Kỹ năng chuyên môn là gì? Tầm quan trọng và cách cải thiện

Kỹ năng chuyên môn là gì? Tầm quan trọng và cách cải thiện
0 Shares

Kỹ năng chuyên môn là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển sự nghiệp của mỗi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách vận dụng và cải thiện phương diện này. Nếu bạn cũng đang gặp phải vấn đề tương tự thì đừng bỏ lỡ bài viết sau!

Tìm hiểu về kỹ năng chuyên môn
Tìm hiểu về kỹ năng chuyên môn và cách cải thiện hiệu quả

I. Kỹ năng chuyên môn là gì?

Để hiểu rõ hơn về kỹ năng chuyên môn, trước hết bạn cần điểm qua những thông tin sau.

1. Khái niệm kỹ năng chuyên môn

Kỹ năng chuyên môn là một tập hợp gồm các kỹ năng và kiến thức đặc thù mà cá nhân cần phát triển trong một lĩnh vực hoặc ngành nghề cụ thể. Đây là những kỹ năng trực tiếp liên quan đến thực hiện công việc cũng như những đóng góp hiệu quả của họ trong lĩnh vực đó.

Ví dụ về kỹ năng chuyên môn ở lĩnh vực kỹ thuật, đó có thể là khả năng thiết kế mạch điện, lập trình hoặc khả năng ứng dụng trong những ngành nghề cụ thể như cơ khí, điện tử cũng được xem là kỹ năng chuyên môn.

Khái niệm kỹ năng chuyên môn
Định nghĩa về khả năng chuyên môn

Vậy kỹ năng chuyên môn tiếng Anh là gì? Theo từ điển Anh – Việt, kỹ năng chuyên môn trong tiếng Anh được dịch sát nghĩa nhất là “specialist skill”. Mỗi lĩnh vực đều có những kỹ năng chuyên môn đặc trưng mà người làm việc trong ngành đó cần phải phát triển để trở thành chuyên gia và đạt được thành tích cao nhất.

Xem thêm: Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm cái nào quan trọng hơn?

2. Các yếu tố cấu thành kỹ năng chuyên môn

Kỹ năng chuyên môn được tạo nên từ 3 yếu tố chính, cụ thể:

  • Kỹ năng cứng: Hay còn được gọi là hard skills, là những kỹ năng cụ thể, dễ đo lường và thường được học thông qua các khóa học, đào tạo hoặc trau dồi kinh nghiệm làm việc. Kỹ năng cứng thường là kiến thức chuyên môn, kỹ năng kỹ thuật hoặc khả năng sử dụng các công cụ, phần mềm và thiết bị đặc biệt trong từng lĩnh vực. Ví dụ như kỹ năng lập trình, quản lý dự án hoặc khả năng sử dụng ngoại ngữ.
  • Kỹ năng mềm: Hoặc soft skills, bao gồm các kỹ năng phi kỹ thuật như giao tiếp, lãnh đạo, làm việc nhóm, quản lý thời gian và giải quyết vấn đề. Những kỹ năng này không dễ đo lường và thường được phát triển qua kinh nghiệm sống và làm việc. Kỹ năng mềm thường liên quan đến cách làm việc hiệu quả, tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi và tương tác với người khác.
Các yếu tố cấu thành kỹ năng chuyên môn
Đâu là những yếu tố tạo nên kỹ năng chuyên môn?
  • Phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp: Yếu tố này cung cấp nền tảng đạo đức và phạm vi áp dụng cả kỹ năng cứng và mềm. Những phẩm chất này có thể là tính trung thực, tinh thần tận tâm, trách nhiệm đối với khách hàng và đồng nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc có được lòng tin và sự tín nhiệm của mọi người xung quanh.

II. Tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng chuyên môn

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc trau dồi và phát triển kỹ năng chuyên môn khi điều này mang đến những cơ hội không nhỏ với mỗi cá nhân.

