Việc làm chính là phương tiện quan trọng trong đời sống để tạo ra thu nhập, của cải vật chất. Thông qua quá trình lao động thì con người cũng nhận lại được nhiều kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng cho chính bản thân. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà người lao động sẽ cần phải xin nghỉ việc.
1. Mẫu đơn xin nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình là gì?
Đơn xin nghỉ việc (hay còn gọi là đơn xin thôi việc) được biết đến là một loại văn bản được sử dụng để nhằm mục đích giúp các chủ thể có thể hoàn tất thủ tục thôi việc, chấm dứt hợp đồng lao động giữa nhân viên và tổ chức, doanh nghiệp đang công tác.
Mẫu đơn xin nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình được sử dụng trong trường hợp các đối tượng là những người lao động bởi vì hoàn cảnh gia đình của mình mà xin thôi việc ở công ty. Mẫu đơn được sử dụng khá phổ biến trong thực tiễn và có những ý nghĩa quan trọng.
Việc các chủ thể nộp đơn xin nghỉ việc là bước đầu tiên khi người lao động muốn chấm dứt quan hệ lao động, đơn xin nghỉ việc chính là căn cứ được sử dụng nhằm mục đích chính để các đối tượng là những người sử dụng lao động xem xét, đánh giá trước khi quyết định đồng ý hay từ chối cho người lao động được nghỉ việc.
Một lá đơn xin nghỉ việc chuyên nghiệp và thuyết phục sẽ giúp các chủ thể là những người lao động để lại ấn tượng tốt đối với công ty cũng như đồng nghiệp cũng như góp phần giúp cho việc chấm dứt hợp đồng diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn.
2. Mẫu đơn xin nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình:
Đơn xin nghỉ việc được lập ra trên thực tiễn không chỉ trình bày lý do muốn chấm dứt công việc, chấm dứt hợp đồng với công ty, doanh nghiệp mà nó còn thể hiện sự chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm của bản thân người lao động. Dưới đây là đơn nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình chuyên nghiệp dành cho người lao động.
2.1. Mẫu đơn xin nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình chuyên nghiệp:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
***
ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC
Kính gửi:
– Ban Giám đốc Công ty ……
– Trưởng phòng Nhân sự ……
– Trưởng phòng ……
Tôi tên là: …….
Ngày tháng năm sinh: ……
Số CCCD/CMTND…..Cấp ngày ….. tại ……
Chức vụ: …… Bộ phận: …….
Tôi làm đơn này với nội dung:
Tôi xin phép được thôi việc tại Công ty ……..kể từ ngày ….tháng…. năm… với lý do: …
Tôi rất hài lòng và lấy làm vinh dự lớn được làm việc tại đây trong thời gian qua. Hơn …. năm làm việc, Công ty đã hết sức tạo điều kiện giúp đỡ, cũng như cho tôi có được may mắn làm việc với những đồng nghiệp chân thành, dễ mến trong một môi trường làm việc năng động, thoải mái.
Những ngày tháng làm việc tại Công ty đã giúp tôi có nhiều kinh nghiệm công việc, nâng cao chuyên môn và biết cách xử lý chuyên nghiệp nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn Công ty đã tin tưởng tôi trong suốt thời gian qua và kính chúc cho Công ty phát triển bền vững và đạt được nhiều thành công hơn mong muốn.
Rất mong Ban Giám đốc Công ty xem xét và chấp thuận cho tôi được phép thôi việc.
Trong khi chờ đợi sự chấp thuận của Ban Giám đốc, tôi sẽ tiếp tục làm việc nghiêm túc và tiến hành bàn giao công việc, các tài sản, dụng cụ cho ông/bà: ……
Bộ phận: ……
Các công việc được bàn giao: …
Tôi cam đoan sẽ làm việc nghiêm túc và bàn giao toàn bộ cho người có liên quan trước khi nghỉ việc.
Xin chân thành cảm ơn!
……, ngày …… tháng …… năm……
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
2.2. Mẫu đơn xin nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình đơn giản:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——-***——
ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC
Kính gửi : ……
Họ và tên: ……..Chức vụ:……
Đơn vị:……
Thời gian đã làm việc tại Công ty:…….
Thời hạn hợp đồng lao động hiện tại:…….
Giải trình lý do muốn chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn:…..
Bắt đầu chấm dứt hợp đồng từ ngày:…….
Ý kiến của người quản lý trực tiếp:……..
Ý kiến của Phòng NS:…….
Ý kiến của Giám đốc điều hành:…….
………, Ngày…….. tháng…….. năm 20……
Người Xin phép
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trưởng bộ phận
(Ký và ghi rõ họ tên)
Phòng NS
(Ký và ghi rõ họ tên)
Giám đốc điều hành
(Ký và ghi rõ họ tên)
2.3. Mẫu đơn xin nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình chuẩn nhất:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————
ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC
Kính gửi:….
Tôi tên là:……
Chức vụ: ……..Bộ phận:…..
Nay tôi làm đơn này, kính xin Ban giám đốc cho tôi được thôi việc kể từ ngày ….. tháng ….. năm ……
Lý do: ……
Tôi đã bàn giao công việc cho:……. Bộ phận: ……
Các công việc được bàn giao: …….
Tôi cam đoan đã bàn giao công việc lại cho bộ phận có liên quan trước khi nghỉ việc.
