấn tượng ban đầu này. Bạn cần chú ý những vấn đề chính khi trả lời

Không nên quá thân mật

Tất nhất bạn nên gọi tên của người đối diện. Ví dụ: Ông Tùng, Chị Khanh. Trừ khi người đối diện muốn bạn gọi theo cách khác thì mới được gọi.

Hãy để người đại diện công ty nói nhiều hơn

Hãy để họ hỏi nhiều hơn. Bạn cần phải tự giới thiệu mình thật tốt và hãy nêu ra những câu hỏi của bản thân. Ví dụ, “công ty gần đây trực tiếp nhận những đề án gì?”,… Khi người đại diện công ty trả lời những vấn đề này thì bạn cần phải nêu khái quát về suy nghĩ của bản thân về chúng.

Chú ý khi trả lời

Chú ý không nên chỉ trả lời có/không. Điều này không thể hiện được khả năng của bạn. Bạn trả lời phải mang tính cầu thị, ngắn gọn và đúng vấn đề. Khi nói chuyện, bạn cần phải giữ một khoảng cách nhất định giữa miệng và ống nghe, không nên hút thuốc hoặc ăn gì đó. Hãy ghi chép cẩn thận hoặc ghi âm qua điện thoại để ghi lại lời nói của người đối diện.

Xem thêm  10 bước cho một lãnh đạo lớn - phần 1

Tranh thủ làm rõ các vấn đề

Khi nghe câu hỏi, bạn cũng có thể chủ động điều chỉnh không khí và hướng của cuộc nói chuyện. Ví dụ, bạn chuẩn bị một vài câu hỏi liên quan đến công việc, như: “Nói cụ thể thì nhiệm vụ chính của công việc này là gì?”, “Công việc đầu tiên của tôi sẽ là gì?”. Khi họ giải thích thì bạn cần phải lắng nghe, sau đó mới hỏi: “Tôi có kinh nghiệm trong lĩnh vực…, điều này có ích gì hay không?”, “Gần đây, tôi mới hoàn thành một dự án tương tự như vậy”,…Qua cách này, bạn hãy cố gắng tìm hiểu thêm tình hình công ty, để họ hiểu nhiều hơn về chuyên môn, năng lực và sở trường của bạn.

Ca ngợi họ

Khi thích hợp, bạn nên ca ngợi về những thành tích mà công ty này đã giành được, như sự nọ63i tiến, đọat huy chương vàng hội chợ, có chứng nhận ISO 9000… Khi người phụ trách công ty đề cập đến những vấn đề này, bạn nên nói ngắn gọn: “Tốt quá!”, hoặc “Thật không dễ dàng gì”…

Khi sắp kết thúc cuộc nói chuyện

Rất có thể người đối diện sẽ hỏi bạn còn vấn đề gì không. Vậy là bạn đã thành công. Nếu như họ không hỏi và cũng không hẹn gặp mặt trực tiếp thì bạn có thể chủ động hỏi: “Xem ra đây đúng là một cơ hội rất hấp dẫn, tôi nhất định sẽ làm hết sức mình. Tôi muốn biết thêm một vấn đề: “Lúc nào tôi có thể gặp được ông?”. Điều này thể hiện được tính tự tin của bạn.

Xem thêm  7 thói quen trong phục vụ khách hàng

Một khi hai bên đồng ý hẹn gặp nhau, thì cuối cùng bạn phải hỏi:

“Trước khi phỏng vấn trực tiếp, nếu tôi muốn tìm hiểu một số tình hình khác thì tôi có thể gọi điện cho ông hay không?”. Tất nhiên, là người phụ trách công ty sẽ đồng ý. Bạn hỏi như vậy là để thể hiện mình tôn trọng họ, và là người suy nghĩ chu đáo. Bạn cần phải biết rõ tên họ, chức vụ của người phụ trách công ty. Điều này cho thấy bạn rất quan tâm và chú ý đến từng chi tiết.

Tóm lại, trong quá trình tìm việc làm, đối với bước khởi đầu các bạn không nên đề cập đến vấn đề tiền lương và chế độ đãi ngộ. Trong tình huống bạn đi phỏng vấn trực tiếp – cho dù công việc ấy không phù hợp lắm đối với bạn – nhưng đó cũng là cơ hội để bạn đi vào thực tiễn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *