Kỹ năng tập trung là gì? Cách rèn luyện khả năng tập trung

Kỹ năng tập trung là gì? Cách rèn luyện khả năng tập trung
0 Shares

Kỹ năng tập trung là gì?

Kỹ năng này không chỉ đòi hỏi việc kiểm soát tâm trí mà còn là khả năng lọc bỏ những yếu tố xao nhãng, từ đó giúp duy trì sự chú ý liên tục vào mục tiêu. Khi được rèn luyện thành thạo, kỹ năng tập trung sẽ cải thiện khả năng quản lý thời gian và giảm thiểu sai sót trong công việc.

Trong một ngày làm việc trung bình kéo dài 8 tiếng, không có gì đáng ngạc nhiên khi 54% số người thừa nhận thường xuyên mất tập trung tại văn phòng và 51% gặp vấn đề tương tự khi làm việc từ xa. Đáng chú ý, gần 9% người làm việc từ xa cho biết họ gặp khó khăn lớn, thậm chí không thể quay lại tập trung vào nhiệm vụ sau khi bị phân tâm. (Nguồn: Ienstore.co.uk).


Kỹ năng tập trung là khả năng hướng toàn bộ sự chú ý, tư duy và năng lượng vào một công việc cụ thể trong khoảng thời gian nhất định

Nguyên nhân gây mất sự tập trung

Mất tập trung có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, cả từ bên ngoài (khách quan) lẫn bên trong (chủ quan). Khi không thể tập trung, hiệu suất công việc giảm, cảm giác mệt mỏi và áp lực gia tăng. Dưới đây là hai loại nguyên nhân chính dẫn đến mất tập trung:

Nguyên nhân khách quan

Môi trường làm việc ồn ào

Những yếu tố như tiếng ồn, đồng nghiệp nói chuyện hoặc các thiết bị công nghệ liên tục thông báo có thể làm mất tập trung. Một môi trường không yên tĩnh sẽ khiến não bộ dễ bị cuốn vào các yếu tố ngoại vi thay vì tập trung vào công việc chính. Trong cuộc khảo sát 1.000 nhân viên văn phòng tại Vương quốc Anh, 65% người cho biết tiếng ồn tại nơi làm việc ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành công việc một cách chính xác và kịp thời của họ. Đây cũng là nguyên nhân lớn gây ra sự bất mãn tại nơi làm việc, tăng căng thẳng và giảm sức khỏe.

Thiết bị công nghệ

Một nghiên cứu từ Rise cho thấy, hơn một nửa (khoảng 52%) người Úc bị mất tập trung bởi điện thoại thông minh hoặc mạng xã hội trong giờ làm việc. Có thể thấy, sự phát triển của các thiết bị di động, mạng xã hội và thông báo từ các ứng dụng là nguồn gây xao nhãng lớn. Thói quen kiểm tra điện thoại liên tục hoặc đọc thông báo từ các ứng dụng có thể khiến não bộ mất đi nhịp làm việc. Trong đó, 30% thừa nhận dành 2 – 3 tiếng để lướt Internet cho các hoạt động không liên quan đến công việc.


Ồn ào từ môi trường xung quanh có thể làm mất đi sự tập trung

Nguyên nhân chủ quan

Thiếu ngủ hoặc căng thẳng

Khi cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ hoặc đang chịu căng thẳng quá mức, não bộ khó duy trì trạng thái tỉnh táo và tập trung lâu dài. Thiếu ngủ ảnh hưởng đến sự linh hoạt và hiệu quả của hoạt động thần kinh. Nghiên cứu từ các nhà khoa học tại Đại học bang Michigan (Mỹ) đã chỉ ra rằng, thiếu ngủ có thể khiến tỷ lệ mắc lỗi “giữ chỗ” tăng gấp đôi, trong khi số lần mất tập trung tăng lên gấp ba lần.

Sự thiếu động lực

Sự thiếu tập trung thường xuất hiện khi người lao động không tìm thấy ý nghĩa trong công việc hoặc không có động lực nội tại để hoàn thành công việc. Do đó, thiếu động lực là một yếu tố chính dẫn đến mất tập trung, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và hiệu quả công việc. Đồng thời, khiến não bộ giảm khả năng tập trung, mức năng lượng tinh thần suy giảm và khó khăn trong việc duy trì sự chú ý vào nhiệm vụ. 

Tình trạng sức khỏe

Việc khó khăn trong tập trung có thể xuất phát từ nhiều tình trạng sức khỏe tâm thần khác nhau, ảnh hưởng lớn đến khả năng xử lý công việc và các hoạt động hàng ngày. Những rối loạn như lo âu, trầm cảm, và rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) đều có thể làm suy giảm khả năng duy trì sự chú ý trong thời gian dài. Bên cạnh đó, thiếu ngủ, căng thẳng mãn tính và các bệnh lý mãn tính cũng là những yếu tố khiến sự tập trung trở nên rời rạc và không ổn định. Việc nhận diện và điều trị các vấn đề sức khỏe này không chỉ cải thiện hiệu suất làm việc mà còn tăng cường chất lượng cuộc sống tổng thể.

Xem thêm  3 ĐIỀU LÀM NÊN GIÁ TRỊ CỦA QUẢN LÝ CẤP TRUNG

Nạp nhiều đường hoặc chất béo

Nghiên cứu từ Đại học bang Ohio cho thấy những phụ nữ tiêu thụ một bữa ăn nhiều chất béo bão hòa có kết quả kém hơn trong các bài kiểm tra chú ý so với khi họ ăn một bữa ăn tương tự được chế biến từ chất béo không bão hòa. Bữa ăn có chất béo bão hòa khiến khả năng tập trung của họ giảm trung bình 11%, với nghiên cứu cho thấy chất béo bão hòa có thể thúc đẩy tình trạng viêm ảnh hưởng đến chức năng của não.


Thiếu ngủ hoặc mắc các bệnh mãn tính cũng là nguyên nhân làm giảm sự tập trung

Vì sao nên rèn khả năng tập trung cao độ?

Khả năng tập trung cao độ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất làm việc và cải thiện chất lượng cuộc sống. Khi rèn luyện được khả năng này, mỗi cá nhân có thể:

Tăng năng suất và hiệu quả công việc

Khả năng tập trung cao độ giúp loại bỏ các yếu tố gây phân tán tư tưởng, từ đó cho phép mỗi cá nhân có thể hoàn thành nhiều công việc hơn trong thời gian ngắn hơn. Khi tập trung vào một nhiệm vụ mà không bị gián đoạn, hiệu quả công việc sẽ được tối ưu, hạn chế sự sai sót và tiết kiệm thời gian. Điều này đặc biệt hữu ích với những ai đảm nhiệm các vị trí đòi hỏi tỉ mỉ và sáng tạo như Content Marketing, Digital, Marketing, Nghiên cứu thị trường (Market Research),…

Giảm căng thẳng và áp lực

Khi tập trung cao độ, não bộ dành toàn bộ nguồn lực vào một nhiệm vụ cụ thể, từ đó giảm thiểu sự gián đoạn và hoàn thành công việc nhanh hơn. Điều này giúp tránh tình trạng quá tải công việc, làm giảm khối lượng công việc chưa hoàn thành và hạn chế căng thẳng từ việc phải đối mặt với nhiều nhiệm vụ cùng lúc.

Cải thiện khả năng giải quyết vấn đề và ra quyết định

Tập trung cao độ giúp tăng cường khả năng tư duy logic và sáng tạo. Khi giữ sự chú ý liên tục vào một vấn đề, bạn sẽ dễ dàng phân tích, đánh giá và đưa ra quyết định chính xác hơn. Điều này đặc biệt quan trọng trong những tình huống yêu cầu sự tư duy sâu sắc và ra quyết định kịp thời.

Với các ban lãnh đạo khi thường xuyên phải đối mặt với những tình huống phức tạp và đa chiều, đòi hỏi sự tư duy sâu sắc và ra quyết định kịp thời. Khi duy trì sự tập trung liên tục vào một vấn đề, họ có thể phân tích tình huống một cách rõ ràng và logic, nhận diện các yếu tố quan trọng và đưa ra các giải pháp sáng tạo.


Sự tập trung cao độ giúp tăng năng suất làm việc hiệu quả

Cách rèn luyện khả năng tập trung

Thực hành Mindfulness

Mindfulness, hay còn gọi là Tỉnh thức, là một phương pháp giúp con người tập trung vào hiện tại, quan sát và nhận diện cảm xúc, suy nghĩ mà không bị cuốn theo chúng. Khi luyện tập Mindfulness, não bộ được kích thích để thay đổi các vùng liên quan đến việc định hướng sự chú tâm, giúp cải thiện khả năng tập trung và nhận thức. Nhờ đó, ta thể nhận ra khi nào mình đang bị xao nhãng và dễ dàng quay lại trạng thái chú tâm vào những điều quan trọng, đặc biệt trong giao tiếp. 

Đối với các nhà lãnh đạo hiện tại và tương lai, việc thường xuyên thực hành Mindfulness không chỉ cải thiện khả năng lắng nghe mà còn giúp thấu hiểu sâu sắc hơn cảm xúc và nhu cầu của người khác. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng mối quan hệ dựa trên sự đồng cảm, nâng cao hiệu suất công việc và nâng tầm năng lực lãnh đạo.

Search Inside Yourself (Lãnh đạo từ bên trong), chương trình đào tạo nổi tiếng toàn cầu được phát triển bởi Google và hiện có mặt tại Việt Nam qua đối tác độc quyền docngam.com-MLV (thành viên của Học viện Quản lý docngam.com), đã trở thành công cụ mạnh mẽ giúp các nhà lãnh đạo phát triển trí tuệ cảm xúc và kỹ năng lãnh đạo cần thiết. Dựa trên nền tảng các nghiên cứu khoa học tiên tiến, Search Inside Yourself (SIY) giúp học viên quản trị căng thẳng, nâng cao khả năng tập trung, phát huy tư duy sáng tạo và đối mặt hiệu quả với những thách thức trong công việc.

Từ đó, người học sẽ phát triển khả năng tự nhận thức và quản lý bản thân, cải thiện hiệu suất làm việc, giao tiếp và lãnh đạo hiệu quả hơn, đồng thời cảm nhận được sự bình an, hạnh phúc và sức mạnh nội tâm sâu sắc.

Xem thêm  Môi trường vi mô là gì? Sự ảnh hưởng và các yếu tố chính

Kỷ luật bằng kế hoạch cụ thể

Kỷ luật bản thân là yếu tố cốt lõi để duy trì sự tập trung, nhưng không phải ai cũng dễ dàng thực hiện được điều này. Một trong những cách hiệu quả để rèn luyện kỷ luật là lập kế hoạch cụ thể. Khi có một kế hoạch rõ ràng, bạn sẽ biết chính xác những gì cần phải hoàn thành, từ đó giúp giảm bớt sự xao lãng từ các yếu tố không cần thiết. Việc chia nhỏ công việc thành các nhiệm vụ cụ thể giúp não bộ dễ dàng xử lý từng phần thay vì cảm thấy bị quá tải bởi một khối lượng công việc lớn. Điều này giúp tạo ra mục tiêu cụ thể và tập trung hoàn thành từng phần một cách hiệu quả hơn. 

Cải thiện giấc ngủ

Giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tập trung của não bộ. Thiếu ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng mà còn khiến tư duy kém linh hoạt, dễ mất tập trung. Do đó, hãy đảm bảo bạn đã ngủ đủ 7-8 giờ mỗi đêm, đồng thời xây dựng một thói quen ngủ lành mạnh sẽ cải thiện đáng kể sự tập trung và hiệu suất làm việc.

Thường xuyên tập thể dục

Tập thể dục đều đặn giúp cải thiện lưu thông máu, cung cấp oxy cho não bộ, từ đó tăng cường sự tỉnh táo và tập trung. Các bài tập aerobic như chạy bộ, bơi lội, hoặc đạp xe có thể giúp giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng, giúp bạn duy trì được sự tập trung tốt hơn trong công việc hằng ngày.