Rất mong Ban Giám đốc xem xét và chấp thuận cho tôi được phép thôi việc.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
…, Ngày…….. tháng…….. năm 20……
Trưởng bộ phận
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết mẫu đơn xin nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình:
Mẫu đơn xin nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình cần dùng khi muốn nghỉ việc tại công ty, doanh nghiệp bởi vì hoàn cảnh gia đình. Để viết đơn xin thôi việc công ty một cách chuẩn nhất, các bạn có thể ghi cụ thể như sau:
Đơn xin thôi việc thực chất là thuộc loại văn bản hành chính, vì vậy khi viết đơn xin thôi việc vì hoàn cảnh gia đình các chủ thể là những người lao động cần đảm bảo những nguyên tắc nhất định. Ngôn ngữ viết văn bản hành chính phải đảm bảo ngôn ngữ trang trọng, lịch sự.
– Phần mở đầu đơn xin thôi việc:
Đơn xin thôi việc luôn bắt đầu bằng Quốc hiệu và tiêu ngữ:
Quốc hiệu ghi trên văn bản: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” được trình bày bằng chữ in hoa, kiểu chữ đứng, đậm.
Tiêu ngữ ghi trên văn bản “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” được viết bằng chữ in thường, kiểu chữ đứng, đậm; được đặt canh giữa dưới quốc hiệu; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối ngắn và có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ.
Sau quốc hiệu, tiêu ngữ là tên của loại đơn hành chính viết “ĐƠN XIN THÔI VIỆC/ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC” được viết dưới dạng chữ in hoa, cỡ chữ lớn và nổi bật.
– Phần nội dung:
Phần nội dung của đơn xin thôi việc là phần quan trọng nhất, khi viết nội dung của đơn xin thôi việc người viết cần lưu ý viết đầy đủ các mục chính sau:
+ Nơi/người nhận đơn:
Người viết ghi “Kính gửi…” sau đó ghi tên nơi nhận đơn hoặc người nhận đơn và các bộ phận/người liên đới chịu trách nhiệm đến việc giải quyết đơn xin nghỉ việc. Có thể là 1 hoặc nhiều nơi/người nhận.
+ Thông tin về bản thân của người viết đơn: người viết ghi “Tên tôi là… tuổi… chức vụ… thuộc bộ phận…. số CMND/CCCD, nơi ở…”. Mức độ chi tiết tùy thuộc vào yêu cầu của từng đơn vị/doanh nghiệp.
+ Trình bày nguyện vọng xin thôi việc và ghi rõ lý do xin thôi việc là bởi vì hoàn cảnh gia đình.
+ Ghi rõ thời gian bàn giao công việc và thời gian mong muốn được nghỉ việc.
+ Ghi rõ chủ thể là người được bàn giao công việc/ làm chức vụ gì, phòng ban nào.
+ Ghi rõ nội dung các công việc được bàn giao.
+ Cam kết về thông tin đã ghi trên là sự thật và được thực hiện.
+ Gửi lời cảm ơn đến đơn vị/ doanh nghiệp/ cá nhân và các chủ thể cần nêu rõ mong muốn đạt được nguyện vọng.
– Phần kết:
Đơn xin thôi việc vì hoàn cảnh gia đình cũng bắt buộc phải có chữ ký và ghi rõ họ tên. Bên cạnh đó đơn xin nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình còn có xác nhận và ý kiến của người phê duyệt, các bộ phận liên đới chịu trách nhiệm.
Cũng cần phải lưu ý như sau:
Trong phần nội dung đơn xin nghỉ việc thì lý do xin nghỉ việc được đặc biệt quan tâm. Đặc biệt là trong mẫu đơn xin nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình. Các lý do được người lao động đưa ra phải được viết ngắn gọn, thuyết phục thể hiện tinh thần cầu tiến.
4. Một số trường hợp nghỉ việc không đúng quy định:
Các trường hợp nghỉ việc không đúng quy định thực chất chính là các trường hợp nghỉ việc riêng sai quy định, vi phạm các điều luật lao động, cụ thể chúng ta có thể kể đến các trường hợp sau đây:
– Các chủ thể là những người lao động tự ý hủy hợp đồng lao động không thông báo trước ít nhất 3 ngày (với những lý do bị hành hạ, ngược đãi, bị tổn thương về sức khỏe, môi trường làm việc không đảm bảo như trong hợp đồng, chưa nhận được lương đúng thời hạn….).
– Các chủ thể là những người lao động tự ý nghỉ việc mà không báo trước 30 ngày: Áp dụng cho các trường hợp có hợp đồng lao động định thời hạn dưới 12 tháng, làm nhiệm vụ chuyên trách trong doanh nghiệp.
– Các chủ thể là những người lao động tự ý bỏ việc không thông báo trước ít nhất 45 ngày: Áp dụng cho đối tượng lao động không có hợp đồng.
– Các chủ thể là những người lao động tự ý nghỉ việc trong bất kỳ trường hợp nào (ngoại trừ người lao động mang thai nghỉ cần phải báo trước để có giấy xác nhận).
Nghỉ trong thời gian thử việc có cần viết đơn hay không? Câu trả lời là không bắt buộc. Tuy nhiên, người lao động vẫn nên thông báo cho người quản lý trực tiếp để thể hiện sự tôn trọng đối với công ty.
Nghỉ việc không báo trước có phải bồi thường hay không? Câu trả lời là người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì các đối tượng là những người lao động sẽ không được nhận trợ cấp thôi việc và còn phải bồi thường cho các chủ thể là những người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo đúng hợp đồng lao động đã ký trước đó giữa hai bên.
Tải văn bản tại đây
Để lại một bình luận