Những công dụng đặc biệt và ý nghĩa phong thủy của cây trường sinh

Những công dụng đặc biệt và ý nghĩa phong thủy của cây trường sinh
0 Shares

Cây trường sinh – biểu tượng của sự trường tồn và thịnh vượng. Ngày nay, giới văn phòng ưa chuộng trưng loại cây này ở bàn làm việc. Vậy cây trường sinh có những đặc điểm, ý nghĩa gì đặc biệt, hãy cùng docngam.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Cây trường sinh
Cây trường sinh

I. Nguồn gốc và đặc điểm của cây trường sinh

Nguồn gốc

Cây trường sinh, còn được biết đến với tên khoa học là Peperomia Obtusifolia hay Baby Rubber Plant (tên tiếng Anh). Loài cây này thuộc họ Thuốc bỏng (Crassulaceae), cây được tìm thấy lần đầu ở Madagascar và Nam Phi. Ở Việt Nam, cây này còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Lá Bông, Thiên cảnh, Diệp Sinh Căn, Đả Bất Tử, Thiên cảnh tạp giao,…

Đặc điểm

Khi được chăm sóc trong môi trường tốt, cây có khả năng phát triển chiều cao lên đến 40 cm. Cây có gốc tròn dày, lá mọc từ thân, căng mọng nước và có màu xanh bóng hấp dẫn. Hoa của cây trường sinh rất nhỏ, thời gian nở hoa kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Nguồn gốc và đặc điểm của cây trường sinh
Cây có gốc tròn dày, lá mọc từ thân, căng mọng nước và có màu xanh bóng hấp dẫn

Với kích thước nhỏ, cây trường sinh thích hợp để trang trí ở bàn làm việc hoặc các góc trong nhà. Cây có khả năng chống lại sâu bệnh rất tốt. Do đó, trường sinh trở thành cây cảnh ưa thích của những người yêu thiên nhiên và cây phong thủy.

Phân loại

Cây trường sinh lá tròn có kích thước nhỏ, cao trung bình từ 16 – 26 cm, cây thường được trồng dưới dạng bụi, có lá nhỏ hình tròn. Trường sinh lá tròn có khả năng thanh lọc không khí và cung cấp oxy tốt, giúp giảm thiểu tác động của tia bức xạ từ các thiết bị điện tử trong nhà.

Trường sinh lá dài có kích thước lớn hơn, chiều cao trung bình từ 50 – 80 cm, một vài trường hợp cây cao hơn 1m. Lá cây có hình mác, mỏng và không chứa nhiều nước như trường sinh lá tròn. Cây có hoa màu trắng, mọc tập trung ở phần đỉnh cây. Vì hình dáng và kích thước không thu hút, nên trường sinh lá dài ít được trồng phổ biến.

Nguồn gốc và đặc điểm của cây trường sinh
Cây trường sinh lá dài có kích thước lớn hơn, chiều cao trung bình từ 50 – 80 cm

Bên cạnh đó, cây trường sinh và cây môn trường sinh có tên gọi gần giống nhau nên mọi người thường bị nhầm lẫn là một. Tuy nhiên, đây là hai loại cây hoàn toàn khác nhau, mọi người lưu ý để tránh bị nhầm lẫn.

II. Công dụng cây trường sinh trong đời sống

Cây trường sinh không chỉ dùng để trang trí mà còn đem lại phong thủy tốt cho ngôi nhà. Đặc biệt, cây có khả năng làm sạch không khí và loại bỏ các chất độc như formaldehyde, carbon dioxide, giúp bảo vệ hệ hô hấp và hệ thần kinh.

Công dụng cây trường sinh trong đời sống
Trường sinh có khả năng làm sạch không khí và loại bỏ các chất độc như formaldehyde, carbon dioxide

Hơn nữa, cây trường sinh cũng có khả năng hấp thụ bức xạ từ các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại di động, từ đó giúp ngăn chặn các yếu tố gây ung thư. Điều này khiến trường sinh được sử dụng rộng rãi trong môi trường văn phòng và nhà xưởng. Ngoài ra, cây còn tạo ra một dòng năng lượng tích cực trong môi trường, giúp làm việc hiệu quả, giảm căng thẳng và mang lại tinh thần vui vẻ.

Xem thêm  3 thứ này là phân lân và kali tự nhiên, vùi 1 thìa vào chậu hoa sẽ nở rộ

Tuy nhiên chất gel của cây trường sinh có thể gây dị ứng, bạn nên lưu ý khi trồng ở những nơi có trẻ nhỏ.

Xem thêm: Cây hồng môn: Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy và cách trồng

III. Ý nghĩa phong thủy của cây trường sinh

Cây trường sinh là biểu tượng của sự trường tồn và vĩnh cửu. Màu xanh tươi của cây thể hiện sự sống dồi dào và khả năng thích nghi với mọi môi trường, vì vậy người ta đặt cho nó cái tên “trường sinh”. Ngoài ra, cây còn mang ý nghĩa may mắn, tốt lành, gia đình hòa thuận, khỏe mạnh và gắn kết.

Ý nghĩa phong thủy của cây trường sinh
Màu xanh tươi của cây thể hiện sự sống dồi dào và khả năng thích nghi với mọi môi trường

Về phong thủy, cây trường sinh đại diện cho hành Mộc, bởi vì cây toàn diện mang màu xanh tươi mơn mởn, tràn đầy sức sống, phù hợp với những người thuộc hành Mộc. Người trồng cây này sẽ gặp được may mắn, thuận lợi trong cuộc sống.

Cây trường sinh phù hợp với người tuổi Ngọ, bởi người tuổi này thích phiêu lưu, sống tự do, hoang dã và nhiệt tình. Tuy nhiên, họ cần một sợi dây cương để giữ cho mình không đi quá xa hoặc sai lầm. Trồng cây này sẽ giúp người tuổi Ngọ ổn định tinh thần, công việc được thuận lợi,  suy nghĩ thấu đáo trong mọi việc.

Xem thêm: Điểm danh top 10 loài hoa tháng 4 rực rõ khoe sắc

IV. Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây trường sinh

Cách trồng cây trường sinh trong đất

  • Mua hạt giống từ các cửa hàng uy tín, chọn các hạt có độ mẩy và chắc.
  • Ngâm hạt trong nước ấm khoảng 30 phút để làm mềm vỏ hạt.
  • Chuẩn bị đất tơi xốp trong vườn hoặc chậu cây. Đặt hạt trên mặt đất và phủ một lớp mỏng đất lên trên.
  • Tưới nước nhẹ nhàng bằng vòi phun sương hoặc từ bình tưới để đảm bảo đất ẩm.
  • Nên trồng ở nơi có bóng râm và nhiệt độ ổn định.
  • Theo dõi và duy trì độ ẩm của đất bằng cách tưới nước thường xuyên, nhưng tránh làm đất quá ướt.
  • Sau vài tuần, hạt sẽ nảy mầm và cây sẽ bắt đầu phát triển.
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây trường sinh
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây trường sinh

Ngoài ra, bạn cũng có thể nhân giống cây trường sinh bằng cách giâm lá hoặc cành. Dưới đây là các bước thực hiện bạn có thể tham khảo qua:

  • Chọn những lá già, bóng, mọng nước hoặc cành khỏe mạnh, không có tổn thương hoặc trầy xước.
  • Chuẩn bị đất mềm, xốp và có thể trồng trong chậu.
  • Cắt cành hoặc lá với chiều dài khoảng 10-15cm.
  • Gạt bỏ các lá dưới phần dưới của cành hoặc lá.
  • Đặt cành hoặc lá vào đất, nhấn nhẹ để chúng cố định.
  • Tưới nước đều đặn khoảng 2 lần/tuần để đảm bảo đất ẩm.
  • Nên trồng ở nơi có bóng râm và nhiệt độ ổn định.
  • Sau một thời gian ngắn, lá hoặc cành sẽ phát triển và trở thành cây mới.

Xem thêm: Cây hoa dừa cạn và những lợi ích cho sức khỏe ít người biết

Cách trồng cây trường sinh thủy sinh

Để trồng cây trường sinh trong chậu thủy sinh, bạn cần tuân theo các bước sau:

  • Chuẩn bị cây trường sinh, một chậu thủy tinh, sỏi, nước và dung dịch thủy sinh.
  • Rửa sạch rễ của cây để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất.
  • Đặt cây vào chính giữa chậu và sử dụng sỏi để cố định phần rễ. Sỏi giúp cây không bị lật mà vẫn có đủ không gian để phát triển.
  • Đổ nước vào chậu sao cho nước ngập đủ phần rễ của cây. Tránh làm ngập phần lá của cây.
  • Thêm vài giọt dung dịch thủy sinh vào nước để cung cấp dinh dưỡng và tạo môi trường thích hợp cho sự phát triển của cây trong chậu thủy sinh.
Xem thêm  6 loại hoa bị đưa vào “danh sách đen ban công”, đừng trồng nếu bạn không muốn gặp rắc rối
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây trường sinh
Cách trồng cây trường sinh thủy sinh

Sau khi hoàn thành các bước trên, bạn có thể đặt chậu cây trường sinh ở nơi có ánh sáng phù hợp và duy trì mức nước cần thiết trong chậu. Hãy chú ý theo dõi sự phát triển của cây và điều chỉnh chăm sóc theo cần thiết để đảm bảo cây có môi trường tốt nhất để sống và phát triển.

Cách chăm sóc cây trường sinh

  • Để cây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhẹ trong khoảng 1 đến 2 giờ mỗi ngày để cây có thể quang hợp. Tuy nhiên, tránh để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời quá mạnh.
  • Khi cây đã nảy mầm và phát triển đạt mức ổn định, tưới nước cho cây một lần mỗi tuần. Tuy nhiên, khi giâm lá hoặc cành để cho cây ra mầm, bạn có thể tưới nước cho cây hai lần mỗi ngày để đảm bảo đất giữ ẩm và hỗ trợ quá trình nảy mầm.
  • Bón phân NPK cho cây 2 tháng một lần để cung cấp dinh dưỡng cần thiết. Phân NPK chứa các chất dinh dưỡng cơ bản như nitơ (N), photpho (P), và kali (K) giúp cây phát triển khỏe mạnh. Tuân theo hướng dẫn trên bao bì phân để biết liều lượng và cách sử dụng phù hợp.
  • Nếu cây bị sâu bệnh, bạn có thể mua thuốc trừ sâu hữu cơ để phun lên cây. Sử dụng thuốc trừ sâu hữu cơ để tránh tác động có hại đến sức khỏe con người và môi trường.
  • Nếu lá sâu hoặc cành bị hư hỏng hoặc thối, hãy cắt bỏ chúng để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
Cách chăm sóc cây trường sinh
Cách chăm sóc cây trường sinh

V. Giá bán và nơi mua cây trường sinh uy tín

Hiện nay, cây trường sinh có thể mua được từ các cửa hàng chuyên bán cây cảnh, vườn ươm hoặc mua hạt giống cây trường sinh trên các trang thương mại điện tử như Lazada, Tiki, Shopee. Giá cả của cây thường dao động từ khoảng 70.000 đồng đến 200.000 đồng mỗi cây, tùy thuộc vào kích thước và loại cây bạn chọn.

Xem thêm: Cây tuyết sơn phi hồng: Đặc điểm, ý nghĩa và cách trồng tại nhà

VI. Một số câu hỏi liên quan về cây trường sinh

1. Cây trường sinh ưa bóng hay ưa sáng?

Cây Trường Sinh là loại cây ưa bóng bán phần, do đó, nó là lựa chọn tuyệt vời cho các bạn nhân viên văn phòng.

Một số câu hỏi liên quan về cây trường sinh
Cây Trường Sinh là loại cây ưa bóng bán phần

2. Cây trường sinh có để phòng ngủ được hay không?

Trường sinh là loài cây thích hợp để trong phòng ngủ. Vì cây có khả năng giải phóng oxy và hấp thụ các chất gây ô nhiễm trong không khí, làm cho không khí trong phòng ngủ trở nên trong lành hơn. Điều này có thể góp phần vào việc cải thiện chất lượng giấc ngủ và tạo ra môi trường thoải mái hơn.

3. Vì sao cây trường sinh bị rụng lá?

Nhiệt độ lý tưởng cho cây phát triển nằm trong khoảng 18 đến 30 độ. Ở nhiệt độ thấp hơn, cây có thể ngừng phát triển và có thể dẫn đến tình trạng rụng lá. Ngược lại, ở nhiệt độ cao, cây có thể bị cháy lá và gặp phải vấn đề về khô hạn, có thể dẫn đến chết cây.

Một số câu hỏi liên quan về cây trường sinh
Ở nhiệt độ thấp hơn, cây có thể ngừng phát triển và có thể dẫn đến tình trạng rụng lá

Cây trường sinh thích hợp được trồng trong môi trường bán râm với ánh sáng yếu, chẳng hạn như ban công, gần cửa sổ hoặc dưới giếng trời. Nếu đặt cây trong phòng có máy lạnh, tránh để cây tiếp xúc trực tiếp với luồng hơi lạnh. Điều này sẽ giúp tránh tình trạng mất nước nhanh chóng khi rễ cây chưa kịp hút nước.

Xem thêm: Cây đa búp đỏ: Đặc điểm, ý nghĩa và những lợi ích cho sức khỏe ít người biết

4. Cây trường sinh có ra hoa không?

Khi được chăm sóc và sinh trưởng trong điều kiện lý tưởng, cây đạt chiều cao tối đa khoảng 40 cm thì cây sẽ ra hoa. Hoa của cây trường sinh rất nhỏ, thời gian cây ra hoa kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 của năm sau.

VII. Một số hình ảnh cây trường sinh đẹp

Một số hình ảnh cây trường sinh đẹp
Một số hình ảnh cây trường sinh đẹp – 1
Một số hình ảnh cây trường sinh đẹp
Một số hình ảnh cây trường sinh đẹp – 2
Một số hình ảnh cây trường sinh đẹp
Một số hình ảnh cây trường sinh đẹp – 3
Một số hình ảnh cây trường sinh đẹp
Một số hình ảnh cây trường sinh đẹp – 4

Bài viết trên docngam.com đã cùng bạn tìm hiểu cây trường sinh hợp mệnh gì. Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp được thắc mắc của bạn. Truy cập ngay docngam.com để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất về phong thủy và công nghệ.

Có thể bạn quan tâm:

  • Hoa oải hương (Lavender): Đặc điểm, ý nghĩa và cách chăm sóc
  • Cây bàng Singapore: Đặc điểm, ý nghĩa và cách chăm sóc chuẩn nhất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *