Văn bản áp dụng pháp luật thường gọi là văn bản cá biệt do cơ quan và cá nhân có thẩm quyền ban hành để giải quyết công việc hàng ngày của mình. Khi công bố một quyết định thì cần có biên bản ghi lại, vậy trong trường hợp công bố quyết định của Bộ công an thì cần làm những gì?
1. Mẫu biên bản công bố quyết định của Bộ Công an là gì?
Mẫu biên bản công bố quyết định của Bộ Công an là mẫu biên bản với các nội dung về quyết định được bộ công an công bố.
Mẫu biên bản công bố quyết định của Bộ Công an là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc công bố quyết định của Bộ Công an
2. Mẫu biên bản công bố quyết định của Bộ Công an:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———–
BIÊN BẢN CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ CÔNG AN
Hồi…..giờ…..ngày…..tháng…..năm…..
Tại: ………….. tiến hành………..
I. Thành phần tham dự gồm có:
– Người chủ trì:
Đ/c (cấp bậc)…………………chức vụ…………đơn vị…………
– Đoàn thanh tra/Đoàn xác minh/Đoàn kiểm tra/Người xác minh:
Đ/c (cấp bậc)…..chức danh, chức vụ….đơn vị…..Trưởng đoàn/Tổ trưởng;
Đ/c (cấp bậc)…..chức danh, chức vụ….đơn vị…..Thành viên;
Đ/c (cấp bậc)…..chức danh, chức vụ….đơn vị…..Thành viên;……
– Đại diện cơ quan, tổ chức … gồm có:………
– Đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có liên quan: (nếu có)……
II. Nội dung:…
Ý kiến phát biểu: …
Việc………kết thúc vào hồi…..giờ…..cùng ngày.
Biên bản….đã được đọc lại cho những người có tên trên nghe, công nhận đúng và ký tên xác nhận dưới đây./.
………
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
NGƯỜI CHỦ TRÌ
………
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI GHI BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN, TỔ CHỨC HOẶC CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn làm biên bản:
– Phần mở đầu của quyết định, người soạn thảo trình bày về cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn. Cơ sở pháp lý của quyết định được xác lập dựa trên nguyên tắc chung giống như những văn bản quy phạm pháp luật có kết cấu điều khoản khác, theo đó, người soạn thảo viện dẫn văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định trực tiếp thẩm quyền của chủ thể ban hành và văn bản quy phạm pháp luật quy định trực tiếp nội dung công việc phát sinh sau căn cứ
– Quốc hiệu – Tiêu ngữ sẽ được làm rõ, nổi bật và căn chính giữa ở trên đầu khổ giấy, đặc biệt Quốc hiệu cần viết hoa và phải to rõ ràng.
– Mẫu biên bản làm việc thường khá dễ dàng, ngắn gọn, xúc tích không có nhiều điều khoản, điều luật cần lưu ý mà nội dung chính là ghi chép khái quát lại nội dung
– Về cơ bản, nội dung chính sẽ bao gồm các ý sau:
+ Thời gian, địa điểm ghi lại sự việc
+ Thành phần tham dự
+ Nội dung làm việc ( Công bố quyết định gì?)
+Thời gian kết thúc buổi làm việc
+Thông tin về số trang, số bản
+ Chữ ký của các bên
– Hướng dẫn cách ghi mẫu biên bản công bố quyết định
+ Về việc…Phần này nên ghi ngắn gọn, xúc tích nêu bật được chủ đề chính của buổi làm việc.
+ Bao gồm họ tên, chức vụ, bộ phận của các đối tượng tham gia buổi làm việc.
+ Nội dung làm việc, đây là phần đặc biệt cần lưu ý, viết theo trình tự diễn biến thời gian buổi trao đổi, quan trọng phải rõ ràng, dễ hiểu và kết luận cuối cùng theo thỏa thuận của hai bên.
4. Các thông tin pháp liên quan:
Thẩm quyền ban hành quyết định: Quyết định được ban hành bởi các cơ quan nhà nước và cá nhân có thẩm quyền như: Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng Kiểm toán nhà nước, Ủy ban nhân dân các cấp, chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng các cơ quan nhà nước khác, các đơn vị sự nghiệp của nhà nước, cá nhân có thẩm quyền…
– Nội dung của quyết định:
+ Tùy theo thẩm quyền của mỗi chủ thể mà nội dung của quyết định quy phạm pháp luật cũng được ban hành để giải quyết những công việc khác nhau.
+ Quyết định của Chủ tịch nước được ban hành để tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp căn cứ vào nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội; công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương trong trường hợp ủy ban Thường vụ Quốc hội không thể họp được; vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước.
+ Mỗi cơ quan nhà nước và cá nhân có thẩm quyền ban hành quyết định để thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mà pháp luật quy định. Vì vậy, quyết định được sử dụng để giải quyết nhiều công việc khác nhau.
Quyết định với tính chất là văn bản áp dụng pháp luật được các chủ thể quản lý nhà nước, đặc biệt là các chủ thể quản lý hành chính nhà nước sử dụng rất phổ biến, thường xuyên để giải quyết các công việc phát sinh trong nội bộ cơ quan cũng những vấn đề khác theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình
+ có rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội được các chủ thể quản lý sử dụng quyết định để thực thi nhiệm vụ như: lĩnh vực kinh tế, giao thông, xây dựng, văn hóa, thông tin, đất đai, khiếu nại… nhưng cơ bản và phổ biến hơn cả là các nhóm lĩnh vực khác nhau:
+ Trong lĩnh vực tổ chức nhân sự: Tổ chức nhân sự là toàn bộ những vấn đề có liên quan đến việc sử dụng con người trong các cơ quan, tổ chức như bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức một chức vụ nhà nước; khen thưởng, kỉ luật cán bộ, công chức của cơ quan hay tuyển dụng, điều động, thuyên chuyển, biệt phái công tác, nâng ngạch lương, chuyển ngạch lương cho cán bộ, công chức…
+ Trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính: Xử lý vi phạm hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính và các biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính. Đe áp dụng quy định trong các nghị định về xử lý vi phạm hành chính vào các trường hợp cụ thể phát sinh trên thực tiễn, các chủ thể có thẩm quyền sẽ ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Đây là cơ sở pháp lý cho việc áp dụng và thi hành các hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc các biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.
– Quyết định được sử dụng để giải quyết khiếu nại, tố cáo bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho người dân.
+ Khi công dân thực hiện quyền khiếu nại, to cáo của mình thì các chủ thể quản lý nhà nước có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo. Kết quả của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các chủ thể có thẩm quyền sẽ được thể hiện dưới hình thức văn bản pháp lý đó chính là quyết định. Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ được ban hành sau khi người cỏ tham quyền đã thu thập được đầy đủ tài liệu và đã giải quyết được tất cả các yêu càu nêu ra trong khiếu nại, tố cáo. Một quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo được coi là hợp pháp và mang tính khả thi phải đáp ứng được rất nhiều yêu cầu về cả nội dung lẫn hình thức. quyết định là hình thức văn bản áp dụng pháp luật quan trọng và duy nhất được sử dụng trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho người dân.
– Trong lĩnh vực tố tụng: Quyết định không chỉ được các chủ thể quản lý hành chính nhà nước sử dụng để quản lý các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội, mà còn được cơ quan tư pháp sử dụng trong quá trình tiến hành tố tụng để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Căn cứ trên những phân tích trên thì Biên bản công bố quyết định của Bộ công an có giá trị pháp lý cao, đại diện ban công bố là cơ quan có thẩm quyền nên biên bản được công bố quyết định phải có tính chính xác cao, thủ tục theo quy định và thực hiện theo các quy định của bộ công an về việc công bố quyết định
Trên đây chúng tôi đã cung cấp những thông tin chi tiết nhất về Biên bản và cách làm biên bản công bố quyết định của Bộ công an và các thông tin liên quan, qua đó việc công bố quyết định của Bộ công phải lập thành biên bản để ghi chép lại đầy đủ và chính xác nhất theo quy định.
Tải văn bản tại đây
Để lại một bình luận