Nếu bạn đang chịu gánh nặng công việc từ sự quản lý của người sếp thiếu năng lực, hãy tìm cách khắc phục tình huống này bằng những gợi ý dưới đây.
Bạn phải làm gì nếu sếp thiếu năng lực?
Đừng trách móc mình trước khi nhận công việc đã không nhận ra sếp là người yếu kém. Vì làm thế nào bạn có thể nhận ra được sếp ra sao khi phải tập trung cố gắng thể hiện tốt nhất trong buổi phỏng vấn. Đặc biệt sếp của bạn đâu có nhiều “cơ hội” để bộc lộ khả năng của mình.
Nhưng giờ đây bạn đã vào làm tại công ty, sẽ không khó phát hiệt những dấu hiệu thiếu năng lực của sếp. Đó là:
Không có khả năng đưa ra quyết định: Một người sếp trình độ yếu thường nói chuyện dông dài về những quyết định mà họ có thể đưa ra ngay lập tức.
Có xu hướng lựa chọn kém: Sếp thiếu năng lực thường có những kế hoạch không đem lại kết quả tốt, hay đưa ra những sự lựa chọn sai lầm.
Nhờ cấp dưới giúp việc: Sếp thiếu khả năng sẽ không thế hoàn thành công việc của mình nếu không “lệ thuộc” vào sự trợ giúp của cả nhóm dưới quyền.
Vẫn giữ “ghế ngồi” bất chấp khuyết điểm: Bạn có thể sẽ bị sốc khi biết rất nhiều nhà lãnh đạo kém cỏi vẫn giữ vị trí đương quyền cho dù họ có nhược điểm đi chăng nữa.
Tạo sự thuận lợi
Đừng vội vàng tìm một công việc khác chỉ để “trốn chạy” người sếp thiếu năng lực của mình. Thay vào đó, hãy học cách thích nghi với kinh nghiệm này, biết đâu sự quản lý yếu kém của sếp sẽ dạy bạn nhiều.
Ví dụ, bạn có cơ hội nổi bật khi trở thành một trợ lý đắc lực của sếp. Bạn càng làm nhiều và hoàn thành công việc tốt, bạn càng có những thông tin lợi thế trong CV về sau. Điều này còn giúp bạn tích lũy được nhiều bài học nếu muốn là một nhà quản lý tiềm năng. Do vậy bạn vẫn có thể biến tình huống không may mắn thành lợi thế của riêng mình.
Vượt qua khó khăn
Nếu sếp bạn đi công tác hoặc có kỳ nghỉ, trong khi đó đang có một vấn đề cần giải quyết ngay lập tức, bạn sẽ có hai sự lựa chọn: hoặc thông báo rắc rối cho sếp cấp cao hoặc tự mình đưa ra quyết định. Việc hỏi ý kiến cấp trên sẽ khiến sếp bạn không hài lòng, vì vậy nếu bạn tự tin có thể đảm nhiệm, bạn sẽ đủ thông thái đưa ra lựa chọn đúng đắn. Hãy nhớ rằng anh hùng chỉ sinh ra trong những trường hợp “khủng hoảng”.
Được hưởng từ sự yếu kém
Bạn muốn trở thành một phần của một đội làm việc tài năng bất chấp sếp của bạn lại là người quản lý. Bạn sẽ nhận được nhiều hơn nếu bạn hợp tác tạo nên những dự án thành công. Hẳn là một người sếp thiếu khả năng sẽ phải đấu tranh với những công việc khó khăn, vậy thì tại sao bạn lại không hướng dẫn sếp cho đến khi mọi việc được hoàn thành nhỉ? Hình ảnh của bạn sẽ được “nâng cấp” nếu hình ảnh nhóm làm việc của bạn được cải thiện.
Thận trọng
Hãy chú ý lời ăn tiếng nói của bạn với sếp. Bạn có thể sẽ lỡ lời than phiền hoặc bày tỏ những bức xúc về sếp mà không để ý người bạn đang nói chuyện có thể là bạn của sếp hoặc ai đó đang cố gắng lấy lòng sếp. Vậy nên tốt nhất bạn để những suy nghĩ ấy ở trong lòng thôi nhé.
Top những từ khóa đươc tìm kiếm nhiều nhất:
Tìm việc làm | Circle K tuyển dụng | GS25 tuyển dụng | Sacombank tuyển dụng | nielsen tuyển dụng | tìm việc làm phổ thông tại ninh thuận | việc làm nông nghiệp cần thơ | tìm việc online cho sinh viên | công ty orion tuyển dụng
Để lại một bình luận