Làm thế nào để trở thành một Digital Marketing Manager chuyên nghiệp?

Làm thế nào để trở thành một Digital Marketing Manager chuyên nghiệp?
0 Shares

Ngành Marketing đang tạo ra một sức hấp dẫn ngày càng mạnh mẽ không chỉ đối với những cá nhân có kinh nghiệm, mà còn với những sinh viên mới tốt nghiệp. Vậy, Digital Marketing Manager là gì và làm thế nào để có thể trở thành một Digital Marketing Manager chuyên nghiệp? Hãy cùng Đọc Ngẫm tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Vị trí Digital Marketing Manager là gì?

Digital Marketing Manager (hay còn gọi là trưởng phòng Digital Marketing). Họ là những người chịu trách nhiệm lập kế hoạch, thực hiện và giám sát hiệu quả  của các chiến dịch marketing trong công ty.

– Ở vị trí này bạn sẽ đảm nhận các công việc cơ bản sau:
– Lập kế hoạch và triển khai  thực hiện các chiến lược marketing.
– Quảng bá hình ảnh sản phẩm và dịch vụ của công ty trên thị trường nhằm thúc đẩy kinh doanh và tăng doanh số bán hàng.
– Giám sát hiệu quả các hoạt động liên quan đến truyền thông số.

Ngày nay, khi công nghệ không ngừng phát triển, thói quen sử dụng internet của con người ngày một tăng lên. Các trang mạng xã hội trở thành một thị trường “béo bở” đối với các doanh nghiệp thực hiện chiến lược marketing.

Mạng xã hội tạo ra nhiều điều kiện cho các công ty xây dựng hình ảnh và tiến hành các hoạt động tiếp thị để quảng bá doanh nghiệp. Trong đó, vị trí Quản lý Digital Marketing ra đời để đáp ứng nhu cầu quảng bá thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp từ các chiến dịch marketing đến xử lý khủng hoảng truyền thông bởi những rủi ro mà mạng xã hội mang lại.

2. Mô tả công việc Digital Marketing Manager

2.1 Xây dựng, lên kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược Marketing

Từ các nền tảng cung cấp dữ liệu liên quan như kết quả nghiên cứu thị trường, thị hiếu khách hàng hiện tại và tương lai,… trưởng bộ phận Digital Marketing sẽ lập kế hoạch dự án, kế hoạch chiến lược cho tùng dòng sản phẩm hoặc dịch vụ sắp được tung ra thị trường.

Digital Marketing Manager không chỉ cần chuẩn bị tốt phương án thực hiện mà còn phải sẵn sàng các phương án dự phòng với các tình huống mô phỏng đi kèm. Ngay cả khi đã lập được kế hoạch tốt nhất thì trong thị trường cạnh tranh với nhiều thay đổi bất ngờ như hiện nay thì việc lập kế hoạch dự phòng có thể giúp chủ động và linh hoạt, tiết kiệm thời gian cũng như tiền bạc để đạt được kết quả như mong đợi.

Digital Marketing Manager là gì?

Cụ thể, công việc xây dựng chiến lược Marketing gồm có:

– Xây dựng các chiến dịch Marketing trên các kênh truyền thông kỹ thuật số với mục đích nâng cao nhận thức về sản phẩm và dịch vụ, tăng lượng truy cập trên trang web/fanpage của công ty.
– Thực hiện chiến lược: Thực hiện các chiến dịch quảng cáo trên các kênh truyền thông kỹ thuật số (Google Adwords, Facebook, Zalo…).
– Quản lý các hoạt động truyền thông qua các kênh truyền thông xã hội, trang web và email.

2.2 Phân tích và đo lường dữ liệu

Bằng cách phân tích và đo lường dữ liệu, trưởng phòng Digital Marketing có thể thu được thông tin chi tiết về khách hàng mục tiêu. Từ đó triển khai và cải thiện các chiến lược tiếp thị trên tất cả các kênh nhằm tăng lợi nhuận, cải thiện hình ảnh thương hiệu của công ty.

Công việc phân tích và đo lường dữ liệu thị trường như sau:

– Khám phá các cơ hội tiếp thị bằng cách thu thập dữ liệu bán hàng.
– Nghiên cứu dữ liệu bán hàng và phân tích dữ liệu bán hàng, dữ liệu thị trường.
– Đo lường hiệu suất và báo cáo.
– Đánh giá mục tiêu dựa trên ROI và KPI trên các kênh truyền thông kỹ thuật số.

Việc phân tích và đo lường dữ liệu sẽ giúp bộ phận Marketing nhận diện được khách hàng tiềm năng

2.3 Một số công việc liên quan khác của Digital Marketing Manager

– Đề xuất các chiến lược thực thi: Đánh giá chất lượng chạy quảng cáo, khuyến mại,… từ đó đề xuất  kế hoạch bán hàng cho từng loại sản phẩm.
– Thu thập insight của khách hàng: Tìm ra insight khách hàng sau đó áp dụng và phân tích dữ liệu thu thập được để tạo ra các giải pháp truyền thông sáng tạo.
– Theo dõi hiệu suất SEO: Thực hiện tối ưu hóa SEO để tối ưu khả năng quảng bá thương hiệu.
– Duy trì mối quan hệ với khách hàng: Thiết lập, duy trì và kiểm soát chặt chẽ  mối quan hệ với các khách hàng, các agency lẫn cơ quan truyền thông và đối tác.
– Quản lý đội ngũ chuyên viên Digital: Chịu trách nhiệm chính cho mọi hoạt động của phòng Digital Marketing. Ngoài ra còn đào tạo khả năng chuyên môn cho nhân viên.
– Thực hiện báo cáo định kỳ: Báo cáo với cấp trên về hiệu quả của chiến lượng SEO, hiệu quả của Marketing trên các kênh truyền thông kỹ thuật số và đề xuất các giải pháp để tăng hiệu quả marketing.

Xem thêm  Lãnh đạo chịu trách nhiệm cho những điều gì?

Trên đây chỉ là mô tả công việc Digital Marketing Manager cơ bản và sẽ có một số thay đổi tùy vào mỗi công ty. Vì vậy Đọc Ngẫm khuyến khích ứng viên nếu quan tâm đến vị trí này thì hãy truy cập website Đọc Ngẫm.vn để xem bảng mô tả công việc chi tiết của các doanh nghiệp đang tuyển dụng việc làm Digital Marketing Manager.

3. Những yếu tố cần có để làm tốt vị trí Digital Marketing Manager

3.1 Kỹ năng lãnh đạo

Kỹ năng lãnh đạo và quản lý tổ chức là cần thiết cho vị trí này để tạo động lực tích cực giúp dẫn dắt đội ngũ nhân viên Digital. Vị trí này đòi hỏi bạn phải có khả năng ảnh hưởng đến người khác và hướng tới lợi ích tập thể bằng cách phối hợp tốt với các thành viên còn lại trong nhóm.

Trưởng phòng Marketing phải hợp tác với các đồng nghiệp từ nhiều bộ phận khác nhau để hoàn thành công việc. Sau đó đưa ra các thông điệp truyền thông hấp dẫn để phát triển cho công ty.

Trưởng phòng Digital Marketing là người đào tạo, dẫn dắt đội ngũ Marketing

3.2 Kỹ năng viết tốt

Tất nhiên bạn sẽ không phải là người trực tiếp triển khai nội dung Content Marketing, nhưng bạn cần biết cách truyền tải nội dung một cách sáng tạo, hiện đại và có tính “trendy”. Cách duy nhất để có được kỹ năng này chính là luyện viết từ khi còn là một nhân viên Marketing.

3.3 Kỹ năng phân tích dữ liệu

Đây là một bước nhảy vọt lớn đối với tiếp thị kỹ thuật số nếu bạn không đủ nhanh nhạy với các con số. Bởi để thực hiện và cải thiện chiến lược tiếp thị, bạn cần đọc và hiểu dữ liệu về các chiến dịch, khách hàng và kênh tiếp thị kỹ thuật số hiệu quả. Không chỉ sáng tạo về mặt chiến lược mà còn được hỗ trợ bởi các công cụ phân tích dữ liệu.

3.4 Kỹ năng SEO

Nếu Content cung cấp thông tin hữu ích cho người đọc thì SEO sẽ giúp doanh nghiệp tăng lượng truy cập vào trang. SEO trong Marketing giúp tăng khả năng hiển thị của trang web trên Google. Việc kết hợp giữa Content Marketing và SEO sẽ tạo thành một chiến dịch tiếp thị hiệu quả nhất.

3.5 Kỹ năng Social media

Mạng xã hội ngày nay đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu, là nơi kết nối mọi người từ khắp nơi trên  thế giới. Khi số lượng người sử dụng mạng xã hội ngày một tăng lên, hiển nhiên việc tận dụng các kênh Social Media sẽ mang lại lợi ích to lớn cho những người làm Marketing.

Social Media là công cụ không thể thiếu trong Marketing

Kỹ năng này ra đời trên cơ sở phát triển vượt bậc của các công cụ truyền thông xã hội như Facebook, Instagram, Snapchat,… Một trưởng phòng Digital Marketing phải hiểu cách sử dụng các mạng xã hội khác nhau và cách thức hoạt động của chúng.

3.6 Kỹ năng quản lý ngân sách

Mỗi chiến dịch Marketing được thực hiện đều đi kèm với chi phí khổng lồ. Vì vậy, trưởng phòng Digital Marketing phải là người biết cách quản lý ngân sách, kiểm soát chi phí và phân bổ ngân sách cho từng danh mục một cách cụ thể, chính xác, phù hợp với chiến dịch quảng cáo.

3.7 Có năng lực đổi mới và tư duy sáng tạo

Vào thời điểm mà các công cụ kỹ thuật số đang phát triển với tốc độ chóng mặt và các đối thủ cạnh tranh ngày càng trở nên đáng gờm, sẽ rất khó để các công ty có thể trụ vững nếu ngừng thử nghiệm, sáng tạo và đổi mới. Chỉ khi bước ra khỏi vùng an toàn, họ mới có thể đi trước đối thủ một bước và giữ được vị trí hàng đầu đối với khách hàng. Vì vậy, trưởng phòng Digital Marketing phải đưa ra những ý tưởng táo bạo và sẵn sàng hành động để thực hiện những ý tưởng đó.

Xem thêm  Những tư tưởng cản trở quá trình tìm việc

4. Yêu cầu tuyển dụng Digital Marketing Manager

Một điểm dễ thấy trong các tin tuyển Digital Marketing Manager là không có nhiều yêu cầu về bằng cấp. Thông thường chỉ cần bằng cử nhân về tiếp thị hoặc truyền thông là đủ. Điều này chứng tỏ kinh nghiệm thực tế mới là yếu tố quan trọng nhất.

Trước khi trở thành trưởng phòng Digital Marketing, bạn phải có một khoảng thời gian làm việc ở các vị trí thấp hơn như trợ lý Marketing và Marketing Executive. Làm việc ở những vị trí này sẽ “rèn giũa” khả năng thích ứng công việc cũng như kỹ năng giao tiếp.

Vì vậy, nếu bạn vẫn đang là một nhân viên, chuyên viên hay trưởng nhóm Marketing, bên cạnh công việc được giao, nếu có cơ hội, hãy tham gia vào các công việc khác để hoàn thiện kỹ năng. Điều này sẽ giúp tích lũy kinh nghiệm thực tế cho bản thân, xây dựng hình ảnh cá nhân và tạo cơ hội được thăng chức lên trưởng phòng Digital Marketing nhanh chóng hơn.

5. Lộ trình thăng tiến trong ngành Marketing

5.1 Thực tập sinh Marketing

Đây là vị trí khởi đầu cho sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm. Thời gian thực tập thường khoảng 36 tháng. Thực tập sinh sẽ được đào tạo các công việc đơn giản như tiến hành khảo sát nghiên cứu, viết bài truyền thông, chuẩn bị sự kiện, tổ chức họp báo,…

Thực tập sinh Marketing là bước đầu để phát triển thành trưởng phòng Marketing

Các công ty luôn sẵn lòng đào tạo và tạo điều kiện để bạn học hỏi và tích lũy kinh nghiệm thực tế. Tuy các công việc và thu nhập ở cấp độ thực tập có thể không hấp dẫn, nhưng sẽ cung cấp cho bạn những hiểu biết cơ bản về ngành và các hoạt động marketing của một công ty.

5.2 Nhân viên – Chuyên viên Marketing

Bạn có thể bắt đầu với công việc nhân viên Marketing trong một doanh nghiệp vừa và nhỏ và sau khoảng 1 năm kinh nghiệm. Ngoài ra, sau một năm là khoảng thời gian hợp lý để đánh giá khách quan mức độ phù hợp của bạn đối với loại công việc Digital Marketing.

Hãy tự hỏi bản thân đã làm tốt chưa? Bạn có thực sự đam mê và quyết tâm đi theo con đường thăng tiến lên Digital Marketing Manager? Nếu câu trả lời là có, thì bạn hãy học thêm bằng Thạc sĩ về Digital Marketing. Sau 2 năm, bạn có thể đáp ứng được điều kiện ứng tuyển trưởng bộ phận Digital Marketing.

>>> Xem thêm: Nhân viên Digital Marketing làm gì? Mô tả công việc chi tiết

5.3 Trưởng bộ phận (Team Leader)

Trong các công ty lớn, bộ phận Marketing thường được chia thành các bộ phận nhỏ hơn, và mỗi bộ phận cần có một người lãnh đạo. Công việc của Team Leader là chỉ đạo, tổ chức và phân chia công việc của cấp dưới để đảm bảo hoàn thành công việc mà trưởng bộ phận giao. Nếu làm tốt công việc được giao thì sau 01 hoặc 02 năm bạn có thể thăng tiến từ Team Leader lên trưởng phòng Marketing.

Trưởng bộ phận Marketing là gì?

5.4 Trưởng phòng Marketing (Digital Marketing Manager)

Thay vì chờ đợi sự thăng tiến ở công ty cũ, bạn có thể tìm kiếm thông tin tuyển dụng từ bên ngoài và đăng ký xin việc bằng kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân. Khi đã là một chuyên viên Marketing lâu năm, bạn đã đủ điều kiện để ứng tuyển vào vị trí trưởng phòng Marketing. Vì đây là lộ trình mặc định nên bạn có thể dựa vào năng lực và tình hình của công ty để tiến hành rút ngắn thời gian lộ trình thăng tiến.

Lộ trình thăng tiến lên trưởng phòng Digital Marketing thường sẽ kéo dài khoảng 5 – 8 năm, đây là khoảng thời gian tương đối phổ biến tại các doanh nghiệp.

5.5 Giám đốc Marketing

Với ít nhất 7 – 8 năm kinh nghiệm và năng lực xuất sắc, bạn sẽ là ứng cử viên cho vị trí giám đốc Marketing. Lúc này, bạn sẽ quản lý và chịu trách nhiệm cho các hoạt động Marketing nòng cốt của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng, cho đến thực hiện báo cáo phân tích chi tiết về thị trường, khách hàng và đối thủ. Ngoài ra, bạn còn là đại diện truyền thông của công ty về việc ký kết, làm việc với các đối tác chính và xây dựng các mối quan hệ với các bên liên quan.

6. Mức lương Digital Marketing Manager

Mức lương Digital Marketing Manager

Khối lượng công việc lớn mỗi ngày khiến người đứng đầu bộ phận Digital Marketing  phải chịu áp lực liên tục, nhưng chế độ đãi ngộ và lương thưởng cho vị trí này cực kỳ hấp dẫn. Theo khảo sát của Đọc Ngẫm , mức lương cơ bản của Digital Marketing Manager dao động từ 12 – 20 triệu/tháng và  khoảng 25 – 40 triệu/tháng ở những công ty lớn.

Tuy nhiên, phần lớn công ty sẽ có thêm tiền thưởng cho những cá nhân hoàn thành tốt công việc, vì vậy thu nhập thực tế của một trưởng phòng Marketing có thể gấp 2 hoặc 3 lần mức lương cơ bản.

Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết “Làm thế nào để trở thành một Digital Marketing Manager chuyên nghiệp?”. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi Digital Marketing Manager là gì và công việc như thế nào. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm Digital Marketing Manager thì hãy truy cập vào trang web Đọc Ngẫm.vn để tìm hiểu chi tiết về yêu cầu tuyển dụng của từng công ty/doanh nghiệp nhé!

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại Đọc Ngẫm :

  • Việc làm Vĩnh Long
  • Tuyển sale
  • Việc làm Quảng Ngãi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *