Khi người lao động muốn nghỉ việc thì họ phải làm đơn xin nghỉ việc thì họ cần phải làm đơn xin nghỉ việc. Trong một số trường cần phải làm biên bản thanh lý nghỉ việc. Vậy Biên bản thanh lý nghỉ việc được dùng trong trường hợp nào và cách soạn thảo ra sao?
1. Mẫu biên bản thanh lý nghỉ việc là gì?
Mẫu biên bản thanh lý nghỉ việc là mẫu biên bản được lập ra khi có nhân viên nghỉ việc.
Mẫu biên bản thanh lý nghỉ việc được dùng để ghi lại những rõ thông tin của nhân viên nghỉ việc, những giấy tờ, sổ sách mà nhân viên xin nghỉ đã bàn giao lại cho công ty, doanh nghiệp, thanh toán tiền lương, chế độ cho người nghỉ việc.
2. Mẫu biên bản thanh lý nghỉ việc:
BIÊN BẢN THANH LÝ KHI NGHỈ VIỆC
Họ tên:……..Số CMND/CCCD:…….Cấp bởi CA tỉnh……(1)
Phòng ban…………. Chức vụ:………(2)
Ngày vào làm Công ty:………. Hợp đồng Số:…..(3)
Ngày nghỉ việc/cho thôi việc có hiệu lực:……(4)
1. Kết quả bàn giao công việc:….(5)
2. Kết quả bàn giao hồ sơ:.. (6)
3. Kết quả bàn giao tài sản, công cụ……(7)
4. Thanh toán chế độ: (8)
Stt | Khoản thanh toán, giảm trừ | Số lượng | Mức | Thành tiền | Ghi chú |
1 | Các khoản giảm trừ | ||||
1.1 | |||||
1.2 | |||||
2 | Các chế độ nghỉ việc | ||||
2.1 | |||||
2.2 | |||||
3 | Lương và các khoản phụ cấp | – Ghi chú phần tổng cộng – Phần chi tiết theo bảng lương | |||
4 | Trách nhiệm bồi thường | ||||
4.1 | |||||
4.2 | |||||
5 | Phí đào tạo | ||||
5.1 | |||||
5.2 | |||||
6 | Phí liên quan tài sản | ||||
7 | Khác | ||||
Tổng cộng |
Tổng cộng số tiền phải thanh toán còn lại là:…..(9)
Người nghỉ việc được nhận số tiền còn phải thanh toán và quyết định nghỉ việc vào:….(10)
5. Các hồ sơ chứng từ nhận lại: (11)
Sổ Bảo hiểm xã hội: …..
Hồ sơ cá nhân:……..
Ý kiến của người nghỉ việc…. (12)
Ý kiến của Chủ quản…(13)
Ý kiến của Phòng HC-NS..(14)
Người nghỉ việc
(ký, ghi rõ họ tên)
Chủ quản
(ký, ghi rõ họ tên)
Phòng HC-NS
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản thanh lý nghỉ việc:
(1): Điền tên, số chứng minh nhân dân/ căn cước công dân của người làm đơn
(2): Điền phòng ban làm việc và chức vụ của người làm đơn
(3): Điền thông tin về hợp đồng lao động và ngày vào làm tại công ty
(4): Điền ngày nghỉ việc/cho thôi việc có hiệu lực
(5): Điền kết quả bàn giao công việc
(6) : Điền kết quả bàn giao hồ sơ
(7): Điền kết quả bàn giao tài sản, công cụ
(8): Điền thanh toán chế độ gồm các mục: các khoản giảm trừ; các chế độ nghỉ việc; lương và các khoản phụ cấp; trách nhiệm bồi thường; phí đào tạo; phí liên quan tài sản và các mục khác.., tổng cộng
(9): Điền tổng cộng số tiền phải thanh toán còn lại
(10): Điền thời gian mà người nghỉ việc được nhận số tiền còn phải thanh toán và quyết định nghỉ việc.
