Phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam là bao nhiêu?

Phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam là bao nhiêu?
0 Shares

Khi tiếp nhận đơn hoặc yêu cầu tiến hành những thủ tục có quy định thu phí, lệ phí, Cục Sở hữu trí tuệ yêu cầu người nộp đơn phải nộp phí, lệ phí theo quy định. Vậy phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam là bao nhiêu?

1. Phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam là bao nhiêu?

Phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam được thực hiện theo biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 263/2016/TT-BTC phí, lệ phí sở hữu công nghiệp được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 31/2020/TT-BTC. Lưu ý rằng, từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023, mức thu lệ phí đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam bằng 50% mức thu phí theo quy định tại biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp. Nhưng từ ngày 01/01/2024 thì phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam vẫn được thực hiện theo đúng quy định tại biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 263/2016/TT-BTC, cụ thể như sau:

1.1. Lệ phí đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam:

– Lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu:

+ Lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu (gồm cả đơn tách, đơn chuyển đổi): 150.000 đồng.

+ Lệ phí yêu cầu gia hạn thời hạn trả lời thông báo của Tổ chức thu phí, lệ phí (mỗi lần mà được phép gia hạn): 120.000 đồng.

– Lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ, lệ phí cấp chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp:

+ Lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu: 120.000 đồng.

+ Đối với đơn nhãn hiệu có trên 01 nhóm sản phẩm/dịch vụ, từ điểm độc lập /phương án/ nhóm thứ 2 trở đi sẽ phải nộp thêm cho mỗi điểm độc lập /phương án/ nhóm: 100.000 đồng.

+ Lệ phí để cấp Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp: 120.000 đồng.

– Lệ phí để duy trì, gia hạn, chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ:

+ Lệ phí để duy trì gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu: 100.000 đồng.

+ Lệ phí để duy trì đối với nhãn hiệu (10 năm) cho mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ: 100.000 đồng.

+ Lệ phí để duy trì/gia hạn hiệu lực muộn (cho mỗi tháng nộp muộn): 10% lệ phí duy trì/gia hạn.

+ Lệ phí yêu cầu chấm dứt/hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu: 50.000 đồng.

– Lệ phí để cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, công bố, đăng bạ đại diện sở hữu công nghiệp:

+ Lệ phí để cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp: 200.000 đồng.

+ Lệ phí công bố quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp; Quyết định xóa tên của người đại diện sở hữu công nghiệp, Quyết định ghi nhận/xóa tên của Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (bao gồm cả sửa đổi thông tin về đại diện sở hữu công nghiệp): 150.000 đồng.

+ Lệ phí đăng bạ Quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, (bao gồm có cả sửa đổi thông tin); Quyết định xóa tên của người đại diện sở hữu công nghiệp, Quyết định ghi nhận/xóa tên của Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, (bao gồm cả sửa đổi thông tin về đại diện sở hữu công nghiệp): 150.000 đồng.

Xem thêm  Cách tính lương, tiền thai sản cho giáo viên khi nghỉ thai sản

1.2. Phí đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam:

– Phí để thẩm định:

+ Phí thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu; yêu cầu sửa đổi thu hẹp phạm vi bảo hộ nhãn hiệu; để giải quyết khiếu nại (đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm có đến 6 sản phẩm/dịch vụ): 550.000 đồng.

+ Nếu đơn nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi một trang, mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi: 120.000 đồng.

+ Phí phân loại hàng hóa, dịch vụ đối với nhãn hiệu (cho mỗi một nhóm có không quá 6 sản phẩm/dịch vụ): 100.000 đồng. Nếu như mỗi nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi: 20.000 đồng.

+ Phí để thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (mỗi đơn/yêu cầu): 600.000 đồng.

+ Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu (cho mỗi một nội dung sửa đổi của mỗi đơn) – trừ sửa đổi theo Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu đã cấp ở nước ngoài theo yêu cầu của tổ chức thu phí: 160.000 đồng.

+ Phí để thẩm định yêu cầu chuyển nhượng đơn (mỗi đơn đăng ký): 160.000 đồng.

+ Phí để thẩm định hồ sơ đơn đăng ký chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp (mỗi văn bằng bảo hộ): 230.000 đồng.

+ Phí thẩm định yêu cầu gia hạn, duy trì, sửa đổi văn bằng bảo hộ nhãn hiệu; gia hạn, chấm dứt trước thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (mỗi một văn bằng bảo hộ); ghi nhận thay đổi thông tin đại diện sở hữu công nghiệp mà liên quan đến đối tượng sở hữu công nghiệp vào Sổ đăng ký Quốc gia; sửa đổi về Giấy chứng nhận hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, gồm có: Sửa đổi phạm vi chuyển giao, sửa đổi kéo dài thời hạn (mỗi một văn bằng bảo hộ liên quan đến nội dung sửa đổi) và các sửa đổi khác (mỗi Giấy chứng nhận chuyển giao quyền sử dụng): 160.000 đồng.