Sử dụng Caffeine

Caffeine là chất kích thích tự nhiên có thể giúp cải thiện sự tập trung và tỉnh táo. Một lượng nhỏ caffeine từ cà phê, trà xanh hoặc socola đen có thể giúp não bộ hoạt động hiệu quả hơn trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng liều lượng và không lạm dụng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ.

Thư giãn mắt

Khi tập trung quá lâu vào màn hình máy tính hoặc tài liệu, mắt dễ bị mệt mỏi, gây ra sự suy giảm tập trung. Áp dụng quy tắc 20-20-20: Cứ sau 20 phút làm việc, hãy nhìn ra xa khoảng 20 feet (khoảng 6 mét) trong vòng 20 giây để thư giãn mắt. Điều này giúp giảm căng thẳng cho mắt và cải thiện khả năng tập trung.

Không làm nhiều việc cùng lúc

Mặc dù đa nhiệm có vẻ hiệu quả, nhưng nó thường làm giảm chất lượng công việc và sự tập trung. Thay vì làm nhiều việc cùng lúc, hãy tập trung vào hoàn thành từng nhiệm vụ một. Việc tập trung vào một việc duy nhất cho phép não bộ làm việc hiệu quả hơn, tránh tình trạng bị phân tán tư tưởng.

Ứng dụng phương pháp quả cà chua – Pomodoro

Phương pháp quả cà chua – Pomodoro là phương pháp giúp điều trị “căn bệnh mãn tính” khó tập trung, được Francesco Cirillo phát minh từ năm 1980. Theo đó, phương pháp này khuyến khích chia thời gian làm việc thành các khoảng ngắn (khoảng 25 phút) xen kẽ với các khoảng nghỉ ngắn (5 phút). Sau mỗi 4 Pomodoro, có thể nghỉ dài hơn (15-30 phút). Phương pháp này giúp não bộ làm việc với cường độ cao trong thời gian ngắn, giúp duy trì sự tập trung mà không bị mệt mỏi.

Bên cạnh việc cải thiện khả năng tập trung, phương pháp này còn hỗ trợ quản lý thời gian hiệu quả. Với Pomodoro, người thực hiện có thể đo lường chính xác thời gian dành cho từng nhiệm vụ và dễ dàng phân chia công việc theo mức độ ưu tiên. Qua đó, kiểm soát được tiến độ công việc, tránh tình trạng làm việc quá sức hoặc bị ngắt quãng do phân tâm.  

Chơi trò chơi rèn luyện trí não

Các trò chơi rèn luyện trí não như Sudoku, trò chơi giải đố hoặc cờ vua giúp cải thiện khả năng tư duy và tăng cường khả năng tập trung. Những trò chơi này không chỉ giúp thư giãn mà còn phát triển khả năng tư duy logic, xử lý thông tin và nâng cao trí nhớ, hỗ trợ quá trình làm việc và học tập hiệu quả hơn.


Có thể uống chút Cafe để lấy lại sự tỉnh táo và tập trung cho công việc

Kỹ năng tập trung đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất làm việc và đạt được thành công cá nhân. Việc duy trì thói quen tập trung không chỉ giúp bạn hoàn thành công việc một cách hiệu quả mà còn góp phần giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Hãy bắt đầu từ những bước nhỏ và kiên trì rèn luyện, bạn sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt trong năng lực tập trung của mình.

>> Tìm hiểu thêm:

  • Kỹ năng giao tiếp là gì? Cách cải thiện khả năng giao tiếp
  • Kỹ năng lãnh đạo là gì? Các kỹ năng cần có của một nhà lãnh đạo
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề? Cách giải quyết vấn đề hiệu quả
  • Kỹ năng quan sát là gì? Cách rèn luyện khả năng quan sát
  • Kỹ năng teamwork là gì? Tầm quan trọng của làm việc nhóm
  • Kỹ năng tư duy phản biện? Cách nâng cao tư duy phản biện
  • Kỹ năng kiểm soát cảm xúc? Cách làm chủ cảm xúc của bản thân

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *