Cây bonsai chứa đựng những nét nghệ thuật trong từng đường uốn tỉ mỉ và vẻ đẹp của chúng mang lại. Đây là loại cây có ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa và tâm linh, chứa đựng tình yêu của các nghệ nhân dành cho cây bonsai. Vậy cây bonsai là gì, cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
I. Cây bonsai là loại cây gì?
Cây bonsai là loại cây được trồng trong chậu và được cắt tỉa cẩn thận theo một phương pháp độc lạ. Đây là loại cây khá đặc biệt, chúng chứa đựng sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật và nghề làm vườn, mang lại nét tinh tế và sự kỳ diệu của thiên nhiên. Thường những cây bonsai này sẽ là một tác phẩm điêu khắc sống dưới sự khéo léo của các nghệ nhân.
Bonsai là từ tiếng Nhật (盆栽) nghĩa là “Bồn tài” hay “Cây con trong chậu”. Phân tích kĩ hơn, từ “Bon” (栽) nghĩa là cái khay nhỏ, là vật chứa đựng của cây. “Sai” (栽) trong “Bonsai” chỉ đơn giản là từ “cây” – thứ cây cảnh sẽ được trồng. Nghệ thuật bonsai này được bắt nguồn từ Nhật Bản và lan rộng ra toàn thế giới bởi tính thẩm mỹ và ý nghĩa sâu sắc mà chúng mang lại.
II. Triết lý nghệ thuật của cây bonsai
Triết lý nghệ thuật của cây bonsai có ý nghĩa rất đặc biệt trong nghệ thuật bonsai. Đây không chỉ đơn thuần là trồng cây vào chậu mà phải cắt tỉa tỉ mỉ, thể hiện được triết lý sâu sắc và các bài học về tự nhiên và cuộc sống.
1. Sự cân bằng và hài hòa
Sự cân bằng và hài hòa là yếu tố quan trọng nhất trong nghệ thuật bonsai. Mỗi một chậu bonsai này phải có hình dáng hài hòa và tự nhiên, ăn khớp với nhau. Sự cân đối giữa các bộ phận phải thật sự được cắt tỉa tỉ mỉ để tạo được một tác phẩm nghệ thuật chân chính.
2. Trung tín và tôn trọng tự nhiên
Không chỉ vì để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật mà làm cho hình dáng cây trở nên méo mó và sai lệch với thiên nhiên. Nghệ nhân bonsai phải luôn cố gắng tái hiện chính xác nhất hình dáng của cây trong tự nhiên, trung tín và tôn trọng với vẻ đẹp tự nhiên của cây cảnh.
3. Tính chân thực và tự nhiên
Đây là một trong những mục tiêu của nghệ thuật bonsai khi bạn phải tạo dựng nên một tác phẩm sao cho người khác không thể phân biệt được cây tự nhiên và cây bonsai khi nhìn từ xa. Sự tự nhiên là điều cần phải có, đồng thời cũng phải mang đậm chất nghệ thuật trong các đường nét.
4. Sự kiên nhẫn và tĩnh tâm
Để có thể trồng và chăm sóc một cây bonsai có thể tốn rất nhiều thời gian và công sức. Sự kiên nhẫn để lắng nghe, quan sát và tìm hiểu về cây, tĩnh tâm kết hợp với đồng cảm với sự sống của chúng mới có thể tạo ra một cây bonsai hoàn hảo.
5. Thể hiện tâm hồn và triết lý
Mỗi một cây bonsai sẽ mang đến không chỉ sự tỉ mỉ trong từng đường nét mà còn thể hiện triết lý sống của một nghệ nhân. Thường những thông điệp này sẽ thể hiện những điều triết lý về cuộc sống, sự thăng trầm trong công việc hay sự biển đối của tự nhiên và con người.
