Người học nghề, tập nghề có phải đóng học phí cho công ty?

Người học nghề, tập nghề có phải đóng học phí cho công ty?
0 Shares

Hiện nay, tại các doanh nghiệp thường có xu hướng tuyển người lao động vào học nghề, tập nghề. Vậy khi vào học người học nghề, tập nghề có phải đóng học phí cho công ty không?

1. Quy định về học nghề, tập nghề là gì? 

Căn cứ quy định tại Điều 61 Bộ luật Lao động năm 2019, có thể hiểu:

Học nghề làm việc cho người sử dụng lao động được hiểu là người sử dụng lao động tuyển bộ phận người vào nơi làm việc để thực hiện đào tạo nghề nghiệp. Về thời gian học nghề sẽ theo tùy từng chương trình đào tạo của từng trình độ dựa trên quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyền người vào để thực hành công việc, tập thực hiện làm nghề theo vị trí việc làm. Theo quy định của pháp luật, thời hạn tập nghề là không quá 03 tháng.

2. Độ tuổi của lao động học nghề, tập nghề là bao nhiêu? 

Độ tuổi của lao động học nghề, tập nghề được quy định tại Khoản 4 Điều 61 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể như sau:

– Độ tuổi lao động trong điều kiện bình thường: đủ 14 tuổi trở lên; đảm bảo có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu của học nghề, tập nghề.

– Trong điều kiện làm việc những công việc thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành: độ tuổi đảm bảo từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao.

Các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH về Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

3. Người học nghề, tập nghề có phải đóng học phí cho công ty?

Về vấn đề học phí của lao động học nghề, tập nghề được quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 61 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể:

Đối với người sử dụng lao động tuyển người lao động vào để học nghề, tập nghề sẽ không được thu học phí. Hay nói theo cách khác, người học nghề, tập nghề sẽ không phải mất chi phí (học phí) cho việc học nghề, tập nghề của mình.

Nếu bên doanh nghiệp, công ty cố tình thực hiện thu phí đào tạo của lao động học nghề, tập nghề là hành vi vi phạm pháp luật. Với hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 14 Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ mức như sau:

– Đối với vi phạm số lượng lao động từ 01 người đến 10 người lao động: phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 2 triệu đồng.

– Đối với vi phạm số lượng lao động từ 11 người đến 50 người lao động: phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng.

– Đối với vi phạm số lượng lao động từ 51 người đến 100 người lao động: phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

– Đối với vi phạm số lượng lao động từ 101 người đến 300 người lao động: phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng.

Xem thêm  Thủ tục cấp giấy phép thầu cho nhà thầu là người nước ngoài

– Đối với vi phạm số lượng lao động từ 301 người lao động trở lên: phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

– Ngoài áp dụng phạt tiền, người sử dụng lao động còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả lại học phí đã thu của người học nghề, tập nghề để làm việc cho mình khi có hành vi thu học phí của người học nghề, tập nghề (điểm a khoản 3 Điều 14 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

4. Đối với lao động học nghề, tập nghề, doanh nghiệp có bắt buộc phải ký hợp đồng? 

Căn cứ tại Khoản 3 Điều 61 Bộ luật Lao động 2019 quy định khi tuyển dụng người lao động vào học nghề, tập nghề thì phía bên người sử dụng lao động phải bắt buộc ký hợp đồng đào tạo căn cứ trên quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

5. Mẫu hợp đồng đào tạo nghề:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————

HỢP ĐỒNG ĐÀO TẠO NGHỀ

Số: ………./HĐĐTN

Bên dạy nghề: TRUNG TÂM DẠY NGHỀ

CÔNG TY: ……………

Đại diện: …………

Chức vụ: …………

Địa chỉ: ……………

Điện thoại: ……………Fax: …………

Mã số thuế: ……………

Tài khoản số: …………

Email: ……………

Bên học nghề:

Họ và tên: ……………

Sinh ngày: …… tháng .…. năm

Trình độ văn hoá: …………

Hộ khẩu thường trú tại: ……………

Chỗ ở hiện tại: …………

Giấy tạm trú số ……..do Công an ………….cấp ngày ………. tháng …….. năm ………

Điện thoại: ……………

Mang CMND:………….hoặc hộ khẩu số: ………….

Cấp ngày………tháng………năm………Tại: Công an ……………..

Thoả thuận ký kết Hợp đồng đào tạo nghề và cam kết làm đúng những điều khoản sau đây:

Điều 1: Công ty đào tạo nghề……………cho anh (chị) ….…………… theo đúng hợp đồng số……..từ ngày………..tháng……..năm……..đến ngày…….tháng…….năm …….

Địa điểm học: Tại Trung tâm dạy nghề; – Công ty: ……………

Địa điểm học: Tại Trung tâm dạy nghề …………… – Công ty: …………

Cơ sở 1: ……………..

Cơ sở 2: ………………

Điều 2: Chế độ học nghề

1. Thời gian học nghề: .…….tháng (=…..tuần: =…….giờ)

2. Thời gian học trong ngày:

– Sáng từ: 8h00 đến 11h00

– Chiều từ: 14h00 đến 17h00

– Tối từ: 18h00 đến 21h00

3. Chế độ nghỉ ngày chủ nhật và tất cả các ngày Lễ Tết theo quy định của Nhà nước.

4. Phân chuyên ngành học 1buổi/ngày.

5. Học sinh được cấp phát:

– Thẻ học viên;

– Tài liệu học tập phân Đại cương và chuyên ngành.

6. Người học được học trong điều kiện an toàn và vệ sinh theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 3: Chi phí đào tạo:

Tổng chi phí đào tạo nghề là ……………… đồng

(bằng chữ:………….. đồng)

Điều 4: Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo

Trường hợp bên dạy nghề vi phạm các nghĩa vụ theo hợp đồng thì phải có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ chi phí đào tạo cho bên học nghề.

Điều 5: Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo (4)

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo nghề, người học nghề cam kết làm việc cho công ty với thời hạn ….………… năm.

Điều 6: Nghĩa vụ, quyền hạn và quyền lợi của người học

1. Nghĩa vụ:

Người học phải làm đầy đủ thủ tục nhập học và đóng học phí theo quy định mới được vào học.

Trong học tập tuyệt đối chấp hành nội quy của lớp học, quy chế của Công ty và quy định của Pháp luật. Nếu vi phạm phải bồi thường toàn bộ học phí của khoá học và những tổn thất gây ra, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

2. Quyền hạn:

Học viên có quyền đề xuất, đóng góp ý kiến xây dựng để đảm bảo quyền lợi cho mình và xây dựng Công ty ngày càng phát triển.

Xem thêm  Chí công vô tư là gì? Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư?

Người nhập học hoặc đang học nếu vì lý do nào đó mà chưa tham gia học được thì Công ty sẽ xét để bảo lưu và được học lại (Thời gian bảo lưu không quá 03 tháng)

3. Quyền lợi:

Người học được học tập lý thuyết và thực hành nghề đảm bảo đủ thời gian, nội dung chất lượng theo chương trình của Công ty đã đề ra theo quy định của Bộ LĐTBXH.

Người học được kiểm tra trình độ lý thuyết, tay nghề và được cấp chứng chỉ theo quy định. Những học viên có kết quả học tập tốt có nguyện vọng sẽ được giới thiệu thực tập tại các cửa hàng sửa chữa bảo hành và tiếp tục đăng ký học các lớp học nâng cao.

Điều 7: Nghĩa vụ và quyền hạn của Trung tâm dạy nghề

1. Nghĩa vụ:

Thực hiện đầy đủ những điều kiện cần thiết đã cam kết trong hợp đồng đào tạo nghề để người học học tập đạt hiệu quả, bảo đảm theo hợp đồng đã ký.

2. Quyền hạn:

Công ty có quyền điều chuyển người học giữa các lớp và thay đổi, tạm hoãn, kỷ luật và chấm dứt hợp đồng với các trường hợp người học vi phạm hợp đồng theo quy định của Pháp luật.

Học viên được hoặc phải chấm dứt Hợp đồng đào tạo nghề trước thời hạn trong các trường hợp (có đầy đủ giấy tờ hợp pháp và có căn cứ rõ ràng) sau đây:

+ Đi nghĩa vụ quân sự

+ Lý do sức khoẻ

+ Vi phạm Pháp luật của Nhà nước và Quy chế của Trung tâm đào tạo

Điều 8: Điều khoản chung

1. Những thoả thuận khác:………………

2. Hợp đồng đào tạo nghề có hiệu lực từ ngày…..tháng…..năm……đến ngày ….tháng….năm….

Điều 9: Hợp đồng đào tạo nghề được lập thành 02 bản mỗi bên giữ một bản có giá trị như nhau.

+ 01 bản người học nghề giữ.

+ 01 bản Công ty ………………. giữ.

Hợp đồng đào tạo nghề được làm tại: Công ty ………………

Cơ sở 1: ……………….

Cơ sở 2: ……………..

    BÊN HỌC NGHỀ                                                          BÊN DẠY NGHỀ

Lưu ý:

– Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

– Người học nghề, tập nghề trong trường hợp này phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

– Chi phí đào tạo bao gồm: các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.

Trường hợp người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không được thu học phí.

Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: 

– Bộ luật lao động 2019.

– Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

– Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH về Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

Tải văn bản tại đây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *