Một trong những ngành học “hot” và được nhiều bạn học sinh, sinh viên hướng đến chính là Logistics. Tên gọi này ngày càng trở nên phổ biến hơn, tuy nhiên với một số người vẫn chưa hiểu rõ đây là ngành gì. Vậy ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là gì? Sau khi tốt nghiệp bạn sẽ làm những công việc nào liên quan đến ngành học này? Các thông tin chuẩn xác và chi tiết nhất về ngành học này sẽ được gửi đến bạn đọc qua bài viết dưới đây.
Logistic là gì? Chuỗi cung ứng là gì?
Xét về mặt thuật ngữ, chắc hẳn vẫn còn nhiều người thắc mắc về “ngành Logistic là gì?” Việc quản lý một hệ thống kết nối của các doanh nghiệp khi tham gia vào việc cung cấp dịch vụ và hàng hóa nhằm mang lại giá trị hữu ích nhất đến tận tay khách hàng được gọi là Logistics. Trong tiếng Anh được hiểu theo thuật ngữ rất phổ biến là Logistics and Supply Chain Management. Đây là một trong những ngành có yêu cầu cao về nhiều quy trình riêng biệt, trong đó gồm lưu trữ, xử lý hàng tồn kho, quá trình vận chuyển các nguyên vật liệu,…
Supply Chain là gì? Supply Chain còn có tên gọi quen thuộc là Chuỗi cung ứng, đây là một mạng lưới tập hợp những tổ chức, thông tin, hoạt động, con người và các nguồn lực có mối quan hệ mật thiết dù là gián tiếp hay trực tiếp, liên quan đến quy trình vận chuyển hàng hóa hay dịch vụ từ các nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. Mặt khác, chuỗi cung ứng (supply chain) còn có sự liên kết chặt chẽ với nhà kho, khách hàng hay nhà bán lẻ.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn rất nhiều người nhầm lẫn rằng Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là một. Trên thực tế, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, kèm theo đó mối tương quan của chúng đối với dịch vụ và hàng hóa cũng là hai mảng riêng biệt.
Khái niệm về Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
Lý do nên học ngành Logistic và quản lý chuỗi cung ứng
Sau khi hiểu được định nghĩa ngành Logistics là gì và Supply Chain là gì? Chúng ta cần “giải mã” câu hỏi vì sao ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng ngày càng trở nên phổ biến? Với thời đại công nghệ 4.0 phát triển ngày càng mạnh mẽ, việc mua hàng và vận chuyển giữa các nước, các khu vực đều trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Do đó, ngành Logistics and Supply Chain Management rất có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Mặt khác, các bạn học sinh, sinh viên hướng đến ngành học này bởi một số lý do như:
Nhiều cơ hội việc làm
Với môi trường làm việc năng động và có rất nhiều vị trí tuyển dụng liên quan đến ngành học này, nhất là trong giai đoạn kinh tế ngày càng tăng trưởng, ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng được đánh giá có tiềm năng rất cao.
Ngoài ra, Logistics and Supply Chain Management này còn đòi hỏi bạn phát huy tính sáng tạo, rèn luyện tư duy quản lý, để từ đó phát triển bản thân hơn. Hơn thế nữa, đây là ngành học có cơ hội rất cao trong việc du học đi đây đó trên khắp thế giới, nhất là khi vấn đề giao thương quốc tế dần trở thành “trọng điểm”. Tuy vậy, nguồn nhân lực thực sự cho ngành này chỉ có khoảng 40% theo nhu cầu của công ty, do đó đây được xem là một cơ hội việc làm tốt cho những ai thành thạo ngoại ngữ và có niềm đam mê với ngành này, nhất là ở giới trẻ.
Cơ hội việc làm rộng mở với những bạn giỏi ngoại ngữ và có đam mê với ngành nghề này
Xem thêm:
Purchasing Staff là gì? Cẩm nang nghề nghiệp Purchasing Staff
Procurement là gì? Tìm hiểu sự khác nhau giữa Purchasing Và Procurement
Đa dạng nghề nghiệp
Đặc thù của ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là sự đa dạng nghề nghiệp. Trong đó một số ngành nghề nổi bật có thể kể đến như:
- Kỹ sư Logistics
- Chuyên viên hoạch định sản xuất trong các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn
- Trưởng bộ phận kinh doanh, khảo sát thị trường
- Nhân viên quản lý quá trình vận chuyển
- Giám đốc điều hành
- Giám đốc tài chính
Cấp độ thỏa mãn nghề nghiệp cao
Theo nghiên cứu của Supply Chain Management Professional trong năm 2012, tỷ lệ phần trăm người thỏa mãn với công việc liên quan đến lĩnh vực này khá cao, chiếm đến khoảng 79%, đây là một con số vô cùng ấn tượng. Các cá nhân cho rằng nghề nghiệp này thỏa mãn họ chính là bởi mức lương hậu hĩnh, nhiều vị trí, bộ phận làm việc và có sự linh động trong công việc. Do đó, thâm niên của những nhân viên trong ngành Logistics cũng tương đối cao hơn so với những ngành nghề khác.
Sự thỏa mãn của nhân viên Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng về ngành nghề và việc làm của họ rất cao
Công việc thực tập dễ dàng
Hiện nay, con số ghi nhận thông qua báo cáo hằng năm cho thấy có hơn 1500 doanh nghiệp/tổ chức hoạt động trong ngành nghề này. Vì thế, đây là một cơ hội tốt cho các bạn sinh viên tìm kiếm chỗ thực tập mà không phải lo lắng sợ “hết slot”. Việc tìm kiếm chỗ thực tập sẽ dễ dàng và “nhẹ nhàng” hơn cho lĩnh vực này là khi bạn đến với Đọc Ngẫm để tham khảo CV và thông tin tuyển dụng của những công ty lớn/nhỏ và phổ biến.
