Việc sản xuất hóa chất phải được thực hiện theo quy định của pháp luật và khi một cá nhân, doanh nghiệp tổ chức muốn sản xuất hóa chất thì phải làm đơn đề nghị cấp (điều chỉnh hoặc cấp lại) giấy phép sản xuất hóa chất gửi cho Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền. Vậy đơn đề nghị cấp giấy phép, điều chỉnh, cấp lại giấy phép sản xuất hóa chất là gì?
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép, điều chỉnh, cấp lại giấy phép sản xuất hóa chất là gì?
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép, điều chỉnh, cấp lại giấy phép sản xuất hóa chất là mẫu đơn hành chính được lập ra để đề nghị về việc cấp giấy phép, điều chỉnh, cấp lại giấy phép sản xuất hóa chất. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép, điều chỉnh, cấp lại giấy phép sản xuất hóa chất phải nêu rõ nội dung đề nghị, thông tin điều chỉnh, lý do cấp lại…
Đơn đề nghị cấp giấy phép, điều chỉnh, cấp lại giấy phép sản xuất hóa chất là văn bản chứa đựng những thông tin về nội dung đề nghị, thông tin điều chỉnh, lý do cấp lại…Đồng thời, đơn đề nghị cấp giấy phép, điều chỉnh, cấp lại giấy phép sản xuất hóa chất là căn cứ để Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền thực hiện cấp giấy phép sản xuất hóa chất.
2. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép, điều chỉnh, cấp lại giấy phép sản xuất hóa chất:
TÊN DOANH NGHIỆP
——–
Số: …../…..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Địa danh, ngày… tháng…. năm……
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP, ĐIỀU CHỈNH,
CẤP LẠI GIẤY PHÉP SẢN XUẤT HÓA CHẤT
Kính gửi: Bộ Công Thương (Cục Hóa chất)
Tên doanh nghiệp: …
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư số: ………
Nơi đặt trụ sở chính: …
Điện thoại: ……. Fax:……. Email:……..
Đề nghị Bộ Công Thương cấp Giấy phép, (Điều chỉnh Giấy phép, cấp lại Giấy phép) sản xuất hóa chất Bảng 1, 2, 31 hoặc hóa chất DOC, DOC-PSF theo các nội dung sau:
1. Mục đích sản xuất: ……
2. Địa điểm đặt Cơ sở sản xuất: ………Điện thoại: ……… Fax: ..
3. Sản phẩm chính. Yêu cầu liệt kê từng sản phẩm theo các nội dung dưới đây:
– Tên gọi theo IUPAC: ……
– Tên thương mại hay tên gọi thông thường: ………
– Số CAS: ………
– Công thức hóa học: …
– Hàm lượng hoặc nồng độ:…
– Công suất: ……
4. Sản phẩm phụ (nếu có). Yêu cầu liệt kê từng sản phẩm phụ theo các nội dung dưới đây:
– Tên gọi theo IUPAC: …
– Tên thương mại hay tên gọi thông thường: ……
– Số CAS: ……
– Công thức hóa học: ……
– Hàm lượng hoặc nồng độ: ……
– Công suất: …
5. Loại cơ sở: ……
6. Các giải pháp xử lý bảo vệ môi trường, vệ sinh lao động và an toàn hoá chất: ……
Lý do đề nghị cấp phép: ……(2)
Doanh nghiệp chúng tôi xin cam kết:
– Thực hiện sản xuất hóa chất Bảng 1, 2, 31 hoặc hóa chất DOC, DOC- PSF: theo đúng mục đích và nội dung nêu trong văn bản đề nghị này;
– Tuân thủ các quy định về sản xuất hóa chất Bảng 1, 2, 31 hoặc hóa chất DOC, DOC-PSF theo quy định tại Nghị định số 38/2014/NĐ-CP , văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 38/2014/NĐ-CP và pháp luật Việt Nam.
Liệt kê hồ sơ gửi kèm:………
Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu: . . .
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn viết đơn đề nghị cấp giấy phép, điều chỉnh, cấp lại giấy phép sản xuất hóa chất:
(1) Ghi rõ loại hóa chất đề nghị cấp phép, cấp lại hoặc điều chỉnh Giấy phép.
(2) Chỉ áp dụng đối với trường hợp cấp lại hoặc điều chỉnh Giấy phép.
4. Sản xuất hóa chất Bảng và hóa chất DOC, DOC-PSF:
4.1. Hướng dẫn thực hiện điều kiện sản xuất hóa chất Bảng và hóa chất DOC, DOC-PSF:
+ Yêu cầu cơ sở vật chất kỹ thuật
– Hệ thống xử lý khí thải và chất thải hóa chất Bảng, hóa chất DOC, DOC-PSF phải tuân thủ quy định của pháp luật về môi trường và đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành về khí thải công nghiệp, về ngưỡng chất thải nguy hại, về chất thải rắn;
Trường hợp không có phòng thử nghiệm hoặc không có đủ năng lực thử nghiệm chỉ tiêu theo quy định thì phải có hợp đồng với phòng thử nghiệm được chỉ định hoặc được công nhận để kiểm soát chất lượng hóa chất Bảng.
+ Yêu cầu về nhân lực
– Cán bộ quản lý, kỹ thuật, điều hành hoạt động sản xuất của cơ sở sản xuất hóa chất Bảng phải có bằng đại học về chuyên ngành hóa chất hoặc có chứng chỉ chứng minh trình độ chuyên môn về hóa chất;
– Người lao động trực tiếp tiếp xúc với hóa chất Bảng và hóa chất DOC, DOC-PSF của cơ sở sản xuất phải được đào tạo, huấn luyện về an toàn hóa chất theo quy định tại Thông tư số 36/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất.
4.2. Thẩm quyền cấp Giấy phép:
a. Giấy phép sản xuất hóa chất Bảng, hóa chất DOC, DOC-PSF
+ Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ cho phép sản xuất hóa chất Bảng 1 theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 17 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP.
+ Cục Hóa chất là cơ quan thực hiện việc cấp Giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 và hóa chất DOC, DOC-PSF.
b. Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng
+ Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ cho phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 1 theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 19 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP
+ Cục Hóa chất là cơ quan thực hiện việc cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3.
4.3. Giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất hóa chất Bảng và hóa chất DOC, DOC-PSF:
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về hóa chất do cơ quan có thẩm quyền cấp.
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất hóa chất Bảng hoặc hóa chất DOC, DOC-PSF.
– Bản cam kết sản xuất hóa chất Bảng hoặc hóa chất DOC, DOC-PSF.
– Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.
– Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy hoặc Bản sao quyết định phê duyệt phương án chữa cháy do cơ quan có thẩm quyền cấp.
– Danh sách đội ngũ quản lý, kỹ thuật, điều hành sản xuất.
– Bản kê khai thiết bị kỹ thuật.
– Bản sao hợp đồng thử nghiệm với tổ chức thử nghiệm được chỉ định (nếu có).
4.4. Giấy tờ, tài liệu đề nghị cấp lại, điều chỉnh Giấy phép sản xuất hóa chất Bảng và hóa chất DOC, DOC-PSF:
+ Giấy tờ, tài liệu đề nghị cấp lại Giấy phép
– Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép;
– Bản chính Giấy phép đã được cấp bị sai sót hoặc phần bản chính còn lại có thể nhận dạng được của Giấy phép bị hư hỏng;
– Trường hợp Giấy phép bị mất hoặc bị thất lạc, tổ chức, cá nhân làm đơn đề nghị theo quy định tại Điểm a Khoản này gửi cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
+ Giấy tờ, tài liệu đề nghị điều chỉnh Giấy phép
– Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép;
– Bản chính Giấy phép đã được cấp;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh nội dung điều chỉnh theo quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 17 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP.
5. Hoạt động hóa chất:
Hóa chất là đơn chất, hợp chất, hỗn hợp chất được con người khai thác hoặc tạo ra từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo.
5.1. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hóa chất bao gồm:
1. Sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, cất giữ, sử dụng, gửi, cho, tặng hóa chất nguy hiểm trái quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Không công bố thông tin cần thiết, cung cấp thông tin không đầy đủ, thông tin sai lệch, che giấu thông tin về đặc tính nguy hiểm của hóa chất, sản phẩm chứa hóa chất nguy hiểm.
3. Sử dụng hóa chất không thuộc danh mục được phép sử dụng, hóa chất không bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng, vượt quá hàm lượng cho phép để sản xuất và bảo quản thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn gia súc, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, sản phẩm hóa chất tiêu dùng.
4. Sử dụng hóa chất độc để săn bắt động vật, thực hiện các hành vi xâm hại đến sức khỏe con người, tài sản và môi trường.
5.2. Yêu cầu về chuyên môn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất:
+Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất phải có người chuyên trách về an toàn hóa chất có trình độ chuyên môn phù hợp với quy mô và loại hình sản xuất, kinh doanh hóa chất, nắm vững công nghệ, phương án và các biện pháp bảo đảm an toàn hóa chất.
+ Người lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh hóa chất phải có trình độ chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ được phân công.
+ Người trực tiếp điều hành sản xuất của cơ sở sản xuất hóa chất nguy hiểm phải có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất.
5.3. Yêu cầu đối với bảo quản, vận chuyển hóa chất bao gồm:
– Các hóa chất nguy hiểm phải được phân khu, sắp xếp theo tính chất của từng loại hóa chất. Không được bảo quản chung các hóa chất có khả năng phản ứng với nhau hoặc có yêu cầu về an toàn hóa chất, phòng, chống cháy nổ khác nhau trong cùng một khu vực.
– Hóa chất trong kho phải được bảo quản theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành, đảm bảo yêu cầu an toàn, thuận lợi cho công tác ứng phó sự cố hóa chất.
– Quá trình vận chuyển hóa chất phải thực hiện theo quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm.
Tải văn bản tại đây
Để lại một bình luận