Xem thêm: Đôi nét về cây sống đời và công dụng của cây trong đời sống
III. Một số dáng bonsai đẹp, có ý nghĩa phong thủy tốt
1. Dáng thác đổ
Ý nghĩa phong thủy: dáng thác đổ tượng trưng cho sức sống, đem lại nguồn nước vô tận. Với tư thế mềm mại và uốn cong thể hiện sự vươn lên vượt khó của con người trong cuộc sống
2. Dáng ly tâm
Ý nghĩa phong thủy: dáng ly tâm mang lại may mắn, thịnh vượng và tài lộc cho gia chủ. Bên cạnh đó chúng còn được đặt trong các phòng làm việc để thông khí và hòa giải các luồng sát khí, mang lại may mắn trong công việc và thi cử.
3. Dáng gió lùa
Ý nghĩa phong thủy: dáng gió lùa tượng trưng cho sự phấn đấu, vươn lên mạnh mẽ và đối đầu với các khó khăn trong cuộc sống, thể hiện ý chí kiên cường và bất khuất của gia chủ.
Xem thêm: Các loại cây trầu bà và những lưu ý khi trồng, chăm sóc cây
IV. Một số lưu ý khi chăm sóc cây bonsai
Vì đây là một loại cây khá đặc biệt đòi hỏi sự chăm sóc tỉ mỉ và kiên nhẫn nên người nghệ nhân bonsai cần chú ý tới một vài điều kiện sau để cây bonsai được phát triển trong môi trường tốt nhất.
1. Cung cấp đầy đủ ánh sáng
Ánh sáng sẽ là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc chăm sóc cây bonsai. Bạn nên đặt chúng ở nơi có đầy đủ ánh sáng tự nhiên, đặt biệt là vào buổi sáng. Tùy vào loại cây bạn trồng mà có thể mua thêm đèn led để bổ sung ánh sáng trong những ngày trời ẩm thấp và âm u. Bên cạnh đó bạn hãy chú ý vài điều sau:
- Hãy đảm bảo cây luôn trong nhiệt độ tối thiểu 15.5 độ C để cây được phát triển tốt.
- Vào ban đêm nên đặt cây ra ngoài trời để cây hô hấp tốt hơn.
- Không nên đặt cây bonsai và chậu úng nước hoặc đĩa đệm để tránh bị thối rễ.
2. Tưới đủ nước
Tưới nước đúng cách cũng là điều quan trọng trong việc chăm sóc cây bonsai. Lưu ý trước khi tưới phải để cho đất trong chậu hơi khô và tránh tưới quá nhiều nước vì sẽ ảnh hướng tới gốc cây và gây hư tổn cho cả cây. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên để đất quá khô vì cây sẽ bị thiếu nước.
Xem thêm: Cây đa búp đỏ: Đặc điểm, ý nghĩa và những lợi ích cho sức khỏe ít người biết
3. Thay chậu định kỳ
Vì cây bonsai sẽ phát triển theo thời gian nên khi đến định kỳ, bạn nên thay chậu cho chúng để đảm bảo sự phát triển tối đa, hạn chế việc gốc cây bị nghẹt. Hãy lưu ý trong quá trình thay chậu cần cẩn thận để tránh làm tổn thương cây.
4. Phòng trừ bệnh
Nếu muốn cây bonsai luôn khỏe mạnh, bạn hãy phòng trừ và điều trị các bệnh gây hại cho cây. Để ý các dấu hiệu bất thường như thối rễ hay cành cây khô và xử lý kịp thời bằng cách cắt tỉa hay sử dụng thuốc trừ sâu sẽ giúp cho cây bonsai của bạn luôn khỏe mạnh.
Nghệ thuật cây bonsai không chỉ là cái đẹp mà còn là sự tôn trọng và lòng kiên nhẫn của người trồng dành cho cây. Đây là một tác phẩm nghệ thuật nên được truyền nguồn cảm hứng cho những người yêu thích thiên nhiên. Hi vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu thêm về cây bonsai và những ý nghĩa của chúng, đừng quên truy cập docngam.com để biết thêm nhiều điều bổ ích bạn nhé.
Xem thêm:
- Cây tuyết tùng – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và ý nghĩa
- Mệnh Thủy hợp màu gì? Màu sắc may mắn, tài lộc cho mệnh Thủy
- Top 15 các loại hoa trồng sân vườn đẹp, ý nghĩa tốt lành
Để lại một bình luận