Xem thêm: Tester là gì? Mô tả công việc, kỹ năng cần thiết trở thành tester
Mức lương ngành Logistic và quản lý chuỗi cung ứng
Tương đương với sự phát triển của hơn 1500 doanh nghiệp lớn, nhỏ hoạt động trong ngành nghề này, mức lương của nhân viên Logistics and Supply Chain Management vô cùng hậu hĩnh. Trong đó, cụ thể gồm:
- Vị trí cho những cá nhân mới tốt nghiệp và chưa có kinh nghiệm: khoảng 5.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng/tháng.
- Vị trí trưởng nhóm hoặc lãnh đạo cấp cao: dao động từ 9.000.000 đồng đến 13.000.000 đồng/tháng.
- Vị trí Quản lý Logistics và chuỗi cung ứng có một số công ty trả 15.000.000 đồng đến 23.000.000 đồng/tháng, nhưng một số tập đoàn hoặc công ty lớn, họ sẵn sàng chi trả cho vị trí này với mức lương từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng/tháng.
Mức lương của nhân viên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng rất hậu hĩnh
Xem thêm: Account Executive là gì? Yêu cầu công việc đối với Account Executive
Học khối nào để thi ngành Logistic và quản lý chuỗi cung ứng?
Nếu bạn đã có định hướng muốn tìm hiểu và có niềm đam mê về Logistics và quản lý chuỗi cung ứng khi còn là học sinh, vậy bạn cần lựa chọn các khối học sau đây để thuận tiện cho định hướng tương lai như:
- A00: Toán, Hóa và Lý
- A01: Toán, Tiếng Anh và Vật lý
- D01: Toán, Anh, Văn
- D90: Khoa học tự nhiên, tiếng Anh và Toán.
Một số khối ngành học rất thuận tiện cho Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
Xem thêm: Coaching là gì? Làm coach là làm gì? Bí quyết để trở thành chuyên gia
Tố chất của người học ngành Logistic
Bạn có thể tự nhân định bản thân hoặc thông qua đánh giá của người khác để xem liệu mình có tố chất của một người thích học về Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng không. Trong đó có một số tố chất phổ biến như:
Chịu được áp lực
Bạn cần phải có sự bình tĩnh để đối mặt với những áp lực bủa vây lấy mình trong ngành nghề này, chẳng hạn như việc tiếp xúc và tương tác với khách hàng sau giờ làm việc. Bên cạnh đó, khung thời gian linh động, không cố định. Ngoài ra, vào những dịp Lễ, lượng người mua hàng tăng, bạn cũng cần có sự bình tĩnh để đối mặt và giải quyết những quy trình vận hành như vậy.
Nhân viên Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng cần có tinh thần chịu áp lực cao
Xem thêm: Nhân viên kinh doanh Logistics và những điều cần biết trong nghề
Kỹ tính, cẩn thận
Do tính chất công việc liên kết chặt chẽ trong từng khâu ứng dụng Logistics. Do đó, tính cẩn thận và tỉ mỉ được đánh giá rất cao ở một người nhân viên. Sự cẩn thận sẽ được thể hiện trong việc bạn quản lý đúng quy trình và thời gian vận chuyển. Có như vậy, tình hình vận hành của công ty mới có thêm sự phát triển mạnh mẽ.
Tính cẩn thận được đánh giá cao ở người nhân viên
Xem thêm: Nhân viên QC và 3 kỹ năng quan trọng không phải ai cũng biết
Thoải mái với sự ổn định
Những ai có tâm hồn không thích du ngoạn và là người hướng nội, có thể ngành nghề Logistics này sẽ không phù hợp với họ. Mặt khác, ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng ít có sự biến động, quy trình làm việc được lặp đi lặp lại nên nhân viên ngành Logistics cần phải luôn cảm thấy thoải mái với tính ổn định trong công việc và không dễ chán nản.
Xem thêm: Quản lý kho là gì? Hướng dẫn 5 kỹ năng, cách quản lý kho hiệu quả
Học Logistic ra làm gì?
Học ngành Logistics ra làm gì? Đây chắc hẳn là thắc mắc chung của đại đa số những ai lựa chọn ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Với tấm bằng tốt nghiệp đã hiện có, bạn hoàn toàn có thể đảm nhận một trong những vị trí công việc sau:
- Chuyên viên quản lý kho: báo cáo tình trạng hàng xuất và hàng tồn mỗi ngày
- Nhân viên thu mua: vận hành việc nhập hàng hóa
- Nhân viên kiểm kê: quản lý mặt chất lượng của hàng hóa
- Điều phối vận tải: là cầu nối trung gian giữa khách hàng và bên vận chuyển, nhằm đảm bảo hàng hóa được giao đúng nơi, đùng giờ đến người dùng
- Chuyên viên quản lý tình trạng xuất – nhập khẩu: luôn tìm kiếm những khách hàng tiềm năng để nhập và xuất hàng hóa
- Nhân viên hải quan: trong quá trình giao thương, họ là người đảm bảo hàng hóa đều hợp pháp.
Những công việc liên quan đến Logistics bạn có thể trải nghiệm
Như vậy, bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành Logistics là gì và Supply Chain là gì thông qua các khái niệm, mức lương và những yêu cầu cơ bản trong ngành nghề. Để tạo một CV ấn tượng hoặc tìm một nơi làm việc lý tưởng trong ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung cứng, đừng quên đến với Đọc Ngẫm , nơi “giải quyết” nhanh, gọn cho bạn.
Để lại một bình luận