Nuôi dưỡng kỹ năng… làm sếp

Nuôi dưỡng kỹ năng… làm sếp
0 Shares

 

 

Không ít người trong chúng ta ấp ủ mơ ước một ngày được “lên lãnh đạo” nhưng không phải ai cũng biết biến điều ấp ủ ấy thành sự thật, hay chí ít là nuôi dưỡng khả năng lãnh đạo ấy trong con người mình để chờ một ngày “toả sáng”. Nhưng làm sao để nuôi dưỡng kỹ năng ấy, phát triển nó và biến ước mơ thành sự thật?
Trên thực tế, đáp ứng nhu cầu của những người đang có khát vọng làm “sếp”, nhiều khoá học ngắn hạn cũng đã được tổ chức, dù chỉ để dạy cho bạn những điều “xưa như trái đất” với cái giá “cắt cổ”. Trong khi đó, bạn hoàn toàn có thể tránh sự lãng phí không cần thiết ấy nếu như bạn… tự học làm sếp. Chỉ cần bạn có một mục đích, bạn sẽ thành công.

 

Sếp – anh là ai?

Điều đầu tiên bạn nhất thiết phải học trong khoá học làm sếp này chính là học cách định nghĩa từ: sếp – lãnh đạo. Lãnh đạo – nghĩa là một người có khả năng điều khiển, kiểm soát tâm trạng chung, tạo không khí và làm cho mọi người biết vì sao anh ấy đang ở vị trí này. Và để trở thành lãnh đạo, bạn cần nuôi dưỡng bản thân theo những tiêu chí trên, học cách đề ra mục tiêu và biết lựa chọn cái gì ưu tiên thực hiện trước.

Lãnh đạo không nhất thiết phải là người có những năng khiếu bẩm sinh vượt trội, càng không nhất định phải là người có chỉ số IQ cao ngất ngưởng. Hơn tất cả, anh ta phải là một người sỡ hữu trực giác tốt, có một cái nhìn sâu về mọi vấn đề và có kỹ năng giao tiếp tốt… Rất nhiều phẩm chất được tập hợp trong một con người được gọi là lãnh đạo. Tuy nhiên cách nghĩ, tầm nhìn của người lãnh đạo vẫn là một trong những yếu tố quan trọng nhất.

Vậy làm sao để nuôi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, khả năng lãnh đạo trong bạn?

Để trở thành sếp…

 

Nên tham khảo ý kiến của người thân, bạn bè thân về những điểm mạnh, điểm yếu của mình…

Bạn không nhất thiết phải giấu diếm việc bạn muốn, thậm chí rất rất muốn, trở thành một ai đó. Chỉ có sự bắt chước, thay vì tự đánh giá bản thân, tự nỗ lực… mới không mang lại kết quả. Còn sự nỗ lực, tự phấn đấu không ngừng, học tập theo những tấm gương thành công sẽ luôn là động lực tốt cho chúng ta phấn đấu. Nếu muốn trở thành người lãnh đạo tài năng, bạn phải luôn biết tận dụng mọi thứ mà bạn có: sự thông minh, năng lực và toàn bộ sức mạnh của mình để toả sáng.

Xem thêm  Bạn chọn hồ sơ đơn sắc hay đa sắc?

Đừng trông chờ mỏi mòn vào những quyển sách tâm lý với những cái tít rất “giật” và đầy hứa hẹn kiểu như “Trở thành lãnh đạo trong một tuần” hay “Làm thế nào để nhanh chóng trở thành sếp”. Kết quả có thể sẽ đến rất rất rất chậm. Tương tự, những khoá học dạy làm lãnh đạo trên thực tế cũng chỉ có tác dụng không đáng là bao với con đường thăng tiến của bạn. Thậm chí còn có thể nói là không hữu ích. Biết được khả năng của mình, tiềm năng phát triển của mình, biết mình thiếu gì, chấp nhận nó hay triệt tận gốc nó – Đó mới chính là cái mà bạn cần để học làm sếp.

Một số cách dưới đây sẽ giúp bạn thực hiện hiệu quả việc ấy:

1. Ghi nhận ý kiến từ những người thân

Bạn hãy lựa chọn những người họ hàng và bạn bè thân tín nhất mà bạn tin tưởng, đưa cho họ giấy bút và nhờ họ viết ra tất cả những điểm mà họ cho là yếu trong con người bạn. Tất nhiên cũng nên có cả những điểm mạnh của bạn trong mắt họ nữa. Bạn bè thân thường là những người rất hiểu bạn. Nhưng cũng nên lựa chọn để hỏi những người có quan điểm rõ ràng để có được những những nhận định chính xác nhất.

Sau khi nhận được bản nhận xét góp ý trên, bạn đừng ngại, đừng sợ phải đọc, hay lắng nghe chúng. Có thể nghe những điểm mạnh bao giờ cũng dễ chịu hơn nghe những lời chê bai. Nhưng bạn nên học cách chấp nhận nó và đừng quá đau buồn vì những lời chê ấy. Nhớ rằng không ai hoàn hảo cả và quan trọng là cách mà bạn vượt qua nó thế nào!

2. Tự mình đánh giá mình

Ngoài việc thu thập ý kiến của người thân, bạn bè, bạn cũng nên tự đánh giá mình, xem mình đang thiếu phẩm chất gì và lý do vì sao mình chưa thể đạt được điều đó. Sau đó đốt chúng đi. Bạn có thể lặp lại việc này nhiều lần để đạt được kết quả tốt hơn. Đừng ngại phải đối diện với chính mình. Hãy gạt bỏ gánh nặng trong lòng ra giấy và bạn sẽ thấy được hiệu quả của nó.

Xem thêm  RM là gì trong ngân hàng? Công việc cụ thể của relationship manager là gì?

Bạn nên công bằng, nghiêm minh với mình càng nhiều càng tốt. Nếu bạn cảm thấy khó chịu với một điểm yếu thường xuyên bị lặp đi lặp lại trong các mẩu giấy này – đừng tránh nó – hãy tiếp tục đối đầu với nó và tìm cách loại trừ nó.

Nhớ rằng bạn phải luôn kiểm soát được mình và sự thành bại của mình. Với mỗi công việc nên ghi ra, thành hay bại, bại ở đâu, vì sao bại và làm sao để thất bại đó không lặp lại.

3. Trân trọng mọi thành công của mình

Cuối mỗi ngày, trước khi lên giường, hãy viết ra mọi thứ mà bạn đã làm trong ngày. Liệt kê chi tiết các công việc đáng kể mà bạn đã làm trong ngày và đánh giá chúng thật công bằng xem bạn đã làm tốt hay chưa. Sau đó lên kế hoạch cho ngày hôm sau. Dù có chuyện gì xảy ra thì cũng công bằng với mình, trân trọng những gì mình đã làm tốt và nghiêm khắc với những gì mình chưa làm được. Bài tập này sẽ giúp bạn tìm ra được điểm mạnh cũng như điểm yếu của mình khá nhanh chóng và chính xác.

Cuối cùng, thi thoảng cũng nên nuông chiều và tạo hưng phấn cho chính mình. Có thể thử một vài thứ mà mình thích hàng ngày như mua một cái bánh kem, một bó hồng nhung, đi nghỉ đâu đó, câu cá, massage… cho tâm hồn thư thái và sẵn sàng bắt tay vào công việc hiệu quả. Hãy học cách tìm sự thư giãn trong những thú vui nhỏ của mình. Hãy hiểu rằng mọi thứ mà bạn muốn đều có thể đạt được.

Và chuẩn bị lên sếp, tại sao không chứ?

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại Đọc Ngẫm :

  • Digital King tuyển dụng
  • Sacombank tuyển dụng
  • TTT tuyển dụng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *