Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sao chép tranh, tượng danh nhân, anh hùng dân tộc

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sao chép tranh, tượng danh nhân, anh hùng dân tộc
0 Shares

Đơn đề nghị cấp giấy phép sao chép tranh, tượng danh nhân, anh hùng dân tộc là cơ sở để Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố) xem xét và thực hiện cấp giấy phép sao chép tranh, tượng danh nhân, anh hùng dân tộc cho cá nhân, tổ chức.

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép sao chép tranh, tượng danh nhân, anh hùng dân tộc là gì?

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sao chép tranh, tượng danh nhân, anh hùng dân tộc là mẫu đơn do cá nhân, tổ chức được lập ra gửi cho Cơ quan  Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền để đề nghị về việc cấp giấy phép sao chép tranh, tượng danh nhân, anh hùng dân tộc. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sao chép tranh, tượng danh nhân, anh hùng dân tộc phải nêu rõ nội dung đề nghị, thông tin cá nhân tổ chức đề nghị…

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sao chép tranh, tượng danh nhân, anh hùng dân tộc là văn bản ghi chép những thông tin về nội dung đề nghị, thông tin cá nhân tổ chức đề nghị, bức tranh , tượng danh nhân, anh hùng dân tộc,…Đơn đề nghị cấp giấy phép sao chép tranh, tượng danh nhân, anh hùng dân tộc sẽ là cơ sở để Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền( Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố) xem xét và thực hiện cấp giấy phép sao chép tranh, tượng danh nhân, anh hùng dân tộc.

2. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sao chép tranh, tượng danh nhân, anh hùng dân tộc:

TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ

——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP

SAO CHÉP TRANH, TƯỢNG DANH NHÂN VĂN HÓA, ANH HÙNG DÂN TỘC, LÃNH TỤ

Kính gửi: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố….

Tên cá nhân/tổ chức đề nghị …

Địa chỉ: …

Điện thoại: …

Đề nghị được cấp giấy phép sao chép tranh, tượng danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ:

Tên tác phẩm (bản mẫu)…

Tên tác giả (bản mẫu):……

Khuôn khổ bản sao chép:…..

Chất liệu bản sao chép: …

Số lượng bản sao chép: …

Tên cá nhân/tổ chức sao chép:…

Địa chỉ cá nhân/tổ chức sao chép: …

Mục đích sử dụng:..

Địa điểm sử dụng:…

Cam kết:

– Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về sao chép tác phẩm mỹ thuật và các quy định liên quan.

– Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ./.

Địa danh, ngày…..tháng…..năm …

CÁ NHÂN/ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, nếu là tổ chức)

(Ký, ghi rõ họ tên, nếu là cá nhân)

3. Hướng dẫn viết đơn đề nghị cấp giấy phép sao chép tranh, tượng danh nhân, anh hùng dân tộc:

Phần kính gửi của đơn thì người làm đơn sẽ ghi rõ ràng tên của Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền ( Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố).

Xem thêm  Lao động tàn tật là gì? Quy định về sử dụng lao động là người khuyết tật

Phần nội dung của đơn đề nghị cấp giấy phép sao chép tranh, tượng danh nhân, anh hùng dân tộc  phải có những nội dung sau: Tên cá nhân hoặc tổ chức đề nghị, địa chỉ, số điện thoại, đề nghị được cấp giấy phép sao chép tranh, tượng danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ, Tên cá nhân hoặc tổ chức sao chép,  và những cam kết sau đây:

– Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về sao chép tác phẩm mỹ thuật và các quy định liên quan.

– Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ.

Cuối đơn đề nghị cấp giấy phép sao chép tranh, tượng danh nhân, anh hùng dân tộc thì cá nhân hoặc tổ chức sẽ ký ghi rõ họ tên và đóng dấu.

4. Hoạt động mỹ thuật:

4.1. Chính sách của Nhà nước về phát triển mỹ thuật bao gồm:

+ Phát triển mỹ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần ngày càng cao của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước.

+ Bảo tồn và phát huy những giá trị của mỹ thuật truyền thống.

+ Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động mỹ thuật theo quy định của pháp luật.

+ Hỗ trợ, đặt hàng, sáng tác các tác phẩm mỹ thuật có giá trị nghệ thuật cao, tác động tốt đến đời sống xã hội.

+Tặng giải thưởng, phổ biến, giới thiệu và quảng bá các tác phẩm mỹ thuật có giá trị nghệ thuật cao.

+ Đào tạo tài năng mỹ thuật, nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ và mỹ thuật trong hệ thống giáo dục quốc dân.

+ Tài trợ cho hoạt động của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực mỹ thuật theo định hướng của Nhà nước.

+ Đầu tư, nâng cấp và xây dựng mới bảo tàng mỹ thuật, nhà triển lãm mỹ thuật ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

4.2. Cơ quan quản lý nhà nước về mỹ thuật:

– Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về mỹ thuật trong phạm vi cả nước.

– Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về mỹ thuật.

– Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về mỹ thuật theo thẩm quyền.

– Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về mỹ thuật tại địa phương.

4.3. Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động mỹ thuật:

Được quy định tại Điều 8, Nghị định 113/2013/NĐ-CP Về hoạt động mỹ thuật bị cấm khi

1. Tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

2. Tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, phá hoại thuần phong mỹ tục và hủy hoại môi trường.

3. Xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa; xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.

4. Sao chép, trưng bày, mua, bán, chuyển nhượng tác phẩm mỹ thuật vi phạm quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

4.4.  Quy hoạch tượng đài, tranh hoành tráng:

Quy hoạch tượng đài, tranh hoành tráng là căn cứ để xây dựng kế hoạch, làm cơ sở lập dự án đầu tư xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng.

Xem thêm  Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động

Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch:

– Quy hoạch tượng đài, tranh hoành tráng cấp quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sau khi có ý kiến bằng văn bản của các Bộ, ngành liên quan;

– Quy hoạch tượng đài, tranh hoành tráng cấp tỉnh do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Nội dung cơ bản quy hoạch tượng đài, tranh hoành tráng:

– Sự cần thiết lập quy hoạch;

– Căn cứ lập quy hoạch;

– Quan điểm và nguyên tắc;

– Mục tiêu quy hoạch;

– Các tiêu chí nội dung, nghệ thuật, kỹ thuật, kiến trúc, quy mô quy hoạch;

– Giải pháp thực hiện quy hoạch;

– Tổ chức thực hiện quy hoạch.

Hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy định tại Khoản 2 Điều này bao gồm:

– Tờ trình;

– Thuyết minh nội dung quy hoạch và dự thảo Quyết định phê duyệt quy hoạch;

– Bản sao ý kiến đồng ý của các Bộ, ngành có liên quan (đối với quy hoạch cấp quốc gia), ý kiến đồng ý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (đối với quy hoạch cấp tỉnh).

Thời gian phê duyệt quy hoạch:

Trong thời hạn 30 ngày đối với quy hoạch cấp quốc gia, 15 ngày đối với quy hoạch cấp tỉnh, kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này phê duyệt quy hoạch.

Trường hợp đặc biệt phải kéo dài thời gian phê duyệt quy hoạch thì thời hạn tối đa là 60 ngày đối với quy hoạch cấp quốc gia và 30 ngày đối với quy hoạch cấp tỉnh.

Điều chỉnh quy hoạch tượng đài, tranh hoành tráng:

+ Việc điều chỉnh quy hoạch tượng đài, tranh hoành tráng được thực hiện theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 5 Điều này.

+ Hồ sơ đề nghị điều chỉnh quy hoạch gồm:

– Tờ trình;

– Đề cương đề án công trình bao gồm: Sự cần thiết phải điều chỉnh quy hoạch, nội dung tượng đài, tranh hoành tráng, địa điểm xây dựng, dự kiến quy mô, chất liệu, hình thức đầu tư, dự kiến tổng mức đầu tư, nguồn vốn và thời gian thực hiện.

Xây dựng công trình tượng đài, tranh hoành tráng chưa có quy hoạch:

– Trường hợp cần xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh khi chưa có trong quy hoạch đã được phê duyệt, thì phải thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch theo quy định tại Khoản 6 Điều này trước khi lập dự án đầu tư;

– Trường hợp cần xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh khi chưa có quy hoạch thì chủ đầu tư làm hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét chấp thuận làm cơ sở thực hiện đầu tư xây dựng.

5. Giấy phép sao chép tranh, tượng danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ:

Sau khi đủ các điều kiện và hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa – Thể thao Tỉnh, thành phố sẽ cấp giấy phép sao chép tranh, tượng danh nhân văn hóa anh hùng dân tộc lãnh tụ cho người yêu cầu

UBND TỈNH, THÀNH PHỐ

SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
——-

Số……../GP-SC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————————-

Địa danh, ngày….. tháng….. năm…….

GIẤY PHÉP

SAO CHÉP TRANH, TƯỢNG DANH NHÂN VĂN HÓA,

ANH HÙNG DÂN TỘC, LÃNH TỤ

Căn cứ Nghị định số……../NĐ-CP ngày tháng năm….. của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.

Xét đề nghị của:….

(Văn bản đề nghị ngày……)

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch…. cấp giấy phép sao chép tranh, tượng danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ:

Tên tác phẩm (bản mẫu):…

Tên tác giả (bản mẫu):….

Khuôn khổ bản sao chép:…

Chất liệu bản sao chép:…

Số lượng bản sao chép:….

Tên cá nhân/tổ chức sao chép:….

Địa chỉ cá nhân/tổ chức sao chép:…..

Đơn vị sử dụng:…

Mục đích sử dụng:…

Địa điểm sử dụng:.

GIÁM ĐỐC

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Tải văn bản tại đây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *