Nhún nhường đồng nghiệp: việc nên làm?

Nhún nhường đồng nghiệp: việc nên làm?
0 Shares

Chắc bạn còn nhớ câu chuyện về hai chú gấu nhờ cáo phân chia hộ chiếc bánh. Vì nhất định phải chia 2 phần bằng nhau mà con cáo khôn ngoan đã nẫng được cả chiếc bánh của 2 chú gấu. Cuộc sống công sở đôi khi, cũng chỉ vì thiếu một chút “nhún nhường” mà người ta đánh mất những sức mạnh không ngờ…

Hiệu ứng của “critical thinking”

“Những cuộc họp nhóm, họp tổ bao giờ cũng kết thúc bằng những trận chiến tay đôi không có cách nào phân xử. Tất cả mọi người ngao ngán, còn họ, sau khi không ai chịu ai lại rút về ốc đảo của riêng mình. Chẳng có vấn đề gì được giải quyết cả mặc dù họ là 2 thành viên ưu tú nhất trong số chúng tôi”. Đây là những lời lẽ phàn nàn rất thật của một cô gái làm lập trình viên tên Nga, công ty TNHH Phương Minh. Nhóm của Nga gồm có 7 người làm dự án về viễn thông. Công việc thường xuyên là đi thị sát các cơ sở đặt lắp thiết bị để lên dự án kết nối và bảo trì thuyết phục nhất. “Không thể phủ nhận là anh Tuấn và Trọng rất thông minh và sáng tạo. Trong óc họ như có một chất xúc tác, bắt họ luôn đặt ra những câu chất vấn, thắc mắc và có giải pháp hợp lý. Tiếc là mỗi người giỏi một lĩnh vực, song không ai chịu ai. Giá mà họ không coi nhau là đối thủ…”.

Tại sao các thầy giáo nước ngoài thường giảng dạy cho SV kinh tế một khái niệm gọi là “critical thinking” (tạm gọi là tư duy phê phán) mà các giáo viên Việt Nam không chú trọng truyền đạt? Hà Phương, sinh viên tốt nghiệp ĐH Ngoại thương sau khi trúng tuyển vào một công ty chứng khoán, ngày đầu tiên đến công ty đã nhận ra một điều: Những nhân viên cùng lứa như cô, nếu đã đi học ở các nước Tây Âu thường có những biểu hiện xông xáo hơn, chủ động hơn nhiều đối với môi trường mới mà họ sẽ làm việc. Họ bao giờ cũng bắt đầu những câu hỏi ngay khi bước chân vào môi trường đó, kiểu như: Những đối tác chính của công ty hiện nay là gì? Công ty chúng ta thường tham gia những hoạt động xã hội hay không? Thậm chí là cả những thắc mắc về mức lương của trưởng phòng hiện nay chênh lệch như thế nào với nhân viên trẻ như họ?

Xem thêm  Những công việc thời vụ hấp dẫn

“Đó là một điều rất đáng để học hỏi, nhưng tôi cũng nhận ra rằng nếu trong phòng của công ty có nhiều hơn một người như vậy thì vấn đề lại khó giải quyết hơn: tư duy phê phán của họ quá mạnh, và họ không cho phép ai lấn át mình. Có lẽ đó cũng là lý do của các thầy giáo, hoặc các trưởng phòng nhân sự Việt Nam không yêu cầu SV và nhân viên của mình đề cao quá mức “critical thinking”. Họ e ngại một điều: Những công sở Việt Nam sống với nhau còn bằng tình cảm và sự chia sẻ. Tư duy phê phán đôi khi có thể là con dao hai lưỡi, một mặt, nó kích thích cạnh tranh và sáng tạo, nhưng mặt khác, nó giết chết sự thông cảm và cô lập cá nhân con người.

Ranh giới: Không thể chia sẻ

“Từ khi vào công ty, tôi âm thầm nhận ra một ranh giới giữa tôi và Tùng. Không phải là chúng tôi ghét nhau. Nhưng cái “tôi” cá nhân của tôi và cậu ấy đều quá lớn. Chúng tôi có thể cùng đi với cả phòng, cùng vui vẻ chúc rượu nhau, nhưng trong công việc thì chỉ chọn một kết luận của một người. Cả phòng tin tưởng ở chúng tôi. Hoặc là kế hoạch của tôi được chấp nhận, hoặc là sáng kiến của Tùng. Cho dù chỉ chênh nhau một chút, hoặc thiếu sót một chút ở góc độ tính ngắn hạn, dài hạn thì tôi cũng sẵn sàng rút đề án của mình lại, coi như Tùng thắng” – Dũng, nhân viên phòng Dự án và phát triển Công ty viễn thông GTE.Ltd tâm sự. Tùng không khẳng định những điều như Dũng nói, cậu chỉ cho rằng đó là cạnh tranh lành mạnh. Nhưng những gì Tùng muốn là để Dũng hiểu: cách làm của Dũng sai, chắc chắn sai!

Xem thêm  Biến công việc thời vụ thành lâu dài

Cuối cùng, người hứng chịu những cuộc đối đầu nảy lửa của họ là đồng nghiệp. Dĩ nhiên, dự án cũng sẽ xong vì sếp bao giờ cũng phải đóng vai trò là người “cầm cân nảy mực”. “Mỗi khi một trong hai người bị phản đối ý kiến, họ cảm thấy suy sụp và bất cần. Họ trở về với vẻ lầm lì và không nói chuyện với ai. Dần dần, cả phòng chúng tôi mặc dù rất nể 2 người, nhưng không mấy thân thiện cùng họ. Họ tham vọng và như những con ngựa bất kham!”.

Cái nôi của sức mạnh vô hình

Giống như một triết lý về con đường, người ta đi nhiều thì thành đường thôi. Và sự thực, chẳng có một ranh giới nào cả nếu như 2 phía không tự bày ra nó. Một nhà nghiên cứu người Mỹ đã đưa ra con số 71% viên chức tuổi từ 20-35 ở Mỹ làm việc cật lực là để cạnh tranh với một đồng nghiệp cùng công sở, hoặc cùng ngạch kinh doanh. Không đếm được hết có bao nhiêu cơ quan xuất hiện những cặp “tay đôi” như thế. Đức Quang, GĐ nhân sự Công ty gốm Việt An khẳng định: “Có những cặp nhân viên như thế là có cơ hội phát triển, miễn là những người quản lý nhân sự và đồng nghiệp biết cộng hưởng họ với nhau và tìm ra sức mạnh ưu việt nhất. Đó mới là đích vươn tới cho tương lai của công ty”. Sếp bao giờ cũng phải là người xoá đi những ranh giới giữa 2 “quan nhất phẩm” trong cùng một lãnh thổ.

Vào một buổi chiều, khi mà Tùng lần đầu tiên lui tới cabin của Dũng và đưa ra một đề nghị: “Cà phê không?” thì có nghĩa là, sau câu chuyện của 2 cậu, mọi thứ hết sức đơn giản, cho dù là những dự án đau đầu, những vấn đề cực rắc rối…
Có vẻ như không quá khó khăn nếu những người trong một công sở biết bắt tay nhau cho dù những cái bắt tay chưa thực sự thân thiện. Có vẻ như khi những cái đầu “đáng giá” ghé lại gần nhau, một sức mạnh vô hình cho sự phát triển của công sở sẽ bắt đầu…

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại Đọc Ngẫm :

  • Tìm việc làm tại Biên Hòa
  • Tìm việc làm tại Quảng Nam
  • Tìm việc tại Bắc Giang

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *