Ngành Trade Marketing đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các công ty FMCG ngày nay. Vậy bạn đã biết gì về công việc Trade Marketing? Nhiệm vụ của chuyên viên Trade Marketing là gì? Muốn tìm việc Trade Marketing thì nên tìm ở đâu? Những vấn đề trên sẽ được Đọc Ngẫm chia sẻ ngay sau đây.
1. Vài nét về công việc Chuyên Viên Trade Marketing
Trade Marketing (hay còn gọi là tiếp thị thương mại) là các hoạt động nhằm tổ chức và xây dựng chiến lược phát triển dòng sản phẩm và thương hiệu trong kênh phân phối. Thông qua việc tìm hiểu và nghiên cứu hành vi của khách hàng, Trade Marketing sẽ tạo ra lợi nhuận cho công ty.
Vị trí Trade Marketing executive là gì?
Nếu chiến lược Marketing thông thường là hướng đến khách hàng thông qua các phương tiện thì Trade Marketing hướng tới người tiêu dùng và cửa hàng kinh doanh. Công việc này mặc dù còn khá mới mẻ tại Việt Nam nhưng đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của lực lượng lao động trẻ, nhất là những ứng viên năng động và thích kinh doanh.
2. Mẫu mô tả công việc Chuyên Viên Trade Marketing mới nhất
Chuyên viên Trade Marketing là một chức dành khá mới mẻ với nhiều doanh nghiệp hiện nay. Do đó nhiều người thường thắc mắc vai trò của chuyên viên Trade Marketing. Dưới đây, Đọc Ngẫm sẽ đưa ra bản mô tả công việc chi tiết để các ứng viên hiểu hơn về công việc này:
– Thu thập thông tin từ thị trường và các điểm bán lẻ để phân tích, báo cáo về xu hướng mua hàng cũng như sử dụng.
– Phân tích, tìm hiểu kế hoạch Trade Marketing của đối thủ cạnh tranh.
– Là người trung gian giữa nhà sản xuất và khách hàng.
– Thiết lập kế hoạch phát triển chiến lược Marketing dựa vào định hướng phát triển thương hiệu công ty.
– Xây dựng và triển khai các chương trình trưng bày tại điểm bán, treo biển quảng cáo,… và các chiến lược quảng bá thương hiệu. Mục đích của việc này là đảm bảo sản phẩm của công ty luôn hiện diện trong tâm trí khách hàng thay vì đối thủ.
– Xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng.
– Phối hợp với các bộ phận khác trong công ty để tối ưu hóa chiến lược kinh doanh.
– Giám sát và đánh giá các hoạt động quảng cáo, POSM theo chiến dịch đã đề ra.
– Lập báo cáo tình hình kinh doanh, tiếp thị theo định kỳ.
Phối hợp với bộ phận bán hàng để đưa ra chiến lược kinh doanh
3. Tiêu chí tuyển dụng vị trí Chuyên Viên Trade Marketing
3.1 Bằng cấp, kiến thức chuyên môn
Là một phần của công việc tiếp thị, các nhân viên Trade Marketing cũng có các yêu cầu công việc khác nhau. Dưới đây là các yêu cầu tuyển dụng chuyên viên Trade Marketing mà hầu hết các công ty đều đề cập đến:
– Tốt nghiệp Đại học ngành Marketing.
– Có kinh nghiệm làm việc ở vị trí nhân viên Trade Marketing là một điểm cộng.
– Khả năng phân tích dữ liệu công ty và dữ liệu của đối thủ cạnh tranh.
3.2 Kỹ năng mềm
3.2.1 Kỹ năng ra quyết định
Các chuyên viên tiếp thị thương mại, đặc biệt là các nhà quản lý, thường phải lựa chọn giữa các chiến lược tiếp thị và quảng cáo khác nhau. Vì vậy, họ cần có kỹ năng ra quyết định mạnh mẽ mang tính chính xác với hiệu quả cao nhất.
3.2.2 Kỹ năng quản lý dự án
Các nhà tiếp thị thương mại phải có khả năng quản lý các dự án để giám sát hiệu quả những chiến lược tiếp thị của công ty, bao gồm các tài liệu tiếp thị và tổ chức sự kiện.
Kỹ năng quản lý dự án
3.2.3 Kỹ năng phối hợp, làm việc nhóm
Công việc tiếp thị thương mại không thể thực hiện một cách độc lập mà cần có sự phối hợp của đội ngũ tiếp thị và bán hàng để đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Sự phối hợp, làm việc giữa các đội nhóm sẽ mang lại tỉ lệ thành công lớn trong hoạt động kinh doanh.
Kỹ năng phối hợp đội nhóm
3.3 Phẩm chất, tích cách
Nếu mục tiêu của bạn là trở thành một chuyên viên Trade Marketing xuất sắc thì bạn cần tạo ra một lộ trình phát triển cụ thể cho bản thân. Đặc biệt là những phẩm chất, tính cách phù hợp.
Chuyên viên Trade Marketing phải có đầu óc sáng tạo để có thể đưa ra những ý tưởng mới, độc đáo cho các chiến dịch Marketing thương mại. Đồng thời phải chịu được áp lực công việc cao, luôn tự tin và suy nghĩ tích cực để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
4. Các yếu tố quyết định thành công của Chuyên Viên Trade Marketing
4.1 Thấu hiểu tâm lý người mua và người bán
Là trung gian giữa người tiêu dùng và bên phân phối sản phẩm, chuyên viên Trade Marketing cần hiểu rõ cả người bán và người mua. Khi nhà phân phối tập trung vào mục tiêu lợi nhuận cũng như lượt bán sản phẩm thì khách hàng chỉ quan tâm đến những ưu điểm và lợi ích mà sản phẩm mang lại. Để hiểu cả hai bên, chuyên viên Trade Marketing cần bỏ ra nhiều thời gian để giao tiếp, tìm hiểu, quan sát và khai thác thông tin.
4.2 Kỹ năng phân tích số liệu
Nhiệm vụ của chuyên viên Trade Marketing không chỉ liên quan đến dữ liệu bán sản phẩm mà còn phải phân tích hàng loạt dữ liệu khác liên quan đến bộ phận bán hàng. Cụ thể hơn, quy trình làm việc tiếp thị thương mại bao gồm việc đọc dashboard, báo cáo dữ liệu về doanh thu, chứng từ, sản lượng,… Đây đều là những nguyên tắc cơ bản giúp họ phát triển và thiết lập các chiến lược phù hợp nhất.
Kỹ năng phân tích số liệu
4.3 Khả năng đàm phán
Khi đảm nhận một công việc mang tính đa nhiệm, các chuyên viên Trade Marketing đôi khi phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Họ thường phải cân bằng giữa lợi ích của khách hàng, công ty và đơn vị bán lẻ. Vì vậy, kỹ năng đàm phán cũng là kỹ năng mà các nhà tiếp thị thương mại sử dụng thường xuyên nhất trong công việc của mình.
4.4 Khả năng triển khai chiến lược
Các nhà tiếp thị thương mại cần có khả năng nghiên cứu và dự đoán xu hướng thị trường. Thị trường tiêu dùng nhiều thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi về nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Vì vậy, công việc Trade Marketing đòi hỏi phải nắm bắt cơ hội kinh doanh và xây dựng chiến lược dài hạn khả thi.
4.5 Độ nhạy bén trong kinh doanh
Thực hiện chiến lược kinh doanh thương mại đòi hỏi các chuyên viên phải có tầm nhìn kinh doanh thực tế và sự nhạy bén với những biến động của thị trường. Hiện nay, mục tiêu của các chiến lược Marketing đều hướng đến một con số doanh thu cụ thể. Do đó, sự nhạy bén với kinh doanh là bắt buộc. Một chuyên viên tiếp thị thương mại xuất sắc phải là người có tầm nhìn xa và chấp nhận rủi ro.
Sự nhạy bén với biến đổi của thị trường
5. Thu nhập của Chuyên Viên Trade Marketing
Tuy là một vị trí tương đối mới mẻ trên thị trường việc làm nhưng Trade Marketing cũng là một vị trí hấp dẫn đối với các bạn trẻ năng động. Đi kèm tiêu chí tuyển dụng và khối lượng công việc cao, đãi ngộ của vị trí này rất hấp dẫn.
Nhìn chung, thu nhập của chuyên viên Trade Marketing dao động từ 10 triệu đồng cho đến 14.6 triệu đồng/tháng. Nếu bạn ở vị trí trưởng phòng Trade Marketing, thu nhập có thể cao hơn rất nhiều.
Lương chuyên viên tiếp thị thương mại
6. Quyền lợi của Chuyên Viên Trade Marketing
Bên cạnh mức lương hấp dẫn, chuyên viên Trade Marketing còn được hưởng nhiều quyền lợi và chế độ đãi ngộ hấp dẫn như:
– Môi trường làm việc chuyên nghiệp, cơ hội thăng tiến và ổn định lâu dài.
– Được công ty đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của Nhà nước.
– Được doanh nghiệp tài trợ các gói chăm sóc sức khỏe toàn diện.
– Được hưởng các quyền lợi y tế, nghỉ lễ, nghỉ Tết,… khác theo chính sách của công ty.
7. Cách thức tìm việc Chuyên Viên Trade Marketing hiệu quả
Hầu hết các doanh nghiệp lớn hiện nay đều cần tuyển dụng vị trí chuyên viên Trade Marketing. Ứng viên có thể tra cứu thông tin tuyển dụng trên website doanh nghiệp, các hội nhóm nhân sự trên mạng xã hội. Hoặc cách đơn giản nhất là truy cập tức thì vào trang tuyển dụng uy tín Đọc Ngẫm.
Tại nền tảng này, bạn có thể lựa chọn việc làm Trade Marketing hấp dẫn và phù hợp nhất. Còn chần chừ gì nữa, hãy nhanh tay tạo một bản CV thật ấn tượng để ứng tuyển vào công việc mà mình yêu thích nào!
Trên đây là bản mô tả công việc vị trí chuyên viên Trade Marketing mà Đọc Ngẫm muốn gửi đến những ai đang quan tâm. Với những thông tin này, Đọc Ngẫm tin rằng, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về việc làm Trade Marketing và biết được vị trí này có phù hợp với mình hay không.
Để lại một bình luận