Nghệ thuật đàm phán

Nghệ thuật đàm phán
0 Shares

Trong một thị trường việc làm mang tính cạnh tranh như hiện nay, thỉnh thoảng người đi xin việc nghĩ rằng họ may mắn lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng sau khi phỏng vấn, và tự mình nhận lấy công việc đó.

Nhưng đã gọi là một thị trường thì khi được đề nghị một công việc nào đó, bạn nên thảo luận một cách khôn khéo về những điều khoản trong công việc với nhà tuyển dụng. Một mẹo nhỏ là biết được lúc nào bạn nên dừng lại.

Đàm phán là một nghệ thuật đòi hỏi phải được trau dồi thường xuyên

1. Kiểm tra lại kỹ năng của mình.

Trước hết kiểm tra lại khả năng đàm phán của mình. Bạn có thật sự cảm thấy dễ chịu trong việc mặc cả giá của một chiếc xe hơi với người bán hàng hay không? Làm cách nào bạn có thể yêu cầu tăng lương đối với công việc gần đây nhất của bạn? Nếu bạn đã thành công trong những trường hợp trên thì bạn đã có một vài kỹ năng đàm phán hiệu quả cho riêng mình rồi đấy.

Kế đến, tham khảo tất cả những lời khuyên và mẹo vặt trong đàm phán. Tham khảo trên sách báo, tạp chí hay đến thẳng các hiệu sách

Ngoài ra, nếu là người không quen mặc cả hay không bao giờ đề nghị tăng lương, tốt hơn bạn nên tập đàm phán ở nhà trước với một người bạn. điều này sẽ giúp bạn quen với cách đàm phán trong thỏa thuận công việc của bạn.

Xem thêm  Nghề tổ chức lễ cưới

2. Phải nắm vững nhu cầu then chốt của mình

Đàm phán không phải là giành thắng lợi về phần mình bằng bất cứ giá nào. Chỉ nên chấp nhận những điều khoản mà bạn cảm thấy thỏa mãn với mình.

Bắt đầu bằng việc chỉ ra mức lương và những phúc lợi bạn cảm thấy hài lòng và những cái bạn không hài lòng. Có lẻ là bạn muốn 3 tuần nghỉ phép so với 2 tuần như hiện tại. Yêu cầu được làm việc tại nhà một cách thường xuyên hơn thay vì phải đi đến công ty mổi ngày. Dù công việc của bạn là gì đi chăng nữa thì hãy nhớ đặt những đề nghị trên lên vị trí ưu tiên hàng đầu trong cuộc đàm phán.

Phải luôn duy trì những đề nghị và lợi ích của mình. Bạn sẽ biết được khi nào là thời điểm thích hợp để chấp nhận lời đề nghị công việc đó.

3. Biết sáng tạo

Không chỉ chú trọng đến vấn đề tiền lương khi đàm phán.

Cân bằng những ưu tiên mang tinh truyền thống hơn nữa cho các khoản phúc lợi ở một số lĩnh vực mà công ty thường hay dễ dãi như hoàn trả lại tiền phí những năm bạn đi học, thời gian làm việc linh hoạt hoặc thời gian biểu khi làm việc vào mùa hè rút ngắn lại.

Bạn hãy đưa ra tất cả những đề nghị mà bạn đã nghĩ ra. Điều đó sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn để kết thúc cuộc đàm phán và đưa ra quyết định cuối cùng về lời đề nghị công việc.

Xem thêm  5 “chiêu” ứng viên khôn ngoan đàm phán lương

4. Đừng nên quá tham lam.

Dừng lại trước khi bạn đi quá xa.

Nếu bạn tiếp tục đàm phán thêm nữa chỉ vì những lợi ích của bản thân mình thậm chí sau khi bạn đã nhận được một lời đề nghị công việc khá hấp dẫn thì điều đó rốt cuộc cũng chỉ làm hại chính bản thân bạn mà thôi. Công ty có thể kết thúc cuộc đàm phán một cách nhanh chóng và cho bạn biết ngay kết quả cuối cùng của cuộc đàm phán.

Bạn cũng có nguy cơ bị ông chủ tương lai tỏa ra thờ ơ với bạn. Dĩ nhiên là bạn không hề muốn ông chủ tương lai của mình cảm thấy bực bội về bạn trước khi bạn bắt đầu công việc mới.

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại Đọc Ngẫm :

  • UMC tuyển dụng
  • Breadtalk tuyển dụng
  • The IELTS workshop tuyển dụng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *