Theo quy định của nhà nước các trường hợp được miễn phí xe buýt gồm: người cao tuổi, người khuyết tật , thương binh, bệnh binh… Để được miễn phí di chuyển bằng xe buýt các đối tượng này phải làm đơn đề nghị làm thẻ đi xe buýt miễn phí. Vậy, Mẫu đơn này được quy định ra sao và có nội dung như thế nào?
1. Đơn đề nghị làm thẻ đi xe buýt miễn phí là gì?
Các phương tiện giao thông công cộng có thể giúp cải thiện được cơ bản cơ cấu đô thị bằng cách giải phóng được không gian lẽ ra được sử dụng để làm đường và nơi đỗ xe, tạo điều kiện cho các việc khác như các khu vực cho người đi bộ và các khoảng không thoáng. Việc nhiều người sử dụng xe buýt góp phần giảm thiểu tình trạng tắc đường và ô nhiễm tại các thành phố, trung tâm nơi tập trung nhiều người qua lại.
Việc người cao tuổi, người khuyết tật , thương binh, bệnh binh,… những người rất khó đủ điều kiện để di chuyển bằng phương tiện riêng được nhà nước hỗ trợ miễn phí vé xe buýt là rất cần thiết và phần nào giúp đỡ những hoàn cảnh này. Mẫu đơn đề nghị làm thẻ đi xe buýt miễn phí được lập ra và sử dụng rất phổ biến trong thực tế.
Mẫu đơn đề nghị làm thẻ đi xe buýt miễn phí là mẫu đơn được lập ra để đề nghị về việc làm thẻ đi xe buýt. Mẫu nêu rõ thông tin của người làm đơn bao gồm họ tên, địa chỉ, hộ khẩu, nơi ở, điện thoại liên hệ, đối tượng được miễn phí, nội dung đơn đề nghị làm thẻ đi xe buýt miễn phí,… Sau khi viết đơn người làm đơn phải ký và ghi rõ họ tên để đơn có giá trị và người làm đơn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung biên bản khi nộp đơn lên các cơ quan có thẩm quyền.
2. Đơn đề nghị làm thẻ đi xe buýt miễn phí:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–
…..i, ngày…..tháng….năm…..
ĐƠN ĐỀ NGHỊ LÀM THẺ ĐI XE BUÝT MIỄN PHÍ
– Căn cứ Quyết định số 1620/QĐ-UBND ngày 07/5/2008 của UBND thành phố Hà Nội
– Căn cứ Hướng dẫn liên ngành 1967/HDLS-GTVT-LĐTBXH ngày 22/11/2010 về việc quản lý, sử dụng thẻ xe buýt miễn phí của liên Sở Giao thông vận tải và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội.
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã/phường ……
Họ và tên: …… Giới tính: …
Ngày, tháng, năm sinh: … / … / …
Hộ khẩu thường trú: ……
Nơi ở hiện nay: …..
Điện thoại liên hệ:……
Đối tượng được miễn phí: ……
(Ví dụ: Người có công với cách mạng, người khuyết tật có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội (diện KT1, KT2), …)
Nay tôi làm đơn này đề nghị được làm thẻ xe buýt miễn phí trên tất cả các tuyến xe buýt trên địa bàn thành phố/huyện/ …………
Tôi cam kết không cho người khác mượn thẻ sử dụng.
Người làm đơn
( Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị làm thẻ đi xe buýt miễn phí:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể là biên bản đề nghị làm thẻ đi xe buýt miễn phí.
+ Thời gian và địa điểm viết đơn.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Căn cứ pháp lý.
+ Thông tin nơi đăng kí thẻ đi xe buýt miễn phí.
+ Thông tin người đăng kí thẻ đi xe buýt miễn phí.
+ Nội dung đăng kí thẻ đi xe buýt miễn phí.
– Phần cuối biên bản:
+ Cam kết của người làm đơn.
+ Ký và ghi rõ họ tên của người làm đơn.
4. Một số quy định về hoạt động của xe buýt:
4.1. Hướng dẫn làm Đơn đề nghị làm thẻ đi xe buýt miễn phí:
Đơn đề nghị làm thẻ đi xe buýt miễn phí là văn bản được cá nhân sử dụng để đề nghị chủ thể có thẩm quyền thực hiện cấp thẻ xe buýt cho mình trong các trường hợp: trẻ em cao không quá 1m; người khuyết tật, thương binh, (được cấp thẻ đi xe buýt miễn phí theo danh sách của Sở LĐTB-XH xác nhận); người cao tuổi từ 70 tuổi trở lên (cần phải xuất trình chứng minh nhân dân để được miễn vé xe buýt theo đúng độ tuổi quy định).
– Cơ quan có thẩm quyền cấp: các địa điểm bán vé xe buýt thuộc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng của địa phương;
– Hồ sơ kèm theo: CMND/CCCD của người làm đơn còn hiệu lực tại thời điểm hiện tại, 2 ảnh 3×4 kèm theo được chụp trong thời hạn không quá 1 năm, các giấy tờ khác có liên quan chứng minh thuộc các trường hợp thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng, người nghèo, người khuyết tật, người cao tuổi,…;
-Thủ tục giải quyết: 3-5 ngày kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ.
4.2. Quy định về kinh doanh vận tải bằng xe buýt:
Căn cứ Điều 5 Nghị định 10/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 01/04/2020) quy định nội dung như sau:
“Điều 5: Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định:
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô, trong đó có loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định thì được tham gia đấu thầu hoặc đặt hàng khai thác tuyến xe buýt trong danh mục mạng lưới tuyến đã công bố.
2. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt
a) Phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai;
b) Phải có phù hiệu “XE BUÝT” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe;
c) Phải có sức chứa từ 17 chỗ trở lên. Vị trí, số chỗ ngồi, chỗ đứng cho hành khách và các quy định kỹ thuật khác đối với xe buýt theo quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Giao thông vận tải ban hành. Đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt trên các tuyến có hành trình bắt buộc phải qua cầu có trọng tải cho phép tham gia giao thông từ 05 tấn trở xuống hoặc trên 50% lộ trình tuyến là đường từ cấp IV trở xuống (hoặc đường bộ đô thị có mặt cắt ngang từ 07 mét trở xuống) được sử dụng xe ô tô có sức chứa từ 12 đến dưới 17 chỗ.
3. Nội dung quản lý tuyến
a) Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung và công bố danh mục mạng lưới tuyến, biểu đồ chạy xe trên các tuyến, giá vé (đối với tuyến có trợ giá) và các chính sách hỗ trợ của nhà nước về khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn địa phương;
b) Quy định và tổ chức đấu thầu, đặt hàng khai thác tuyến xe buýt trong danh mục mạng lưới tuyến;
c) Xây dựng, bảo trì và quản lý kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động xe buýt; quyết định tiêu chí kỹ thuật, vị trí điểm đầu, điểm cuối và điểm dừng của tuyến xe buýt trên địa bàn địa phương;
d) Theo dõi, tổng hợp kết quả hoạt động vận tải của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên tuyến; thống kê sản lượng hành khách.
4. Trước ngày 01 tháng 7 năm 2022, doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt phải cung cấp thông tin (gồm: tên doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải; họ và tên lái xe; biển kiểm soát xe; tuyến hoạt động; giờ xe xuất bến) trên Lệnh vận chuyển của từng chuyến xe thông qua phần mềm của Bộ Giao thông vận tải.
5. Xe buýt được ưu tiên bố trí nơi dừng, đỗ để đón, trả khách tại các bến xe, nhà ga, sân bay, bến cảng, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, điểm tham quan du lịch, địa điểm văn hóa, thể thao, trung tâm thương mại, đầu mối giao thông và các địa điểm kết nối với các phương thức vận tải khác; được ưu tiên hoạt động khi tổ chức giao thông tại đô thị.”
5. Vai trò của xe buýt:
Đã từ lâu, xe buýt vốn dĩ là một phương tiện đi lại quen thuộc của người dân. Tuy nhiên, số lượng người đi xe buýt hiện tại vẫn còn chưa nhiều. Người dân vẫn còn thói quen sử dụng xe máy hơn là sử dụng phương tiện vận tải công cộng. Dưới đây là một số những ưu điểm mà xe buýt mang lại:
Tiết kiệm chi phí
Nếu như sử dụng các phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô bạn phải tốn nhiều chi phí như xăng dầu, bãi đỗ xe, sửa chữa. Trong khi đó, các tuyến buýt người tham gia giao thông chỉ tốn từ 7.000đ-9.000đ/ lượt, và 100.000đ/tháng đến 200.000đ/tháng.
Giảm căng thẳng khi phải tự điều khiển xe
Lựa chọn việc đi xe buýt sẽ giúp bạn có thể có thời gian thư giãn đầu óc thay vì phải tự điều khiển phương tiện sau ngày dài căng thẳng, không cần phải bận tâm đến những thứ xung quanh.
An toàn cho chính bản thân
Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, tai nạn giao thông đối với người đi xe máy chiếm hơn 70% số vụ tai nạn giao thông đường bộ. Các nghiên cứu cũng cho thấy trong các phương tiện giao thông, người đi xe máy chịu tác động của ô nhiễm không khí nặng nhất và ít ảnh hưởng nhất là xe buýt. Xe buýt được coi là một trong những phương tiện giao thông an toàn hàng đầu đảm bảo được chất lượng dịch vụ và sự an toàn cho khách hàng.
Bảo vệ môi trường
Hiện nay, vấn đề về môi trường và giải quyết ô nhiễm môi trường là một vấn đề cấp bách của các thế giới, và Việt Nam của chúng ta cũng nằm trong số đó. Lượng xe máy khổng lồ hiện nay đang trở thành những đống rác thải công nghiệp làm ảnh hưởng nghiệm trọng đến môi trường sống. Theo báo cáo hiện trạng môi trường gần đây, khoảng 70-90% tổng lượng khí thải đô thị tại các thành phố lớn là những nguyên nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp, ung thu, trong đó lượng khí thải của xe máy chiếm tỷ lệ cao nhất.
Hạn chế được các tác động thời tiết bên ngoài
Việc sử dụng xe máy tiện lợi hơn rất nhiều và tiết kiệm được thời gian nhưng lúc nào bạn cũng sẽ phải chịu trực tiếp những tác động từ bên ngoài như mưa, nắng, luôn phải dự trữ một bộ quần áo mưa hoặc chiếc áo nắng hay thủ sẵn vài cái khẩu trang trong cốp. Việc đi buýt giúp bạn tránh được những tác động thời tiết từ bên ngoài như mưa, bụi, vũng nước bẩn vào mùa mưa hay nắng nóng vào mùa hè. Bạn hoàn toàn được bảo vệ bởi màn kính trong suốt.
Giảm ùn tắc giao thông
Bùng nổ xe cá nhân, hạ tầng đô thị quá tải, kẹt xe liên miên là những vấn đề phổ biến của các đô thị lớn, nơi có tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế cao. Ùn tắc giao thông mang lại những hậu quả và hệ lụy cho đời sống đô thị. Thứ nhất là thiệt hại do lãng phí thời gian và nhiên liệu. Thứ hai, ảnh hưởng tới chính cá nhân và gia đình của người dân. Trong nhiều chiến lược và giải pháp đấu tranh với nạn ùn tắc giao thông, việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, hạn chế các phương tiện giao thông cá nhân được coi là lựa chọn hàng đầu do tính ưu việt nổi bật.
Có nhiều thời gian trò chuyện cùng bạn bè hơn
Nhược điểm của xe buýt là chậm hơn so với phương tiện cá nhân bởi nó phải đi theo những tuyến đường cố định. Nhưng đó cũng là cơ hội để bạn kéo dài câu chuyện với bạn bè của mình. Đi xe máy dĩ nhiên là vẫn làm được điều này nhưng nó không hề an toàn cho người cầm lái bởi họ bị phân tán sự tập trung khi phải lắng nghe và trả lời những câu hỏi của bạn.
Tải văn bản tại đây
Để lại một bình luận