Lương khởi điểm của công chức, viên chức nhà nước từ ngày 1/7/2024 sẽ được tăng thêm bao nhiêu? Cách tính lương trước khi áp dụng cải cách tiền lương như thế nào? Các thắc mắc này sẽ được Mua Bán giải đáp cụ thể ngay dưới đây, nào hãy mời độc giả hãy cùng dõi theo nhé.
I. Hệ số lương khởi điểm của công chức, viên chức
Trước khi tìm hiểu về hệ số lương khởi điểm của công chức và viên chức thì chắc hẳn có không ít người thắc mắc về khái niệm lương khởi điểm.
Vậy lương khởi điểm là gì? Có thể hiểu nôm na lương khởi điểm là mức lương mà người lao động nhận được khi bắt đầu làm việc tại doanh nghiệp. Đây là mức lương tối thiểu mà bên sử dụng lao động cam kết sẽ chi trả cho người lao động, mức lương này chưa bao gồm các khoản phụ cấp và các chế độ phúc lợi khác.
Tùy vào từng ngành nghề, khu vực, vị trí công việc, khả năng đàm phán và kỹ năng mềm của ứng viên mà mức lương khởi điểm sẽ khác nhau.
Lương khởi điểm tiếng Anh là gì? Lương khởi điểm trong tiếng Anh là starting salary. Thực tế thì starting salary đang được sử dụng với nhiều ý nghĩa khác nhau, tùy ngữ cảnh sử dụng.
Hệ số lương khởi điểm của công chức, viên chức bậc 1 loại A1 là 2,34. Tương ứng, mức lương khởi điểm của những công chức và viên chức có trình độ đại học sẽ là:
Lương khởi điểm = 1,800,000 đồng x 2,34 = 4,212,000 đồng/tháng. |
Đọc thêm: Nhuận bút là gì? Top 6 công việc được trả nhuận bút cao
II. Mức lương khởi điểm của công chức, viên chức hiện nay
Mới đây, Cổng TTĐT Bộ Nội vụ, vừa qua, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Mức lương của công chức, viên chức tính từ ngày 01/7/2024 khi áp dụng chính sách cách tính tiền lương theo Nghị quyết 27 sẽ được tính như sau:
Chính sách tiền lương mở rộng theo quy định mới nhất đã nâng tiền lương từ 1 – 2,34 – 10 hiện nay lên 1 – 2,68 – 12.
Với chính sách cải cách này thì mức lương thấp nhất của công chức, viên chức sẽ tăng so với mức lương khởi điểm 3,500,000 đồng của công chức, viên chức có trình độ trung cấp, hệ số lương 1,86.
Lương trung bình của công chức, viên chức cũng tăng từ hệ số 2,34 lên 2,68. Do đó, công chức và viên chức có trình độ đại học thì sẽ có mức lương khởi điểm hơn 4,200,000 đồng/tháng.
Tóm lại, theo chính sách tiền lương mới thì sẽ mở rộng quan hệ tiền lương thành 1 – 2,68 – 12. Lương khởi điểm của công chức, viên chức nhà nước đang được tính dựa trên công thức:
Mức lương = Lương cơ sở x hệ số lương |
Ở mỗi ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp khác nhau đều sẽ được xếp lương theo các bậc khác nhau. Khi trúng tuyển, công chức và viên chức nhà nước có lương khởi điểm được xếp ở bậc 1.
Theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP thì mức lương khởi điểm của một số công chức và viên chức sẽ được áp dụng cụ thể như sau:
Hệ số lương bậc 1 của công chức, viên chức loại A1 là 2,34. Tương ứng, mức lương khởi điểm của công chức, viên chức có trình độ đại học là 1,800,000 đồng x 2,34 = 4,212,000 đồng/tháng.
Riêng với các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức khác thì không áp dụng cách tính như đã trên.
Tham khảo: Cách tính lương tăng ca cho người lao động dễ hiểu nhất
III. Cách tính lương cán bộ, công chức viên chức năm 2024
1. Cách tính lương trước khi áp dụng cải cách tiền lương
Trước khi áp dụng cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 thì tiền lương cán bộ công chức, viên chức nhà nước được tính bằng công thức như sau:
Tiền lương = Lương cơ sở x Hệ số lương |
Ví dụ: Anh A đang có bậc lương loại A1 và có hệ số lương khởi điểm là 2,34. Thì áp dụng công thức trên thì mức tiền lương mà anh A nhận được hàng tháng là 4,212,000 đồng.
2. Cách tính lương sau khi áp dụng cải cách tiền lương
Điểm đặc biệt của chính sách tiền lương mới đó là có những quy định về mức lương thấp nhất của khu vực công bằng với mức lương thấp nhất bình quân vùng của khu vực doanh nghiệp.
Tại Việt Nam đang lương khu vực doanh nghiệp hiện đang được chia làm 4 vùng đó là:
- Vùng 1 là 4,68 triệu đồng/tháng
- Vùng 2 là 4,16 triệu đồng/tháng
- Vùng 3 là 3,64 triệu đồng/tháng
- Vùng 4 là 3,25 triệu đồng/tháng
Sau khi đã áp dụng chế độ cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27/NQ-TW thì tiền lương mới của cán bộ công chức viên chức nhà nước sẽ bao gồm:
Tiền Lương = Lương cơ bản + phụ cấp |
Trong đó:
- Lương cơ bản: Chiếm tới 70% tổng quỹ lương
- Các khoản phụ cấp: Chiếm tầm 30% tổng quỹ lương
- Bổ sung tiền thưởng: Quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, chưa bao gồm phụ cấp.
Mức lương thấp nhất của cán bộ công chức, viên chức sẽ tăng khá cao so với mức lương khởi điểm 3,5 triệu đồng của công chức, viên chức nhà nước có trình độ trung cấp với hệ số lương 1,86 như trước cải cách tiền lương.
Mức lương trung bình của cán bộ công chức, viên chức cũng có mức khởi điểm tăng từ hệ số 2,34 lên đến 2,68. Hiện nay công chức, viên chức có trình độ đại học có mức lương khởi điểm hơn 4,2 triệu đồng/tháng.
Mức lương cao nhất của công chức, viên chức nhà nước tương ứng với bậc 3 của chuyên gia cao cấp (tương đương lương bộ trưởng) cũng được tăng từ hệ số 10 lên 12. Do đó, theo quy định mới nhất thì mức lương mới cao nhất của công chức, viên chức nhà nước cũng sẽ vượt khá xa mốc 18 triệu đồng như trước cải cách tiền lương.
Bên cạnh quy định về mức lương cơ bản này thì chế độ tiền lương mới còn quy định thêm về một số loại phụ cấp đi kèm, số tiền này chiếm tối đa 30% tổng lương và 10% tiền thưởng.
Theo quy định trong chính sách tiền lương từ 1/7/2024 thì sẽ có tới 9 loại phụ cấp đó là:
- Tiền phụ cấp kiêm nhiệm, tiền phụ cấp thâm niên vượt khung;
- Tiền phụ cấp khu vực, tiền phụ cấp trách nhiệm công việc, tiền phụ cấp lưu động;
- Tiền phụ cấp ưu đãi theo nghề;
- Tiền phụ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
- Tiền phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính và theo phân hạng đơn vị sự nghiệp công lập;
- Tiền phụ cấp áp dụng riêng đối với lực lượng vũ trang.
Nếu tính cả lương cơ bản và phụ cấp với cả tiền thưởng thì tiền lương trung bình của công chức, viên chức sau khi thực hiện cải cách tiền lương theo nghị định 27 tăng hơn 32% so với thu nhập bình quân của những người lao động đang làm công hưởng lương.
Chính phủ cũng đã đưa phương án trong trường hợp lương cơ bản và cả phụ cấp mới của công chức, viên chức mà thấp hơn so với tiền lương hiện tại đang hưởng hưởng trước cải cách tiền lương thì công chức, viên chức này sẽ được hưởng lương bảo lưu chênh lệch. Mức lương được bảo lưu chênh lệch này sẽ giảm tương ứng nếu có điều chỉnh tăng tiền lương mới mỗi năm theo quy định.
Tóm lại: Theo quy định về cải cách tiền lương mới thì tiền lương trung bình của công chức, viên chức nhà nước sẽ tăng 32% so với thu nhập bình quân của người lao động.
Bên trên là chia sẻ của Mua Bán nhằm giải đáp thắc mắc lương khởi điểm là gì và cách tính lương khởi điểm trước và sau khi áp dụng cải cách tiền lương. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin bổ ích và hiểu hơn về mức lương mới nhất của công chức, viên chức nhà nước. Đừng quên truy cập docngam.com để tìm thêm những thông tin về việc làm, trên toàn quốc với lương và phúc lợi hấp dẫn nhé.
Xem thêm:
- Mẫu Giấy Xác Nhận Lương Đầy Đủ, Mới Nhất Năm 2024
- Cập nhật mức lương ngành Luật Kinh tế mới nhất năm 2024
- Cách tính lương tăng ca đúng luật cho người lao động mới nhất 2024
- Thu nhập việc làm dịch thuật online tại nhà bao nhiêu? Top 8 website tìm việc uy tín nhất
- Cập nhật ngay mức lương của Công an nhân dân mới nhất 2024
Để lại một bình luận