1. Mở rộng cơ hội thăng tiến

Khi sở hữu năng lực xuất sắc, chắc chắn bạn sẽ trở nên nổi bật hơn so với những đồng nghiệp khác. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ được tín nhiệm giao cho những trọng trách to lớn và con đường thăng tiến cũng nhờ vậy mà rộng mở hơn.

Mở rộng cơ hội thăng tiến
Kỹ năng chuyên môn tốt giúp mở rộng cơ hội thăng tiến

2. Nâng cao hiệu suất làm việc

Chắc chắn người có kỹ năng chuyên môn tốt sẽ hoàn thành công việc một cách hiệu quả và chuyên nghiệp hơn. Ngoài ra, sự am hiểu chuyên sâu về lĩnh vực cụ thể cũng giúp bạn đưa ra quyết định thông minh và tạo ra sản phẩm, dịch vụ đạt được chất lượng cao.

Xem thêm  Y sĩ là gì? Mô tả công việc, yêu cầu và cơ hội việc làm của Y sĩ

3. Tăng khả năng cạnh tranh giữa thị trường lao động

Trong một thị trường lao động cạnh tranh gay gắt như hiện nay, kỹ năng chuyên môn tốt đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra lợi thế cho mỗi cá nhân. Sở hữu những kỹ năng đặc biệt hoặc đáp ứng được yêu cầu cao trong một lĩnh vực cụ thể sẽ giúp bạn trở thành ứng viên hàng đầu và có nhiều cơ hội để phát triển nghề nghiệp.

Tăng khả năng cạnh tranh giữa thị trường lao động
Kỹ năng chuyên môn giúp bạn tăng khả năng cạnh tranh giữa thị trường lao động

Xem thêm: Những công việc lương cao cho nữ ở Việt Nam không thể bỏ qua

III. Sự khác nhau giữa kỹ năng chuyên môn và kiến thức chuyên môn

Hiện tại có khá nhiều người vẫn đang thắc mắc liệu kỹ năng chuyên môn và kiến thức chuyên môn có giống nhau không và đâu là điểm khác biệt giữa hai khái niệm này. Câu trả lời sẽ có trong bảng so sánh sau.

Yếu tốKỹ năng chuyên mônKiến thức chuyên môn
Định nghĩaLà khả năng làm việc thực tiễn trong một lĩnh vực cụ thể.Là khả năng hiểu biết và nhận thức về những lý thuyết chuyên môn cụ thể.
Bản chấtĐược trau dồi thông qua thực hành và kinh nghiệm.Được tiếp thu thông qua giảng dạy lý thuyết, học thuật.
Ví dụKỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực IT: khả năng viết mã, giải quyết ngôn ngữ lập trình, phân tích,…Kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực lập trình: hiểu biết ngôn ngữ lập trình Python, JavaScript,…
Học tậpCần thực hành qua một thời gian để nâng cao.Cần nghiên cứu và tham gia các khóa học giảng dạy để tiếp thu.
Đánh giáĐược đánh giá bằng hiệu suất thực tế.Được đánh giá bằng việc sử dụng những phương pháp kiểm tra bài luận hoặc vấn đáp.

IV. Các cách cải thiện kỹ năng chuyên môn

Nếu vẫn đang gặp khó trong quá trình cải thiện những kỹ năng chuyên môn, bạn có thể tham khảo những gợi ý sau.

1. Xác định lĩnh vực muốn phát triển

Trước hết, quan trọng nhất là phải xác định rõ lĩnh vực chuyên môn mà bạn muốn phát triển. Điều này đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng về các yếu tố như sở thích cá nhân, năng lực, và cơ hội nghề nghiệp để đưa ra quyết định đúng đắn nhất. Bằng cách tập trung vào một lĩnh vực cụ thể, bạn có thể tận dụng hết tài nguyên và thời gian của mình để nghiên cứu, học tập và thực hành trong lĩnh vực đó.

Xác định lĩnh vực muốn phát triển
Cần xác định lĩnh vực muốn phát triển

2. Không ngừng học tập

Một điều quan trọng không kém đó là bạn cần phải nỗ lực học tập không ngừng. Việc này bao gồm cả đọc sách, tài liệu, bài viết chuyên ngành và theo dõi các nguồn thông tin mới nhất về lĩnh vực mà bạn quan tâm. Đồng thời, bạn cũng có thể tham gia các khóa học trực tuyến, hội thảo hoặc các khóa đào tạo để nắm bắt những kỹ năng mới và cập nhật kiến thức của mình.

Xem thêm: Các kỹ năng trong CV giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng

3. Áp dụng và rút kinh nghiệm

Việc mắc phải những lỗi sai trong thời gian đầu là điều khó tránh khỏi nhưng quan trọng là bạn có thể nhận thấy những khuyết điểm và biết cách cải thiện chúng. Đừng ngại mang những gì mình đã học được ra thử sức với những vấn đề nan giải vì chính điều này sẽ giúp bạn tiến bộ một cách nhanh chóng nhất.

Áp dụng và rút kinh nghiệm
Không ngừng thực hành và rút kinh nghiệm

4. Tìm kiếm người hướng dẫn

Người hướng dẫn có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ bạn xác định những nguồn tài liệu học tập phù hợp, cung cấp những tình huống thực hành cụ thể đồng thời hỗ trợ đưa ra phản hồi giúp bạn nắm bắt kiến thức một cách hiệu quả. Thông thường, họ là những người sở hữu kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực của mình và có thể chia sẻ những phương pháp vận dụng trong quá trình phát triển kỹ năng chuyên môn.

Một người hướng dẫn có tâm và có tầm cũng có khả năng giới thiệu bạn với mạng lưới quen biết của họ, tạo điều kiện giúp bạn kết nối với những người khác trong cùng lĩnh vực từ đó mang lại cơ hội học hỏi và phát triển dài hạn trong tương lai.

Xem thêm  10+ Mẫu CV English Teacher chuyên nghiệp, thu hút nhà tuyển dụng
Tìm kiếm người hướng dẫn
Hãy tìm cho mình một mentor

5. Tham gia vào cộng động chuyên môn

Tham gia vào cộng đồng chuyên môn thông qua các diễn đàn, nhóm trò chuyện hoặc mạng xã hội chuyên ngành là một cách hiệu quả để chia sẻ ý kiến, hỏi đáp và học hỏi từ những người cùng lĩnh vực. Đồng thời, việc này cũng bạn giúp mở rộng mạng lưới mối quan hệ, tạo ra cơ hội mới trong sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp.

6. Thực hiện đánh giá định kỳ

Hãy tự đánh giá những gì mình đã học được bằng những cuộc kiểm tra định kỳ. Bạn có thể tìm kiếm các dự án, bài tập hoặc vấn đề thực tế trong lĩnh vực đang quan tâm và thực hành để rèn luyện kỹ năng của mình. Bằng cách áp dụng lý thuyết vào thực tế, bạn sẽ dần nắm được cách giải quyết các vấn đề phức tạp, phát triển cái nhìn đa chiều và từ đó nâng cao kỹ năng chuyên môn của mình.

Thực hiện đánh giá định kỳ
Hãy thường xuyên thực hiện đánh giá định kỳ

Xem thêm: Top 19 công việc làm thêm cho dân văn phòng hấp dẫn, lương cao

V. Một số ngành nghề yêu cầu kỹ năng chuyên môn cao

Vậy đâu là những vị trí công việc đòi hỏi kỹ năng chuyên môn vững chắc? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

1. Ngành y tế

Bác sĩ, y tá, dược sĩ hay các nhân viên y tế đều được yêu cầu rất cao các kiến thức chuyên môn cùng kinh nghiệm dày dặn về y học để chẩn đoán, điều trị và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh một cách chính xác nhất.

Xem thêm: Bật mí 3 cách viết CV cho sinh viên mới ra trường cực chuẩn

2. Ngành giáo dục

Giáo viên, giảng viên cần có kiến thức và kỹ năng chuyên môn về một lĩnh vực cụ thể để truyền đạt kiến thức cho học sinh, sinh viên.