+ Phí để thẩm định yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ (mỗi văn bằng bảo hộ): 180.000 đồng.

+ Phí để thẩm định yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ (mỗi văn bằng bảo hộ): 390.000 đồng.

+ Phí thẩm định hồ sơ kiểm tra về nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp, nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp (mỗi môn): 300.000 đồng.

+ Phí phúc tra kết quả kiểm tra về nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp, nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp (mỗi môn): 150.000 đồng.

+ Phí thẩm định Hồ sơ yêu cầu để cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, Thẻ của giám định viên sở hữu công nghiệp, Giấy chứng nhận Tổ chức giám định về sở hữu công nghiệp, Hồ sơ yêu cầu xóa tên của người đại diện sở hữu công nghiệp, ghi nhận/xóa tên của Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, Tổ chức giám định sở hữu công nghiệp (bao gồm có cả sửa đổi thông tin về đại diện sở hữu công nghiệp): 250.000 đồng.

Xem thêm  Chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh: Hồ sơ, quy trình thủ tục

– Phí giải quyết yêu cầu phản đối đơn về sở hữu công nghiệp: Phí giải quyết yêu cầu phản đối cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu của người thứ ba (đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm) là 550.000 đồng.

– Phí tra cứu các thông tin về sở hữu công nghiệp:

+ Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định, giải quyết khiếu nại và những công việc khác trong phạm vi trách nhiệm (đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm có đến 6 sản phẩm/dịch vụ): 180.000 đồng.

+ Phí tra cứu nhãn hiệu liên kết phục vụ cho việc thẩm định Hồ sơ đăng ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (mỗi văn bằng bảo hộ): 180.000 đồng.

+ Nếu đối tượng tra cứu là nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi một sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi: 30.000 đồng.

– Phí công bố, đăng bạ các thông tin sở hữu công nghiệp:

+ Phí để công bố thông tin về nhãn hiệu: 120.000 đồng 

+ Phí để đăng bạ thông tin về nhãn hiệu: 120.000 đồng 

– Phí sử dụng Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu: Phí sử dụng Văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ cho 10 năm là 700.000 đồng

– Phí để thẩm định đăng ký quốc tế về sở hữu công nghiệp:

+ Phí thực hiện thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu mà có nguồn gốc Việt Nam – không bao gồm các khoản phí phải nộp cho Văn phòng quốc tế: 2.000.000 đồng 

+ Phí thẩm định sửa đổi, chuyển nhượng, gia hạn, mở rộng lãnh thổ, hạn chế về danh mục sản phẩm, chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực nhãn hiệu đăng ký quốc tế có nguồn gốc Việt Nam: 1.000.000 đồng 

+ Phí riêng đối với việc đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Nghị định thư Madrid có chỉ định Việt Nam:

++ Phí để thẩm định đơn cho mỗi nhóm hàng hóa hoặc dịch vụ: 3.600.000 đồng 

++ Phí để thẩm định đơn gia hạn cho mỗi nhóm hàng hóa hoặc dịch vụ: 3.200.000 đồng.

2. Quy định về thu phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam:

Căn cứ Điều 7 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN thì việc thu phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu được thực hiện như sau:

– Khi tiếp nhận đơn hoặc yêu cầu tiến hành những thủ tục có quy định thu phí, lệ phí, Cục Sở hữu trí tuệ yêu cầu người nộp đơn phải nộp phí, lệ phí theo quy định (lập phiếu báo thu cho người nộp đơn);

– Khi thu phí, lệ phí, Cục Sở hữu trí tuệ lập biên lai thu phí, lệ phí làm chứng từ nộp phí, lệ phí có ghi rõ những khoản và mức phí, lệ phí đã thu, lưu vào hồ sơ đơn để phục vụ việc thẩm định hình thức đơn;

– Trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc là nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ, việc thu phí, lệ phí sẽ được xác định thông qua bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí trong đơn.

Như vậy, theo quy đinh hiện hành, người nộp đơn sẽ có thể nộp phí, lệ phí thông qua các hình thức sau:

– Nộp trực tiếp ở tại Cục Sở hữu trí tuệ;

– Nộp thông qua dịch vụ bưu chính;

– Nộp trực tiếp vào số tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ.

Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

– Thông tư 263/2016/TT-BTC phí, lệ phí sở hữu công nghiệp được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 31/2020/TT-BTC.

– Thông tư 23/2023/TT-BKHCN hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ và NĐ 65/2023/NĐ-CP về quyền sở hữu công nghiệp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *