Việc tiếp công dân trong lĩnh vực thi hành án dân sự nhằm mục đích tiếp nhận các đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của công dân về thi hành án dân sự. Mẫu phiếu hẹn tiếp công dân có nội dung như thế nào?
1. Phiếu hẹn tiếp công dân là gì?
Khái niệm tiếp công dân được ghi nhận tại Khoản 1, Điều 2 Luật Tiếp công dân năm 2013, cụ thể: “Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quy định tại Điều 4 của Luật này đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật.” Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động này, Tổng cục thi hành án dân sự đã ban hành quy chế tiếp công dân tại Tổng cục thi hành án dân sự, cũng như việc các Cục thi hành án dân sự địa phương cũng tiến hành ban hành quy chế tiếp công dân của riêng mình.
Tuy nhiên, có thể hiểu rộng ra thì tiếp công dân không chỉ giới hạn ở việc tiếp đón, lắng nghe để tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân mà còn bao gồm cả việc tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến tổ chức, cá nhân và các công việc thuộc trách nhiệm của cơ quan Nhà nước phải thực hiện. Tiếp công dân bao gồm việc tiếp công dân thường xuyên và tiếp công dân đột xuất. Tuy nhiên, có thể hiểu rằng việc tiếp công dân không chỉ giới hạn ở việc đón tiếp, lắng nghe để tiếp nhận khiếu nại, tố cáo của người dân mà còn bao gồm cả việc tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến tổ chức, cá nhân và các công việc thuộc trách nhiệm của cơ quan Nhà nước phải thực hiện.
Khái niệm “Công dân” là thuật ngữ thường được sử dụng trong khoa học chính trị, pháp lý. Trong từ điển Bách khoa Việt Nam: “công dân là người dân của một nước có chủ quyền.” Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam, có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Hiến pháp 2013 khẳng định: “công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam”.
Mục đích của việc tiếp công dân trong cơ quan thi hành án dân sự là để lắng nghe, giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật; tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự của công dân để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Phiếu hẹn tiếp công dân (biểu mẫu được ban hành bởi Bộ trưởng Bộ quốc phòng ban hành) là văn bản do Phòng thi hành án dân sự- cơ quan thi hành án cấp quân khu gửi tới cá nhân với nội dung hẹn gặp cá nhân tại địa điểm, thời gian đã được ghi nhận trong văn bản để gặp Trưởng phòng thi hành án.
Phiếu hẹn tiếp công dân là văn bản có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở để công dân biết được thời gian, địa điểm được gặp chủ thể có thẩm quyền, thực hiện mục đích của tiếp công dân. Phiếu hẹn tiếp công dân còn là căn cứ để chủ thể có thẩm quyền hợp pháp hóa các hoạt động của mình, là cơ sở để phát sinh hoạt động tiếp công dân và ghi nhận các khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thi hành án.
Khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải mặc trang phục theo quy định và đeo thẻ, người tiếp công dân phải có thái độ đúng mực, tôn trọng côn dân, lăng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày.
Liên quan đến hoạt động tiếp công dân, người tiếp công dân có nhiệm vụ:
– Tiếp nhận nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, ghi vào sổ theo dõi tiếp công dân theo quy định, tham mưu việc điều phối hoạt động tiếp công dân của các đơn vị thuộc cơ quan tại địa điểm tiếp công dân.
– Hướng dẫn công dân cử đại diện trình bày trong trường hợp có nhiều người đến khiếu nại, tổ cáo, kiến nghị phản ánh về cùng một nội dung, hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định.
– Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật, kết luận tố cáo, quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền.
– Tiếp nhân đơn, các tài liệu kèm theo của công dân hoặc lập biên bản theo mẫu ghi nhận nội dung trình bày của công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự
– Phân loại, chuyển đơn, trình người có thẩm quyền xử lý nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; phối hợp với công chức phụ trách vụ việc thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho công dân
– Thông báo cho thủ trưởng đơn vị thuộc Tổng cục có công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đó cử công chức tiếp nhận công dân.
– Giữ bí mật họ tên, địa chỉ bút tích người tố cáo trừ trường hợp người tố cáo đồng ý công khai, không được tiết lộ những thông tin có hại cho người tố cáo, báo cáo người có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố cáo, người thân thích của người tố theo quy định của pháp luật.
Về quyền hạn:
– Yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nêu rõ họ tên, địa chỉ và xuất trinh giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có) theo quy định của pháp luật.
– Yêu cầu luật sự hoặc trợ giúp viên pháp lý xuất trình thẻ luật sự, thẻ trợ giúp viên pháp lý và giấy ủy quyền khiếu nại trong trường hợp người khiếu nại ủy quyền cho luật sự hoặc trợ giúp viên pháp lý thực hiện việc khiếu nại.
– Yêu cầu công dân trình bày rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong trường hợp họ không có đơn, đề nghị công dân viết lại đơn hoặc viết bổ sung vào đơn những nội dung chưa rõ, còn thiếu; yêu cầu công dân cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận, giải quyết vụ việc.
Nhiệm vụ, quyền hạn mà người tiếp công dân được trao là cơ sở để hoạt động tiếp công dân trở nên hiệu quả, thực hiện đúng mục tiêu của việc tiếp công dân nói chung và tiếp công dân tại cơ quan thi hành án dân sự nói riêng.
2. Mẫu phiếu hẹn tiếp công dân:
BTL QK…(BTTM, QCHQ)
PHÒNG THI HÀNH ÁN
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…(1)……., ngày ….. tháng ……. năm ……
PHIẾU HẸN
Tiếp công dân
Phòng Thi hành án …..(2)………
Hẹn ông (bà) …….(3)………
Địa chỉ: ……(4)……
Có mặt tại: ….(5)……
Địa chỉ: ……(6)………
Vào hồi …(7)….. giờ …… ngày …….. tháng …… năm ……
Để Trưởng phòng Thi hành án tiếp .…. về nội dung: …(8)…….
Đề nghị ông (bà) có mặt đúng thời gian, địa chỉ trên, khi đi mang theo giấy hẹn và thông tin, tài liệu, bằng chứng có liên quan đến nội dung tiếp./.
Nơi nhận:
– Ông (bà):….;
– Lưu: VT, HS, THA; ….
TRƯỞNG PHÒNG
(ký tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu phiếu hẹn tiếp công dân:
(1) Ghi địa danh (tỉnh, thành phố), ngày tháng năm lập phiếu hẹn tiếp công dân
(2) Ghi tên Phòng thi hành án
Người tiếp công dân gồm người tiếp công dân thường xuyên và người tiếp công dân khi được giao. Người tiếp công dân phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, nắm vững chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, am hiểu thực tế, có khả năng vận động, thuyết phục bảo đảm yêu cầu về sức khỏe, nhiệt tình và có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao.
(3) Ghi tên công dân hẹn tiếp
(4) Ghi địa chỉ thường trú của công dân hẹn tiếp
(5) Ghi địa điểm tiếp công dân, thường là trụ sở của Phòng thi hành án. Địa điểm tiếp công dân phải bảo đảm các điều kiện vật chất cần thiết để công dân đến trình bày, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được thuận lợi.
(6) Ghi địa chỉ cụ thể của địa điểm tiếp, ghi rõ số nhà, tên đường, phường, quận, tỉnh, thành phố
(7) Thời gian hẹn tiếp, ghi rõ giờ, ngày tháng năm hẹn tiếp. Việc tiếp công dân được thực hiện trong giờ hành chính.
(8) Ghi nội dung hẹn tiếp, ví dụ tiếp nhận khiếu nại, tố cáo….
Cơ sở pháp lý:
Thông tư 96/2016/TT-BQP quy định công tác kiểm tra, biểu mẫu nghiệp vụ về thi hành án dân sự trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
Tải văn bản tại đây
Để lại một bình luận