Đâu là những ngành nghề đòi hỏi kỹ năng chuyên môn
Những ngành nghề đòi hỏi kỹ năng chuyên môn

3. Ngành kỹ thuật

Kỹ sư, kiến trúc sư hay những kỹ thuật viên cần phải có kiến thức và kỹ năng chuyên môn về kỹ thuật để thiết kế, thi công và bảo trì các công trình, sản phẩm một cách hiệu quả, tránh gây ra các sự cố không mong muốn.

4. Ngành luật

Luật pháp và tư vấn pháp lý cũng là những ngành nghề đòi hỏi lượng kiến thức khổng lồ về pháp luật, nghiên cứu pháp lý, viết văn bản pháp lý cũng như khả năng phân tích và giải quyết các vấn đề một cách nhạy bén và chính xác.

Ngành luật
Kỹ năng chuyên môn được yêu cầu ở nhiều vị trí

Xem thêm: Con gái nên học nghề gì để dễ xin việc, có thu nhập ổn định?

5. Ngành công nghệ thông tin

Lập trình viên, thiết kế web, quản trị mạng là những người có sự am hiểu kỹ lưỡng về công nghệ thông tin để phát triển, quản lý các hệ thống thông tin và biết cách điều hướng các thuật ngữ khi cần thiết.

6. Ngành thiết kế, sáng tạo nghệ thuật

Trong nghệ thuật và thiết kế, kỹ năng chuyên môn có thể bao gồm thiết kế đồ họa, thiết kế sản phẩm, thiết kế trang web, nhiếp ảnh, hội họa, điêu khắc và đa dạng các kỹ năng khác. Nếu làm việc trong lĩnh vực này, bạn có thể chọn cho mình một trường phái cụ thể và tập trung phát triển năng lực bản thân.

Kỹ năng chuyên môn được yêu cầu ở nhiều vị trí
Hiện nay kỹ năng chuyên môn được yêu cầu khá cao

VI. Cách thể hiện kỹ năng chuyên môn ấn tượng trên CV

Dưới đây sẽ là một số gợi ý giúp bạn thể hiện tốt nhất những kỹ năng chuyên môn của mình trong CV khi ứng tuyển tìm việc làm:

  • Hãy bắt đầu với những kỹ năng quan trọng nhất đối với vị trí ứng tuyển để giúp nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt hơn về bạn.
  • Sử dụng ngôn ngữ cụ thể và có thể đo lường được thay vì chỉ nêu ra các kỹ năng chung chung. Ví dụ, thay vì nói “kỹ năng tin học tốt” thì hãy nêu rõ “thành thạo các phần mềm Microsoft Office, có kinh nghiệm sử dụng Photoshop và Illustrator”.
  • Cung cấp ví dụ cụ thể về việc áp dụng các kỹ năng trong công việc để thuyết phục nhà tuyển dụng về khả năng của mình. Chẳng hạn như bạn đã từng sử dụng kỹ năng phân tích dữ liệu để cải thiện hiệu quả của chiến dịch Marketing.
  • Đảm bảo các kỹ năng liệt kê phù hợp với yêu cầu của vị trí ứng tuyển để gia tăng cơ hội được nhà tuyển dụng đánh giá cao.
Cách thể hiện kỹ năng chuyên môn ấn tượng trên CV
Thể hiện kỹ năng chuyên môn trong CV hiệu quả

Lời kết

Hẳn là qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ hơn về khái niệm kỹ năng chuyên môn cũng như những cách thức phát triển hiệu quả. Đừng quên theo dôi docngam.com để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về mua bán nhà đất, tìmviệc làm, phong thùycông nghệ bạn nhé.

Có thể bạn chưa biết:

  • Kỹ năng cứng là gì? Bật mí cách rèn luyện kỹ năng cứng hiệu quả
  • Kỹ năng làm việc độc lập cho người muốn thành công
  • Năng lực là gì? Toàn tập từ điển năng lực

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *