Hầu hết các ứng viên khi đi phỏng vấn có chung một đặc điểm đó là thiếu sự chuẩn bị. Đây là một sai lầm sơ đẳng và có thể khiến ứng viên bị mất cơ hội, thậm chí có những hành động kỳ quặc. Vì vậy, bạn cần phải chuẩn bị kỹ trước khi đi phỏng vấn để tránh mắc những sai lầm đáng tiếc có thể xảy ra. Dưới đây là một số điều bạn nên chuẩn bị trước khi tham dự phỏng vấn xin việc:
Hiểu rõ bản thân
Sai lầm lớn nhất mà ứng viên thường mắc phải đó là họ không bao giờ kiểm tra lại resume sau khi đã hoàn thành nó. Bạn cần phải kiểm tra lại resume nhiều lần để tìm ra những lỗi chính tả trong đó và ghi nhớ những thông tin nội dung của bản resume. Có như vậy, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn khi trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng.
Xem xét mức lương
Bạn cần phải rõ ràng khi đưa ra mức lương trước khi bước vào phỏng vấn. Tìm hiểu mức lương chung cho vị trí công việc của bạn trên thị trường lao động là bao nhiêu. Đôi khi những mong muốn của bạn lại hoàn toàn khác xa so với mức lương mà thị trường lao động đưa ra. Vì vậy, phải biết chấp nhận sự khác biệt này. Khi đàm phán lương với nhà tuyển dụng, bạn nên nêu bật những kỹ năng, thế mạnh của bản thân. Tiếp đó, hãy đưa ra mức lương phù hợp mà bạn xứng đáng được hưởng. Nên nhớ không đưa ra mức lương quá cao hay quá thấp.
Thể hiện những thành tích trước nhà tuyển dụng
Hầu hết nhà tuyển dụng nào cũng đều quan tâm đến lợi ích mà ứng viên có thể mang đến cho công ty họ là gì. Hãy chuẩn bị trước những thành quả mà bạn đã đạt được khi làm cho công ty cũ. Ví dụ, hãy đưa ra số tiền cụ thể mà bạn đã mang lại hoặc tiết kiệm được cho công ty. Bạn đã giúp phòng hoặc công ty cũ của mình đạt được mục tiêu như thế nào?
Biết điểm dừng
Hiểu rõ từng chi tiết của công việc mà bạn đang ứng tuyển. Để từ đó có thể sẵn sàng chia sẻ với nhà tuyển dụng về những thành tích mà bạn có được liên quan đến yêu cầu của công việc đó. Hãy tập trung và nên nhớ không nói quá về những khả năng của mình.
Tìm hiểu về công ty
Tìm hiểu về công ty và hãy tự trả lời tại sao bạn lại muốn làm việc trong công ty. Hiểu rõ về người sẽ phỏng vấn bạn (nếu bạn được thông báo trước). Sẵn sàng mọi kiến thức và thông tin để bàn luận về sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Bạn có thể xem thông tin về sản phẩm và dịch vụ của công ty trên trang web hoặc qua mục quảng cáo trên báo.
Đến phỏng vấn sớm
Bạn nên đến tham dự phỏng vấn sớm hơn thời gian nhà tuyển dụng hẹn. Đến sớm để xem cách mọi người làm việc. Quan sát ngôn ngữ cử chỉ và cách nhân viên trong công ty nói chuyện với nhau để hiểu thêm về công ty. Những điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn khi nhà tuyển dụng muốn kiểm tra sự hiểu biết của bạn về công ty.
Mang theo bản copy dự trữ
Khi đi phỏng vấn, bạn nên mang theo 2 hoặc hơn 2 bản resume vì có thể bạn sẽ cần đến chúng. Giả sử trong cuộc phỏng vấn lại có khoảng 3 người phỏng vấn thì những bản resume mang thêm sẽ rất hữu ích trong tình huống này.
Chuẩn bị về mặt tinh thần
Nhà tuyển dụng đánh giá thấp về bạn từ đầu cho đến kết thúc cuộc phỏng vấn. Mặc dù trong tình huống khó khăn như vậy nhưng bạn cũng vẫn phải thể hiện sự bình tĩnh. Hãy luôn mỉm cười và tỏ ra tự tin. Lắng nghe mọi điều nhà tuyển dụng hỏi bạn.
Kiên nhẫn
Theo kế hoạch, bạn sẽ được phỏng vấn vào lúc 14 giờ nhưng đến 14h30 mà nhà tuyển dụng vẫn chưa mời bạn vào phỏng vấn. Trong tình huống này hãy kiên nhẫn và chờ đợi. Tốt nhất là bạn hãy ngủ thật ngon giấc vào đêm hôm trước để luôn tỉnh táo, không ngáp vặt trong khi đợi được mời vào phỏng vấn.
Top những khóa được tìm kiếm nhiều nhất:
Tìm việc làm | Ms Hoa TOEIC tuyển dụng | Chăm sóc khách hàng Zalo pay | Tuyển lái xe Nha Trang | ptf tuyển dụng | pvoil tuyển dụng | tuyển lái xe tphcm
Để lại một bình luận