Bạn cảm giác gì về những gì bạn muốn nói? (Thân thiện hay mờ mịt? Hài hước? Nhiệt tình, tự tin?…). Bạn trông như thế nào, giọng bạn nói nghe ra sao?…
Bằng cách trả lời những câu hỏi này, bạn sẽ định hướng cho ấn tượng mà bạn muốn thể hiện. Bạn phải “chiếm lĩnh” không gian của bạn – nếu bạn muốn trình bày muốn điều gì đó. Những lời khuyên sau sẽ giúp bạn có một ấn tượng tốt.
Những cử chỉ. Những cử chỉ bạn thực hiện nên mô tả những gì bạn nói. Đôi bàn tay của bạn nên miêu tả bức tranh-ngôn từ của giọng nói bạn. Tránh những sự chuyển động lưỡng lự, ngập ngừng – điều đó chỉ có thể làm bạn trông có vẻ căng thẳng. Luyện tập trước chiếc gương để xem những cử chỉ của bạn có nhấn mạnh thêm những quan điểm của bạn hay lại làm mờ nhạt chúng đi…
Hướng đôi mắt về người đối diện. Có lúc bạn nhìn xung quanh, nhưng vẫn cố gắng tập trung nhìn vào ai đó một lúc. Cả khi bạn thảo luận trước đám đông, bạn nên tập trung cái nhìn vào từng người, từng người một…
Giọng nói của bạn. Khi bạn đang trao đổi với ai đó, bạn nên tập trung vào một lời nói nào đó để làm “điểm nhấn”. Đây là cách tốt nhất để loại bỏ những ngôn từ vụng về như “ừm”, “à”… Bằng cách nghĩ về những gì bạn đang nói, bạn sẽ giúp mình hạn chế được việc cứ nói liến thoắng – làm người khác không nghe kịp!
Di chuyển. Khi bạn có chút thời gian giải lao trong một cuộc thảo luận, chìa khóa là “hãy đi bộ một cách có mục đích”. Điều này có ý nghĩa khi bạn ngừng nói, bạn nên đi bộ. Đi chừng vài bước, bạn hãy ngừng lại và nghĩ về những điều mình sắp nói tiếp. Bằng cách này, bạn sẽ lôi cuốn được người nghe và giúp bạn tập họp lại những suy nghĩ của mình một cách logic.
Cách bạn phát âm. Bạn không phải là một nhà hùng biện chuyên nghiệp để biết cách kiểm soát giọng nói và điều chỉnh nó giữa âm độ cao và thấp, âm sắc to và nhỏ, nhịp điệu nhanh và chậm. Mục tiêu trong bất cứ bài nói chuyện nào là phải truyền tải ấn tượng của sự tự tin và nhiệt tình nhưng cũng có chút thoải mái, không quá căng thẳng… Bạn muốn mọi người chú ý, yêu thích mình, nhưng quan trọng hơn, bạn muốn được tin tưởng. Lắng nghe chính mình trong một đoạn băng tự thu lại, sẽ giúp bạn tự điều chỉnh lại cách phát âm của bạn.
Những gì bạn nói. Nội dung của những gì bạn nói là điều cần được chăm chút nhất. Trước khi muốn trao đổi điều gì, bạn hãy nghĩ về những cơ sở chắc chắn cho điều bạn nói. Quan trọng nữa là bạn hãy hệ thống lại những gì bạn muốn nói và sau đó trình bày chúng thật thuyết phục với những lời khuyên ở trên…
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại Đọc Ngẫm :
- Công ty sữa Vinamilk tuyển dụng
- Kita tuyển dụng
- Onsen Fuji tuyển dụng
Để lại một bình luận