Nhân sự là làm gì? Các mảng công việc của phòng nhân sự

Nhân sự là làm gì? Các mảng công việc của phòng nhân sự
0 Shares

Công việc của phòng nhân sự gồm những gì? Cùng Đọc Ngẫm.vn khám phá về khái niệm, tiền lương, tính cách phù hợp để trở thành chuyên gia nhân sự

Nhân sự là làm gì? Các mảng công việc của phòng nhân sự

Rất nhiều người luôn giữ một quan điểm sai lầm: nhân sự luôn đi kèm với tuyển dụng, học ngành nhân sự ra trường đi làm tuyển dụng. Thực chất, tuyển dụng phổ biến nhưng nó không phải là tất cả của nhân sự. Ngành nhân sự vẫn còn nhiều mảng rất thú vị ngoài tuyển dụng. Hãy cùng Đọc Ngẫm hiểu sâu hơn về định nghĩa cũng như các mảng công việc của ngành nhân sự qua bài viết sau đây. 

ỨNG TUYỂN NGAY

>>> Xem thêm: Thương lượng vị trí mới sao cho chuẩn

 

Nhân sự là làm gì? Các nhóm công việc của nghề nhân sự

Nhân sự là làm gì?

Nhân sự là phòng ban chịu trách nhiệm quản lý nguồn nhân lực của công ty. Nhiệm vụ có thể bao gồm việc tìm kiếm, sàng lọc, tuyển dụng ứng viên và quản lý các chương trình phúc lợi cho nhân viên. Bên cạnh đó, việc lên kế hoạch các sự kiện của công ty để gắn kết nhân viên cũng thuộc trách nhiệm của phòng nhân sự. 
Như vậy, có thể thấy, nhân sự bao gồm tất cả những gì liên quan đến vòng đời nhân viên ở lại với công ty (từ tuyển dụng, đào tạo, hưởng phúc lợi, sa thải). 
Công việc của phòng nhân sự không trực tiếp mang lại doanh thu hay lợi nhuận cho một doanh nghiệp. Tuy nhiên, vai trò của nó lại vô cùng quan trọng, vì đây là nhóm quản lý thành phần chủ chốt của một công ty, tức là yếu tố con người.

Các nhóm công việc của nghề nhân sự

Ngành nhân sự bao gồm 4 mảng công việc chính: tuyển dụng, lương thưởng và phúc lợi, hành chính, đào tạo và phát triển. 

Nhóm công việc tuyển dụng 

Tuyển dụng đóng vai trò quan trọng trong nhân sự. Vì nhiệm vụ của một nhân viên nhân sự là tìm kiếm nguồn nhân lực giỏi, phù hợp với văn hóa công ty. Thị trường ngày nay biến động, việc làm cũng vì thế mà luôn không ổn định. Việc các nhân viên nhân sự phải luôn sẵn sàng để chiêu mộ thêm người tài cho những vị trí trống là rất cần thiết. 
Một số đầu việc khi nhân viên nhân sự làm tuyển dụng cần phải làm là: 

  • Thiết lập và triển khai kế hoạch để tuyển dụng nhân viên mới theo yêu cầu của công ty
  • Lọc CV, tuyển chọn và lưu lại hồ sơ của ứng viên
  • Sắp xếp buổi hẹn phỏng vấn
  • Thực hiện quy trình phỏng vấn và tuyển chọn
  • Tổ chức một số hoạt động, sự kiện nhằm thu hút các ứng viên tiềm năng

>>> Xem thêm: Cách nhận biết các hình thức lừa đảo qua tin tuyển dụng cho người tìm việc

Nhóm công việc lương thưởng và phúc lợi

Xem thêm  Tứ chứng nan y của sếp

Bên cạnh việc trả lương hằng tháng thì lương thưởng và phúc lợi cho nhân viên của mình cũng đóng vai trò rất quan trọng để tạo động lực và giữ chân nhân viên. 
Các công việc trong mảng này có thể kể đến như:

  • Tính lương, thuế thu nhập cá nhân, phụ cấp và thưởng cho nhân viên mỗi tháng
  • Lập các báo cáo chi phí, bảng lương cho nhân viên nội bộ hàng tháng, báo cáo thuế thu nhập cá nhân và các báo cáo khác 
  • Xử lý các hoạt động nhân sự và quản lý quyền lợi bao gồm tự bảo hiểm, nhân thọ, bảo hiểm y tế
  • Hỗ trợ các Giám đốc Nhân sự trong việc xem xét lương hàng năm, đánh giá hiệu quả công việc, các chương trình thăng tiến, v.v.

Nhóm công việc hành chính

Mảng này bao gồm việc quản lý nhân viên, thực thi các chính sách của ban lãnh đạo, điều tra nội bộ,…Một nhân sự hành chính có thể làm những đầu việc cụ thể như sau:

  • Tổ chức sắp xếp và lưu trữ hồ sơ nhân sự
  • Cập nhật thông tin nội bộ 
  • Chuẩn bị các tài liệu nhân sự, như hợp đồng lao động và hướng dẫn tuyển dụng vị trí mới
  • Sửa đổi các chính sách của công ty
  • Giải đáp các câu hỏi của nhân viên về vấn đề liên quan đến ban nhân sự
  • Sắp xếp chỗ ở cho chuyến du lịch và xử lý các biểu mẫu chi phí
  • Tham gia vào các sự kiện nhân sự

 

Mảng đào tạo và phát triển 

Sau quá trình tuyển dụng, phòng nhân sự đã có được ứng viên đủ điều kiện để ngồi vào vị trí đó. Tuy nhiên, trước khi nhân viên thực sự làm việc tại công ty, phòng Nhân sự sẽ đảm nhiệm công tác đào tạo và huấn luyện nhân viên. 
Mảng đào tạo và phát triển đề cập đến các hoạt động đào tạo nhân viên trong công ty do phòng Nhân sự tạo ra để nâng cao kiến thức và kỹ năng của nhân viên, đồng thời cung cấp thông tin, nội quy và hướng dẫn về cách thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ cụ thể.

Vai trò chính của nhân viên nhân sự

Các vai trò chính của ngành nhân sự bao gồm lưu trữ hồ sơ, tuyển dụng, đào tạo, phát triển và quan hệ với nhân viên, đảm bảo tuân thủ Luật Lao động. 
Một trong những nhiệm vụ chính của phòng nhân sự của công ty là đảm bảo hoạt động kinh doanh tuân thủ các luật lao động của nhà nước ban hành. Điều này bao gồm các vấn đề như số lần nghỉ giải lao cho mỗi số giờ làm việc và số giờ.

Cần làm gì để trở thành nhân viên nhân sự 

Học cách quan sát

Kỹ năng này cực kỳ quan trọng đối với những nhân sự làm mảng tuyển dụng. Qua vài lần phỏng vấn, phòng nhân sự phải biết được nhiều hơn những gì ứng viên nói để có sự lựa chọn phù hợp. 

Học cách lắng nghe và cách giao tiếp

Làm ngành nhân sự đa phần là làm việc với con người nên kỹ năng giao tiếp tốt, đặc biệt là kỹ năng lắng nghe là vô cùng cần thiết. 
Bạn sẽ không thể là một nhân viên nhân sự xuất sắc nếu bạn không khả năng lắng nghe những mong muốn của nhân viên. Đồng thời, việc lắng nghe để trung hòa các mối quan hệ còn giúp cho công ty ít xảy ra mâu thuẫn hơn.

Ưu tiên sự công bằng, trau dồi đạo đức nghề

Bạn cần có những nguyên tắc trong nghê để thành công trong công việc. Những nguyên tắc này đòi hỏi sự công bằng tuyệt đối giữa những ứng viên với nhau, giữa các nhân viên trong công ty.

Xem thêm  Bạn muốn từ bỏ công việc?

Rèn luyện kỹ năng giải quyết tình huống

Các chuyên gia nhân sự được thuê để giải quyết một tình huống liên quan đến nguồn nhân lực của tổ chức. Trong khi tìm kiếm giải pháp cho sự bế tắc, chuyên gia nhân sự cũng phải đảm bảo rằng các nguồn nhân lực của công ty không bị ảnh hưởng.

Ngành nhân sự: Nên ứng tuyển vào những công ty nhỏ hay lớn?

Hầu hết các nhà tuyển dụng khuyên: “Bạn trẻ nên ứng tuyển vào những công ty nhỏ, nơi mà một nhân viên phải “bao sân” nhiều mảng: công văn, tuyển dụng, đào tạo, chi trả lương, thưởng, tính toán phúc lợi, làm các thủ tục bảo hiểm, tư vấn luật… Chính những công việc tưởng chừng cỏn con này lại đem đến kinh nghiệm quý báu và là một lợi thế lớn cho việc thăng tiến sau này”. Mọi nhân viên đều được đào tạo và phát triển để có cơ hội trở thành một nhà quản lý”. Với công ty nhỏ thì một nhân viên nhân sự tốt rất có thể nhanh chóng được đề bạt vị trí phụ trách nhân sự hoặc phụ trách văn phòng. Ở một số công ty lớn, một chuyên viên nhân sự giỏi có thể được giao phụ trách toàn bộ vấn đề nhân sự của một hoặc một vài bộ phận trong công ty.

Quá trình thăng tiến có thể theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang. Ví dụ trong nghề nhân sự, theo chiều dọc là từ một nhân viên tuyển dụng lên trưởng phòng tuyển dụng, rồi giám đốc nhân sự; theo chiều ngang là một trưởng phòng tuyển dụng có thể kiêm nhiệm hoặc được điều phối sang làm trưởng phòng đào tạo và phát triển…
 Các chuyên gia cho rằng, có 3 bước chính để dẫn đến thành công của một chuyên viên nhân sự theo cấp độ từ thấp đến cao: hành chính, quản trị, chiến lược. Các công việc hành chính như: quản lý hồ sơ, trợ lý tuyển dụng, đào tạo… cũng chính là một phần của công tác nhân sự. Ở mức chuyên nghiệp như quản trị hay chiến lược còn bao gồm cả việc xây dựng văn hóa công ty, xây dựng giá trị cốt lõi và triết lý doanh nghiệp… Bộ phận nhân sự có các phòng ban chính: Recruitment (tuyển dụng), T&D (đào tạo và phát triển), C&B (lương và phúc lợi). Ở một số công ty lớn, một chuyên viên nhân sự “cứng” sẽ phụ trách toàn diện các vấn đề nhân sự của một bộ phận kinh doanh.

Những câu hỏi thường gặp về nhân sự (FAQ)

Tính cách phù hợp với nghề nhân sự

Một số tố chất mà bạn cần trau dồi để trở thành một chuyên gia về nhân sự: sự tận tụy, biết lắng nghe và có tầm nhìn,…

Ngành nhân sự học trường nào?

Danh sách các trường đào tạo ngành quản trị nhân lực Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân. Trường ĐH Nội Vụ Trường ĐH Thương Mại. Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội. Trường ĐH Công Đoàn. Trường ĐH Lao Động – Xã Hội (Cơ sở Sơn Tây) Trường ĐH Lao Động – Xã Hội (Cơ sở Hà Nội) Học Viện Thanh Thiếu Niên Việt Nam.

Sự khác biệt giữa Recruitment và Talent Acquisition

Sự khác biệt lớn nhất giữa Recruitment và Talent Acquisition là về mặt thời gian: Talent Acquisition mang tính chiến lược, phát triển theo thời gian lâu dài, còn Recruitment sẽ cố gắng tìm ứng viên càng sớm càng tốt để đáp ứng vị trí đang trống của doanh nghiệp.

Sự khác nhau giữa HR Internal và HR Services

HR Internal là nhân viên của doanh nghiệp, trực tiếp tham gia vào quá trình tuyển dụng. Còn HR Services sẽ được các doanh nghiệp thuê để tìm kiếm ứng viên giúp cho mình.

Trên đây, Đọc Ngẫm đã giới thiệu cho bạn chi tiết về định nghĩa và các nhóm công việc của phòng nhân sự. Nếu bạn là một người ưa thích làm về nhân sự, truy cập ngay vào trang web của để tìm ngay cho mình một bến đỗ mới nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *