Trong khi vị trưởng ban tổ chức đang đọc những lời chúc tụng đầy tâng bốc các doanh nhân đến tham gia một giải gôn, thì ở một góc khuất của buổi lễ, đám Caddy nữ (những cô gái kéo gậy cho khách chơi gôn) đang âm thầm chuẩn bị những vật dụng cần thiết cho cuộc chơi sáng nay.
Phong, cậu lái xe điện của sân gôn Chí Linh, Hải Dương bảo rằng: “Làm “két” (cách gọi tắt của Caddy) trông vậy nhưng vất vả lắm, mỗi một fee, tức là đi từ lỗ 1 đến hết lỗ 18 họ phải cuốc bộ gần hai chục cây số. Ngày đông khách hay giải như hôm nay, phải đi 2 fee thì về có mà ra bã chứ sung sướng nỗi gì”.
Ở sân gôn Chí Linh, Hải Dương hiện có gần 300 Caddy nữ chủ yếu là con em người trong vùng và mấy huyện lân cận bên Quảng Ninh.
Một ngày của các nữ Caddy bắt đầu từ 5 giờ 30 sáng khi sân gôn mở cửa, những ngày ít khách các cô chỉ phải ra sân để tỉa cỏ, còn đông khách các cô phải làm việc ít nhất 12 tiếng một ngày. Bù lại thu nhập của các cô cũng phần nào xứng đáng. “Mỗi fee, gặp khách sộp thường được bo 10 đến 30 USD, thu nhập của một Caddy cỡ khoảng 3 triệu đồng tháng” – Phong nói.
Chúng tôi đi theo Phong suốt gần 3 tiếng đồng hồ. Sân gôn thật đẹp với những bãi cỏ xanh mướt mịn như nhung, những hồ nước trong mát bên những ngọn đồi ngăn nắp trồng cọ và hoa.
Sân gôn rộng 324 ha này quả là một vườn địa đàng ở cái xứ Đồi núi nhọc nhằn Sao Đỏ, Chí Linh. Và những cô gái bé nhỏ, đen nhẻm luôn luôn giấu mặt dưới vành nón rộng như muốn che đi những nỗi nhọc nhằn trên cỏ xanh.
Chuẩn bị gậy đánh gôn cho các ông chủ.
Một ngày các Caddy phải đi bộ ít nhất 20km.
Nỗi nhọc nhằn thầm lặng.
Giúp khách tính khoảng cách từ bóng đến lỗ gôn.
Bắt đầu một cuộc “dạo chơi”.
Những cô gái xuất thân từ đồng ruộng.
Phút nghỉ ngơi hiếm hoi.
Các Caddy luôn thầm lặng ở bên cạnh khách chơi
Để lại một bình luận