Đơn khiếu nại là văn bản của đối tượng bị tác động bởi quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính mà theo họ là trái luật thì phát sinh quyền khiếu nại của người dân đối với người ra quyết định hoặc người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
1. Mẫu đơn khiếu nại vi phạm bản quyền là gì?
Mẫu đơn khiếu nại vi phạm bản quyền là mẫu đơn được lập ra để khiếu nại về việc vi phạm bản quyền và ghi chép về việc khiếu nại vi phạm bản quyền
Mẫu đơn khiếu nại vi phạm bản quyền đẻ khiếu nại hành vi vi phạm bản quyền tới cục sở hữu trí tuệ hoặc các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
2. Mẫu đơn khiếu nại vi phạm bản quyền:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———
……ngày…tháng…năm …
ĐƠN KHIẾU NẠI
(Về hành vi vi phạm bản quyền)
– Căn cứ Luật Khiếu nại năm 2011;
– Căn cứ Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đồi bổ sung năm 2009, năm 2019, năm 2022; ;
– Căn cứ Hành vi/Văn bản/Tác phẩm/Sáng chế……………
Kính gửi: – CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ Hoặc: – CỤC BẢN QUYỀN TÁC GIẢ (đối với tác phẩm)
Tên tôi là:……… Sinh năm:… … Chứng minh nhân dân số:…….. do CA…… cấp ngày…./…./… Địa chỉ thường trú:……. Hiện đang cư trú tại:……….. Số điện thoại liên hệ:…… Là:………. (ví dụ: tác giả của tác phẩm …. hoặc người sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế ………. Hoặc là: đại diện theo pháp luật của công ty……. đã được đăng ký quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế………..). Tôi xin trình bày sự việc sau: ……… (Trình bày về căn cứ xác định hành vi vi phạm bản quyền: tác phẩm/sáng chế………. được đăng ký bản quyền tại Cục bản quyền tác giả/Cục Sở hữu trí tuệ vào thời điểm cụ thể nào và người bị khiếu nại đã vi phạm bản quyền của tác phẩm/sáng chế……. đó như thế nào) Căn cứ điểm…. Khoản…… Điều…… Luật Sở hữu trí tuệ năm 2013: “… ” (Trích văn bản, nếu có)
Ví dụ: Căn cứ Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ năm 2019:
“Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền tác giả”
1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
2. Mạo danh tác giả.
3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó. …”.
Tôi/công ty chúng tôi nhận thấy, ông/bà/công ty………. đã có hành vi………. Do vậy, tôi làm đơn này để khiếu nại hành vi … của…… tới Quý cơ quan. Tôi đề nghị quý cơ quan xem xét và giải quyết việc này theo quy định của pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tôi/công ty chúng tôi. Tôi đề nghị Quý cơ quan: -…. (những nội dung mà người khiếu nại muốn chủ thể giải quyết đơn thực hiện) Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung trên hoàn toàn đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về những nội dung này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn và hồ sơ khiếu nại vi phạm bản quyền:
Hướng dẫn cách viết đơn khiếu nại:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
(2) Họ tên của người khiếu nại.
– Nếu là đại diện khiếu nại cho cơ quan, tổ chức thì ghi rõ chức danh, tên cơ quan, tổ chức mà mình đại diện.
– Nếu là người được ủy quyền khiếu nại thì ghi rõ theo ủy quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.
(3) Nội dung này do cơ quan giải quyết khiếu nại ghi.
(4) Khiếu nại lần đầu (hoặc lần 2) đối với quyết định, hành vi hành chính của ai?
(5) Nội dung khiếu nại
– Ghi tóm tắt sự việc đến khiếu nại;
– Yêu cầu (đề nghị) của người khiếu nại (nếu có);
Hồ sơ khiếu nại vi phạm bản quyền
Đối với khởi kiện vi phạm bản quyền về quyền tác giả, các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được có giá trị là chứng cứ thông thường bao gồm:
– Giấy chứng nhận bản quyền tác giả do Cục bản quyền thuộc Bộ Văn hoá – thông tin cấp. Giấy chứng nhận bản quyền tác giả là chứng cứ để chứng minh người có tên trong Giấy này là tác giả của tác phẩm.
Trong trường hợp đương sự không làm thủ tục đăng ký tại Cục bản quyền tác giả, nếu muốn chứng minh là tác giả, đương sự phải chứng minh mình đã sáng tạo ra tác phẩm và sự sáng tạo đó đã được định hình dưới một hình thức vật chất;
– Các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học thể hiện dưới hình thức: bài báo, sách, tạp chí, băng, đĩa âm thanh, băng, đĩa hình… có nội dung vi phạm tác phẩm đã được bảo hộ;
– Hợp đồng thuê sáng tạo; hợp đồng lao đồng và văn bản giao việc trong trường hợp chứng minh cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu tác phẩm;
– Di chúc hợp pháp, bản án, quyết định của Tòa án về việc chia di sản thừa kế trong trường hợp giải quyết tranh chấp phát sinh từ thừa kế quyền tác giả;
– Hợp đồng sử dụng tác phẩm trong trường hợp giải quyết tranh chấp về hợp đồng sử dụng tác phẩm;
– Hợp đồng dịch vụ bản quyền tác giả trong trường hợp giải quyết tranh chấp về hợp đồng dịch vụ bản quyền tác giả;
– Hợp đồng thuê biểu diễn nghệ thuật, hợp đồng tổ chức sản xuất chương trình văn hóa, nghệ thuật; hợp đồng sản xuất, phát hành băng ghi âm, ghi hình; hợp đồng trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình trong trường hợp giải quyết tranh chấp phát sinh từ những quan hệ này; và
– Hóa đơn thanh toán thù lao, nhuận bút trong trường hợp giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền hưởng các khoản này của tác giả.
Đối với tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp, các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được có giá trị là chứng cứ thông thường bao gồm:
– Văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp được sử dụng để chứng minh người có tên trong văn bằng là tác giả, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp. Cụ thể là Bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, Giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, Bằng bảo hộ giống cây trồng mới;
– Hợp đồng thuê sáng tạo; hợp đồng lao đồng và văn bản giao việc trong trường hợp chứng minh là chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp trong trường hợp chứng minh ai là tác giả, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp;
– Di chúc hợp pháp, bản án, quyết định của Tòa án về việc chia di sản thừa kế trong trường hợp giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sở hữu công nghiệp;
– Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp, hợp đồng li-xăng trong trường hợp giải quyết tranh chấp phát sinh từ những hợp đồng này;
– Hợp đồng dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp trong trường hợp giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này;
– Đơn và các giấy tờ khác chứng minh đã nộp đơn;
– Các hợp đồng, giấy tờ khác về việc mua bán, gửi giữ, quảng cáo, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá/dịch vụ có gắn đối tượng sở hữu công nghiệp đã được bảo hộ trong trường hợp chứng minh hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp;
– Các hóa đơn, chứng từ hợp lệ; và
– Danh mục nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng trong trường hợp chứng minh nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại giống hoặc tương tự với nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng.
4. Các thông tin pháp lý liên quan:
Vi phạm bản quyền là việc sử dụng các tác phẩm được bảo hộ bản quyền một cách trái phép, trừ khi có sự cho phép, do đó vi phạm một số quyền độc quyền được cấp cho chủ bản quyền, như quyền sao chép, phân phối, hiển thị hoặc thực hiện công việc được bảo vệ, hoặc để thực hiện. Chủ bản quyền thường là người tạo ra tác phẩm hoặc nhà xuất bản hoặc doanh nghiệp khác được giao bản quyền. Chủ bản quyền thường xuyên viện dẫn các biện pháp pháp lý và công nghệ để ngăn chặn và xử phạt vi phạm bản quyền.
Tranh chấp vi phạm bản quyền thường được giải quyết thông qua đàm phán trực tiếp, thông báo và xử lý, hoặc kiện tụng tại tòa án dân sự. Vi phạm thương mại tổng hợp hoặc quy mô lớn, đặc biệt là khi liên quan đến, đôi khi bị truy tố thông qua hệ thống tư pháp hình sự. Thay đổi kỳ vọng của công chúng, tiến bộ trong công nghệ kỹ thuật số và sự tiếp cận ngày càng tăng của Internet đã dẫn đến sự vi phạm ẩn danh, phổ biến đến mức các ngành công nghiệp phụ thuộc bản quyền hiện nay ít tập trung vào việc theo đuổi các cá nhân tìm kiếm và chia sẻ nội dung được bảo vệ bản quyền trực tuyến, mà tập trung vào việc mở rộng bản quyền pháp luật công nhận và xử phạt, với tư cách là người xâm phạm gián tiếp, các nhà cung cấp dịch vụ và nhà phân phối phần mềm được cho là tạo điều kiện và khuyến khích các hành vi xâm phạm cá nhân của người khác.
Trên đây là một số nội dung cơ bản về mẫu đơn khiếu nại vi phạm bản quyền. và một số thông tin liên quan tới việc khiếu nại vi phạm bản quyền. Tùy thuộc vào đối tượng, tính chất, mức độ phức tạp của vụ vi phạm bản quyền mà ngoài những hồ sơ nói trên, Tòa án còn có thể yêu cầu bạn cung cấp thêm các tài liệu, chứng cứ khác.
Căn cứ pháp lý:
– Căn cứ Luật Khiếu nại năm 2011;
– Căn cứ Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đồi bổ sung năm 2009, năm 2019, năm 2022;
Tải văn bản tại đây
Để lại một bình luận