Trong thời đại 4.0 như hiện nay, nhân viên kỹ thuật là vị trí rất được trọng dụng trong nhiều lĩnh vực. Đây là vị trí có nhu cầu tuyển dụng rất cao tại các khu công nghiệp, khu chế xuất hay khu công nghệ cao. Liệu bạn đã hiểu gì về công việc này? Bạn có muốn trở thành một kỹ thuật viên “lành nghề”? Hãy cùng Đọc Ngẫm khám phá chi tiết trong bài viết sau đây nhé!
Ứng tuyển nhân viên kỹ thuật
1. Nhân viên kỹ thuật là ai?
Nhân viên kỹ thuật (Engineering) là người chịu trách nhiệm về việc xây dựng và duy trì các cấu trúc thiết bị, máy móc, hệ thống trong công ty, doanh nghiệp, khu sản xuất,… Bên cạnh đó, họ còn là người nắm bắt và điều hành các công việc có liên quan đến công nghệ, máy móc trong công ty để kịp thời sửa chữa, bảo dưỡng và duy trì hệ thống thiết bị làm việc một cách trơn tru và hiệu quả nhất.
Tìm hiểu nhân viên kỹ thuật là gì?
2. Những vị trí việc làm phổ biến trong ngành kỹ thuật
Ngành kỹ thuật là một ngành khoa học có phạm vi rộng, được chia thành nhiều nhánh ngành nhỏ và mỗi ngành lại mang những đặc thù riêng biệt. Do đó, nhân viên kỹ thuật có thể tìm được việc làm trong rất nhiều ngành nghề khác nhau tùy vào bằng cấp và trình độ chuyên môn. Dưới đây là một vài công việc phổ biến liên quan đến ngành kỹ thuật.
– Kỹ thuật cơ khí: Ngành này sẽ làm những công việc liên quan đến lắp đặt, vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng các loại máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải,…
– Kỹ thuật xây dựng: Đối với ngành này, bạn sẽ làm nhiệm vụ thiết kế, xây dựng các công trình hạ tầng như nhà dân dụng, cao ốc, cầu đường, sân bay, đường bộ, hệ thống xử lý nước,…
– Kỹ thuật điện: Công việc này liên quan đến quá trình nghiên cứu, thiết kế và phát triển hệ thống điện, mạch điện tử, bảng điều khiển, hệ thống thông tin liên lạc, cáp quang, động cơ điện, hệ thống máy tính,…
– Kỹ thuật hệ thống: Trở thành kỹ thuật viên hệ thống, bạn có thể làm những công việc như phân tích, điều khiển, phát triển các hệ thống tự động hóa, thiết kế khoa học và công nghệ của quy trình sản xuất, lắp ghép, bộ điều khiển lập trình,…
– Kỹ thuật hóa học: Với ngành kỹ thuật hóa học, bạn sẽ làm những công việc như lọc hóa dầu, sản xuất những phân tử sinh học,…
– Kỹ thuật tích hợp: Hiện nay có rất nhiều lĩnh vực kỹ thuật tích hợp liên ngành và cần có các nhân viên kỹ thuật đảm bảo thực hiện như: kỹ thuật hàng không, kỹ thuật năng lượng, kỹ thuật cơ điện tử, kỹ thuật đường sắt, kỹ thuật hạt nhân,…
Những vị trí việc làm phổ biến trong ngành kỹ thuật
3. Mô tả công việc nhân viên kỹ thuật cần phải đảm nhiệm
Nhân viên kỹ thuật có thể lựa chọn nhiều ngành nghề kỹ thuật khác nhau tùy vào chuyên môn của bản thân. Tương ứng với mỗi vị trí sẽ có bảng mô tả công việc khác nhau. Tuy nhiên, vị trí nhân viên kỹ thuật nói chung sẽ đảm nhiệm những công việc cơ bản sau đây.
– Xây dựng quy trình thiết kế, lắp đặt và vận hành các sản phẩm kỹ thuật.
– Xây dựng quy trình bảo hành, bảo dưỡng sản phẩm sau khi vận hành.
– Đánh giá chất lượng của sản phẩm trước, trong và sau khi vận hành.
– Trực tiếp kiểm tra, sửa chữa, cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của các loại thiết bị, máy móc.
– Trực tiếp giải quyết, xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành máy móc, thiết bị các loại.
– Thường xuyên theo dõi, kiểm tra định kỳ hệ thống điện, hệ thống máy móc đang vận hành để kịp thời xử lý các sự cố kỹ thuật trong quá trình làm việc.
– Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cho các dự án kỹ thuật mới.
– Đóng góp ý kiến với cấp trên nhằm cải tiến chất lượng của các sản phẩm kỹ thuật.
– Quản lý tất cả các hồ sơ, giấy tờ có liên quan tới sản phẩm kỹ thuật như: bản vẽ kỹ thuật, báo giá, bảng báo cáo kiểm tra chất lượng,…
– Báo cáo định kỳ công tác sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc theo yêu cầu.
Nhân viên kỹ thuật làm gì? Bảng mô tả công việc chi tiết
4. Những kỹ năng cần thiết để trở thành một nhân viên kỹ thuật lành nghề
Để trở thành một nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp, bạn cần trang bị cho bản thân những kỹ năng cần thiết sau đây.
Kỹ năng sử dụng máy tính thành thạo
Thông qua việc vận dụng thành thạo các thao tác kỹ thuật trên máy tính, nhân viên kỹ thuật có thể dựng lên nhiều mô hình mô phỏng hệ thống phức tạp. Từ đó đưa ra những giải pháp, đề xuất nhằm giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan đến kỹ thuật. Kỹ năng thao tác với các phần mềm kỹ thuật trên máy tính sẽ được tích lũy dần thông qua quá trình làm việc. Ngoài ra, kỹ năng này cũng cần sự mày mò, tìm hiểu của bản thân trên con đường hành nghề.
Sử dụng máy tính và các phần mềm kỹ thuật một cách thành thạo
Khả năng tư duy logic, khoa học và sáng tạo
Bản chất của kỹ thuật là giải quyết sự cố, khắc phục những vấn đề hỏng hóc để máy móc có thể hoạt động một cách trơn tru và hoàn chỉnh. Điều này đòi hỏi ở nhân viên kỹ thuật phải có tư duy logic, khoa học, biết tính toán và có sự sáng tạo để điều chỉnh công việc phù hợp với từng hoàn cảnh. Chắc chắn bạn sẽ không được đánh giá cao nếu lúc nào cũng chỉ biết vận hành theo quy trình một cách rập khuôn mà không dựa vào thực tế.
Kỹ năng tính toán tốt
Bất kỳ một dự án kỹ thuật nào trước khi triển khai xây dựng cũng phải trải qua khâu bóc tách bản vẽ, tính toán thông số kỹ thuật và chi phí dự trù. Thực tế, khâu tính toán chủ yếu được hỗ trợ bởi máy tính. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là không cần đến sự hiện diện của con người. Do đó, nhân viên kỹ thuật phải là người giỏi kỹ năng tính toán để có thể kiểm tra các thông số một cách kỹ lưỡng và tìm ra hướng giải quyết những vấn đề liên quan đến con số.
Khả năng tính toán tốt là một lợi thế đối với nhân viên kỹ thuật
Khả năng chú ý đến từng tiểu tiết, cẩn trọng, tỉ mỉ
Kỹ thuật là lĩnh vực tập trung đến những yếu tố tiểu tiết. Do đặc thù của ngành nghề này đó là thiết kế và vận hành nên chỉ cần một sai sót nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. Hơn nữa, những tổn thất của sự sai sót trong kỹ thuật là vô cùng lớn. Đó là lý do mà nhân viên kỹ thuật cần phải hết sức cẩn trọng và tỉ mỉ trong quá trình làm việc để hạn chế những sự cố không mong muốn xảy ra.
Kỹ năng xử lý sự cố, vấn đề
Kỹ thuật viên là người chuyên khắc phục, xử lý sự cố, đồng thời chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự vận hành của thiết bị. Điều này đòi hỏi nhân viên kỹ thuật phải thực sự linh hoạt, nhạy bén để kịp thời phát hiện những điều bất thường và tìm ra hướng giải quyết vấn đề phù hợp nhất. Hay nói cách khác, việc xử lý sự cố phải được thực hiện trên sự chủ động để tránh những hậu quả nặng nề, khó khắc phục.
Khả năng “teamwork” hiệu quả
Xuất phát từ đặc thù và tính chất công việc liên quan đến nhiều hạng mục, lĩnh vực khác nhau nên nhân viên kỹ thuật thường kết hợp làm việc theo đội nhóm. Vì vậy, nếu làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật, bạn nhất định phải có kỹ năng này để phát huy tối đa khả năng làm việc. Sự góp sức của một tập thể với sự hỗ trợ lẫn nhau sẽ giúp cho công việc được hoàn thành nhanh chóng và đạt hiệu suất tốt nhất.
Khả năng làm việc nhóm hiệu quả sẽ góp phần nâng cao hiệu suất công việc
5. Yêu cầu công việc đối với vị trí nhân viên kỹ thuật
Những yêu cầu cơ bản khi tuyển dụng nhân viên kỹ thuật đó là:
– Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành điện – điện tử – điện lạnh,… hoặc bằng chứng nhận của trường trung cấp nghề.
– Có ít nhất 1 năm làm việc ở vị trí tương đương hoặc liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật.
– Trang bị kiến thức chuyên môn về kỹ thuật và vận dụng tốt những tiêu chuẩn về an toàn trong quá trình làm việc.
– Hội tụ những kỹ năng cơ bản đã nêu trên.
– Biết tiếng Anh là một lợi thế vì có nhiều trường hợp chuyên viên kỹ thuật phải thông dịch tài liệu tiếng Anh chuyên ngành, bổ trợ cho quá trình làm việc.
Yêu cầu tuyển dụng đối với vị trí nhân viên kỹ thuật
6. Lương nhân viên kỹ thuật
Theo những thông tin khảo sát từ Đọc Ngẫm , mức lương cơ bản của nhân viên kỹ thuật sẽ dao động từ 7 – 25 triệu đồng. Tùy vào từng vị trí công việc ở các lĩnh vực kỹ thuật khác nhau mà thu nhập của nhân viên kỹ thuật sẽ có sự chênh lệch nhất định.
Ngoài ra, mức lương này còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, mức KPI của từng công ty/doanh nghiệp,… Hiện nay, các ngành kỹ thuật có mức lương cao nhất có thể kể đến như: điều khiển và tự động hóa, điện – điện tử, hàng không, dầu khí,…
7. Tìm việc làm nhân viên kỹ thuật ở đâu?
Hầu hết, việc làm nhân viên kỹ thuật được tuyển dụng nhiều trong các doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực công nghệ thông tin, cơ khí kỹ thuật,… Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm vị trí công việc này trên website của công ty đó hoặc thông qua những nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, LinkedIn,… Hay cách đơn giản nhất đó là truy cập ngay trang tuyển dụng uy tín của Đọc Ngẫm.
Tìm việc làm nhân viên kỹ thuật lương cao tại trang tuyển dụng Đọc Ngẫm
Tại đây, bạn có thể lựa chọn những công việc hấp dẫn và phù hợp nhất liên quan đến ngành nghề kỹ thuật. Đừng chần chừ nữa, hãy nhanh chóng tạo ngay một bộ CV “xịn sò” để apply công việc mà bạn yêu thích nhé!
Những câu hỏi liên quan đến kỹ thuật viên là gì?
Học kỹ thuật viên có dễ xin việc không?
Ngành kỹ thuật vẫn đang là ngành khan hiếm nhân lực chất lượng cao. Do đó nếu bạn có kiến thức tốt thì việc tìm kiếm việc làm ngành kỹ thuật không khó không những vậy bạn còn được các công ty săn tìm nếu có trình độ chuyên môn cao.
Kỹ thuật viên có cần bằng cấp không?
Đối với một nhân viên kỹ thuật cần có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên về các chuyên ngành điện – điện tử – điện lạnh,… hoặc bằng chứng nhận của trường trung cấp nghề.
Trên đây là những tổng hợp từ A đến Z về vị trí nhân viên kỹ thuật, bao gồm mô tả công việc, kỹ năng cần thiết, yêu cầu cơ bản và mức thu nhập trung bình. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có được những lựa chọn công việc phù hợp nhất với khả năng cũng như niềm đam mê của bản thân. Đừng quên cập nhật những thông tin nghề nghiệp thường xuyên tại Đọc Ngẫm để không bỏ lỡ bất kỳ vị trí công việc hấp dẫn nào nhé!
Top từ khóa tìm kiếm nhiều nhất:
tìm việc làm | Tìm việc làm Hà Nội | Tìm việc làm Bắc Giang | Tìm việc làm Bắc Ninh | Tìm việc làm Đà Nẵng | bách hóa xanh tuyển dụng | uniqlo tuyển dụng | an khang tuyển dụng | vinmart tuyển dụng | bamboo airways tuyển dụng
Để lại một bình luận