Lân sư là hình ảnh vô cùng quen thuộc mà em bé nào cũng đều rất thích. Vậy ba mẹ đã biết cách làm đầu lân bằng bìa cát tông cho bé vui Trung Thu chưa? Cùng chuyên mục Giáo dục 0 – 6 tuổi của Đọc Ngẫm tìm hiểu cách làm chi tiết với bài viết dưới đây mẹ nhé!
Ý nghĩa hình ảnh lân sư trong Tết Trung Thu
Lễ hội Trung Thu ở Việt Nam không thể thiếu hình ảnh lân sư – biểu tượng của sự may mắn, thành công và phú quý. Theo truyền thuyết, lân sư là một loài vật mang lại tài lộc và là linh vật của các vị thần. Hình ảnh của lân sư trong lễ hội Trung Thu cũng thể hiện sự tôn trọng và cảm ơn đối với các vị thần với mong muốn được bình an và may mắn trong cuộc sống.
Ngoài ra, lân sư cũng là biểu tượng cho hạnh phúc và sự đoàn kết. Trong lễ hội Trung Thu, các đoàn múa lân sư sẽ diễu hành khắp các đường phố cùng điệu nhảy điêu luyện kết hợp cùng tiếng trống âm vang, tạo nên không khí nhộn nhịp.
Ba mẹ có thể xem những bài tin về trung thu để tết trung thu của bé thêm vui
Mách mẹ cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh vào dịp Tết trung thu cho bé
Top 20 món quà trung thu cho bé ý nghĩa nhất phù hợp giới tính và lứa tuổi
Lân sư tượng trưng cho sự may mắn, phú quý và hạnh phúc
Xem chi tiết: 8 cách làm lồng đèn đơn giản mà đẹp linh lung cho bé yêu đi rước đèn trung thu
Gợi ý 2 cách làm đầu lân bằng bìa cát tông cho bé vui Trung Thu
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại đồ chơi khác nhau, tuy nhiên, nhiều ba mẹ vẫn lựa chọn làm đồ chơi thủ công để bảo vệ môi trường cũng như tạo cơ hội gần gũi với con. Và đặc biệt hơn, Trung Thu đang đến gần, đây cũng là thời điểm vô cùng lý tưởng để ba mẹ cùng con thực hiện những hoạt động thú vị và ý nghĩa.
Với mong muốn giúp ba mẹ có thêm những ý tưởng và cách làm đồ chơi cho trẻ, sau đây Đọc Ngẫm xin chia sẻ 2 cách làm đầu lân bằng bìa cát tông đơn giản và chi tiết nhất:
Xem chi tiết: 10 trò chơi trung thu và gợi ý ba mẹ những ý tưởng tổ chức trung thu cho bé
Cách làm đầu lân bằng bìa cát tông
Xem chi tiết: Gợi ý cách làm bánh trung thu thập cẩm cực hấp dẫn cho bé yêu
Cách làm đầu lân bằng thùng carton
Bước 1. Dựng mô hình đầu lân và tô màu
- Sử dụng một chiếc thùng carton còn nguyên vẹn, vẽ một nửa hình tròn tại mặt trước của chiếc hộp để làm miệng lân (cần vẽ sát dưới mép hộp, cách mép hộp từ 2 – 3 cm).
- Dùng dao rọc giấy rạch cẩn thận theo cung tròn đã vẽ và gập mép để tạo thành chiếc lưỡi.
- Cắt hai bên tai hộp thành các dải hình chữ nhật có kích thước khác nhau để giúp chiếc đầu Lân được đẹp hơn.
- Tô màu đầu Lân theo sở thích của bé.
Bước 2. Tạo mắt Lân
- Sử dụng 2 tấm bìa carton khác, vẽ 2 giọt nước với kích thước bằng nhau để làm mắt cho chú lân sau đó dùng dao rọc giấy hoặc kéo để cắt rời.
- Phần bìa thừa cắt thành các thanh hình chữ nhật, bóc bìa theo các sóng giấy khác nhau để tạo độ cong cho mi mắt của chú lân.
- Cắt thêm 2 hình tròn nhỏ để làm con ngươi.
- Dùng keo nến cố định lông mi và con ngươi đã chuẩn bị vào mắt sau đó sử dụng màu nước trang trí cho mắt lân thật long lanh.
Bước 3: Tạo sừng cho đầu lân
- Đặt ống snack khoai tây lên một tấm bìa hình chữ nhật, sử dụng 6 lõi giấy vệ sinh bao quanh phía ngoài sau đó cố định bằng keo nến.
- Cắt tiếp các dải bìa hình chữ nhật dài khoảng 20 – 25 cm, tách theo các lớp sóng giấy khác nhau rồi gắn lên sừng lân.
- Sử dụng màu nước trang trí cho sừng lân.
Bước 4. Tạo mũi lân
- Để tiếp tục quá trình làm đầu lân bằng bìa cát tông, mẹ bóc các thanh bìa dài dọc sóng thùng carton sau đó cuộn lại theo vòng tròn rồi gắn lại bằng keo nến.
Bước 5: Tạo râu và răng cho chú lân
- Cắt bìa carton thành các miếng nhỏ để làm răng.
- Tô màu cho các dải bìa thừa còn lại để làm râu cho chú lân.
Bước 6: Ghép các chi tiết và hoàn thiện đầu lân
- Sử dụng keo nến ghép mắt và mũi vào mặt bìa carton đã tạo miệng lân.
- Cố định răng vào miệng lân bằng keo nến.
- Ghép các sợi râu đầy màu sắc vào mặt sau của lưỡi chú lân.
- Gắn thêm 1 hàng hoa trắng quanh miệng để lân nổi bật hơn.
- Cuối cùng cố định sừng cho chú lân một cách thật chắc chắn, gắn phần vải đã chuẩn bị vào mép của thùng carton là quá trình làm đầu lân bằng giấy đã hoàn thành.
Cách làm đầu Lân bằng giấy từ thùng carton
Xem chi tiết:
- Trung thu đi đâu chơi? Top 12 địa điểm chơi lễ Trung thu cho bé tại TPHCM
- 8 cách làm bánh trung thu cho bé thú vị và hấp dẫn
Cách làm đầu lân mini từ hộp bánh
Cách làm đầu Lân mini bằng hộp giấy
Bước 1. Tạo đầu lân
- Tạo một cung tròn trên hộp bánh rồi dùng kéo cắt bỏ.
- Dùng keo khô để tạo áo cho chú lân bằng cách bọc một lớp giấy màu đỏ xung quanh hộp.
Bước 2. Tạo miệng cho lân
- Tại vị trí cung tròn ở bước 1, cắt bỏ phần giấy màu vừa dán.
- Sử dụng giấy màu vàng và trắng, vẽ và cắt 2 cung tròn, trong đó cung tròn màu trắng có kích thước nhỏ hơn.
- Chia cung tròn màu trắng thành 2 phần khác nhau rồi dùng bút dạ đen để vẽ răng và bút dạ đỏ để tô màu cho lưỡi cho chú lân.
- Gắn cung tròn màu trắng lên phần giấy màu vàng, cố định lên que gỗ sau đó dùng keo hoặc băng dính 2 mặt dán vào phần miệng của chú lân.
- Vẽ thêm 2 cung tròn màu trắng để làm râu và răng cho đầu lân, dùng kéo cắt bỏ chi tiết thừa sau đó cố định vào vị trí miệng trên của chú lân.
Bước 3. Tạo mắt, mũi và sừng cho chú lân
Để tiếp tục quá trình làm đầu lân bằng bìa cát tông, mẹ hãy cùng bé thực hiện theo các bước sau đây nhé:
- Sử dụng 3 tờ giấy màu khác nhau, gấp đôi các tờ giấy lại, dùng kéo cắt thành hình giọt nước với kích thước tăng dần rồi dùng keo gắn lại.
- Dùng bút dạ đen vẽ một hình tròn vào mắt của chú Lân để tạo con ngươi.
- Sử dụng giấy báo hoặc giấy màu, cắt thành 2 dải hình chữ nhật, cách mép giấy 0,5cm. Sau đó cắt giấy thành các sợi tua rua để tạo lông mi. Tiếp theo, gắn các sợi tua rua vào mắt lân đã chuẩn bị, sử dụng kéo để uốn cong phần lông mi sau đó cố định lên đầu lân.
- Dùng 2 tờ giấy màu khác với màu mắt của lân, cắt thành 2 hình tròn có kích thước khác nhau rồi sau đó cố định các hình tròn bằng keo để tạo mũi cho chú lân.
- Sử dụng một chiếc túi nilon cuộn lại thành hình một chiếc nón rồi cố định lên đầu lân bằng keo và băng dính để làm sừng.
Bước 4. Hoàn thiện và trang trí đầu lân
- Sử dụng các chiếc túi nilon đa dạng màu sắc cắt thành các dải tua rua, dùng băng dính 2 mặt gắn quanh đầu để tạo lông cho chú lân là hoàn thành.
Hướng dẫn các bước làm chú lân từ hộp kẹo
Xem chi tiết: Bánh trung thu vị nào ngon nhất? Gợi ý 25+ các loại bánh trung thu có vị ngon và đặc biệt nhất 2023
Mẹ cần lưu ý gì khi cùng bé làm đầu lân bằng bìa cát tông?
Khi cùng bé làm đầu lân, mẹ cần lưu ý một số điều sau:
- Hỗ trợ bé làm các công đoạn khó: Trong quá trình làm đầu lân bằng bìa cát tông, có những bước công việc khó khăn mà bé chưa thể làm được một mình. Do đó, mẹ có thể hỗ trợ bé bằng cách chỉ dẫn và giải thích cách làm, hoặc thực hiện chung với bé.
- Không để bé sử dụng các vật dụng nguy hiểm: Việc sử dụng kéo, dao rọc giấy có thể gây nguy hiểm cho bé. Chính vì vậy, tốt nhất mẹ hãy tự thực hiện các bước làm đầu lân bằng bìa cát tông khi cần sử dụng các vật dụng kể trên.
- Thật cẩn thận để không màu nước không dính ra sàn và quần áo: Khi sử dụng màu nước để tô màu cho đầu Lân, ba mẹ cần chú ý để không làm vương màu ra sàn nhà hay quần áo bé. Mẹ có thể bọc bàn làm việc bằng giấy bạc hoặc dùng khăn trải bàn để tránh tình trạng này xảy ra.
- Vệ sinh tay trước và sau khi làm đầu lân bằng bìa cát tông: Việc vệ sinh tay trước và sau khi làm đầu Lân giúp đảm bảo an toàn vệ sinh cho bé và mẹ. Mẹ có thể dùng xà phòng và nước sạch để rửa tay cho bé, hoặc sử dụng nước rửa tay khô để tiện lợi hơn.
Xem chi tiết: Bánh trung thu hãng nào ngon? Top 30 thương hiệu bánh trung thu ngon và chất lượng nhất 2023
Xem chi tiết: Mâm cỗ Trung thu gồm những gì? Cách bày mâm cỗ trung thu đẹp và sáng tạo nhất
Tự làm đầu lân chơi Trung Thu là một hoạt động thú vị giúp phát triển khả năng sáng tạo ở trẻ, đồng thời đây cũng là cơ hội để ba mẹ thân thiết hơn với trẻ. Hy vọng với những chia sẻ của Đọc Ngẫm về cách làm đầu lân bằng bìa cát tông, bé sẽ có những trải nghiệm thú vị và đáng nhớ nhất bên ba mẹ mùa Trung Thu.
Lan Anh tổng hợp
Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm
Để lại một bình luận