(11): Điền các hồ sơ chứng từ nhận lại ( như sổ bảo hiểm xã hội, hồ sơ cá nhân)
(12): Điền ý kiến của người nghỉ việc
(13): Điền ý kiến của chủ quản
(14): Điền ý kiến của phòng hành chính- nhân sự
4. Một số mẫu đơn khác liên quan:
Mẫu đơn xin nghỉ việc:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————
ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC
Kính gửi:………..
Tôi tên là:………
Chức vụ: ……..Bộ phận:……….
Nay tôi làm đơn này, kính xin Ban giám đốc cho tôi được thôi việc kể từ ngày ….. tháng ….. năm ……..
Lý do: …..
Tôi đã bàn giao công việc cho:………… Bộ phận: ……..
Các công việc được bàn giao:..
Tôi cam đoan đã bàn giao công việc lại cho bộ phận có liên quan trước khi nghỉ việc.
Rất mong Ban Giám đốc xem xét và chấp thuận cho tôi được phép thôi việc.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trưởng bộ phận
Ký, ghi rõ họ tên
Người làm đơn
Ký, ghi rõ họ tên
* Mẫu đơn xin thôi việc
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——-***——
ĐƠN XIN THÔI VIỆC
Kính gửi : Ban lãnh đạo Công ty……….
Trưởng phòng:………..
Tên tôi là:………..
Bộ phận làm việc:………..
Tôi rất lấy làm tiếc vì sẽ không còn làm việc tại Công ty …………. trong thời gian sắp tới. Tôi quyết định nhận vị trí công việc mới để tìm thêm cơ hội phát triển mới, phù hợp với chuyên môn và khả năng làm việc của tôi.
Tôi thực sự lấy làm vinh dự lớn được làm việc tại đây trong thời gian qua. Trong quá trình làm việc tại đây, Công ty đã cho tôi có được may mắn làm việc với những đồng nghiệp cùng với một môi trường làm việc tốt. Tôi xin chân thành cảm ơn Công ty đã tin tưởng tôi trong suốt thời gian vừa qua và chúc cho Công ty chúng ta sẽ đạt được những thành công như mong muốn.
Vậy tôi làm đơn này xin được nghỉ việc từ ngày ………. Tôi sẽ bàn giao công việc của mình một cách đầy đủ và có trách nhiệm.
Rất mong được sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo Công ty
Tôi xin chân thành cảm ơn!
….. , ngày ……tháng ….. năm 20……
Ý kiến của trưởng bộ phận
Người làm đơn
Mẫu đơn xin nghỉ việc dành cho giáo viên:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC
Kính gửi:
– Phòng Đào tạo và Giáo dục …….
– BGH Trường ………..
Tôi tên là: ……
Sinh ngày: …….
Trình độ chuyên môn: ……
Công việc hiện làm: …….
Đơn vị công tác: ……………..
Nay vì điều kiện hoàn cảnh gia đình nên tôi phải trở về quê để giải quyết công việc gia đình và ổn định cuộc sống. Tôi không thể tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ được phân công tại trường ………… Vì vậy tôi có nguyện vọng xin nghỉ việc để về quê công tác và sinh sống.
Vậy tôi làm đơn này kính đề nghị BGH trường …………….. và lãnh đạo phòng GD&ĐT …… cho phép tôi được nghỉ việc để về quê
công tác và sinh sống.
Rất mong nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
………, ngày…tháng…năm…
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
HIỆU TRƯỞNG
Người viết đơn
(ký, ghi rõ họ tên)
Mẫu đơn xin nghỉ việc của công nhân:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
(Tỉnh/ Thành phố), Ngày… Tháng… Năm…
ĐƠN XIN THÔI VIỆC
Kính gửi: Ban Giám Đốc Công ty…….
Đồng kính gửi: Phòng Hành chính – Nhân sự
Tôi tên là:….., là công nhân làm việc tại bộ phận……….
Nay tôi làm đơn này trình Ban Giám Đốc Công ty cùng Phòng Hành chính – Nhân sự chấp thuận cho tôi xin được thôi việc kể từ ngày……….
Lý do xin thôi việc:………
Tôi thực hiện việc báo trước ….. ngày, tính từ ngày làm đơn xin thôi việc này.
Tôi sẽ tiến hành thực hiện bàn giao công việc cho ông/bà:………, là (tổ trưởng) bộ phận….
Tôi rất hài lòng vì quãng thời gian qua được làm việc cho công ty. Rất cảm ơn Ban lãnh đạo công ty đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi hoàn thành công việc.
Kính đề nghị cấp trên xem xét và giải quyết đơn thôi việc của tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Những lưu ý khi viết đơn xin nghỉ việc:
Các lý do nghỉ việc chính đáng nên viết vào đơn xin nghỉ việc
– Bản thân cảm thấy không phù hợp với văn hoá công ty
– Muốn thử sức ở môi trường mới, lĩnh vực mới
– Mẫu thuẫn với cấp trên
– Thay đổi chỗ ở hiện tại
– Chế độ đãi ngộ chưa được thoả đáng
– Không thấy có cơ hội phát triển, thăng tiến
– Có cơ hội việc làm tốt hơn
– Thay đổi mục tiêu nghề nghiệp
– Đi học, nâng cao trình độ bản thân
– Nghỉ hưu, về hưu
Nhân viên cần làm gì khi nhận quyết định nghỉ việc
Cho dù bạn nghỉ việc là do yếu tố chủ quan hay khách quan thì vẫn nên thể hiện mình là một nhân viên chuyên nghiệp và hãy đảm bảo những yêu cầu căn bản sau:
– Luôn giữ thái độ hòa nhà với đồng nghiệp:
– Giữ một tinh thần, thái độ lạc quan
Quy trình xin nghỉ việc:
Thứ nhất, thông báo nghỉ việc
Đầu tiên người xin nghỉ việc cần thông báo cho người quản lý hoặc giám đốc về việc bạn muốn xin nghỉ; cần phải báo trước 30 ngày đối với hợp đồng lao động có thời hạn và báo trước 45 ngày đối với hợp đồng lao động vô thời hạn hoặc theo như quy định của công ty mới đúng luật. Báo trước khi nghỉ việc sẽ thể hiện bạn là người có trách nhiệm và là một nhân viên chuyên nghiệp.
Thứ hai, bàn giao công việc và tài sản
Khi đơn xin nghỉ việc được duyệt, bước tiếp theo là bàn giao công việc. Trong thời gian chờ đến thời hạn nghỉ việc, công ty sẽ cử hoặc tuyển người phù hợp nhận bàn giao công việc và toàn bộ tài sản công ty để lại. Người làm đơn có trách nhiệm hướng dẫn công việc, quy trình và cách xử lý công việc cho người kế nhiệm.
Thứ ba, sử dụng ngôn ngữ lịch sự
Đơn xin nghỉ việc cần sử dụng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng dù cho người xin nghỉ việc có bất đồng với cấp trên hay không. Ngoài ra khi kết đơn cần chúc cho sự phát triển của ban giám đốc và công ty. Việc viết đơn xin nghỉ việc khéo léo sẽ nhận được sự đồng ý một cách thoải mái hơn, đồng thời cũng thể hiện bạn là người có trách nhiệm và được đánh giá cao.
Thứ tư, tuân theo hợp đồng lao động
Nếu tự ý nghỉ việc mà không được sự đồng ý của công ty, hoặc không báo trước trong thời gian nhất định đã được quy định thì người lao động được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng và phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
– Không được nhận trợ cấp thôi việc.
– Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng đến một tháng tiền lương.
– Có thể phải hoàn trả chi phí đào tạo cho công ty.
– Gặp khó khăn khi xin việc tại công ty mới.
Để lại một bình luận